Bài kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh An

Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên?

A. Được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.

B. Đàn ông thường đóng khố, ở trần; trời lạnh khoác thêm tấm choàng.

C. Đồng bào Tây Nguyên thường mặc áo bà ba, đội khăn rằn.

D. Phụ nữ thường mặc áo chui đầu, váy tấm,...

Câu 2. Anh hùng N’Trang Lơng là người dân tộc nào?

A. Mnông. B. Ba Na. C. Gia Rai. D. Cơ Ho.

Câu 3. Loại nhạc cụ nào của đồng bào Tây Nguyên được đề cập đến trong câu đố sau?

“Lưng bằng cái thúng,

Bụng bằng quả bòng,

Nằm võng đòn cong,

Vừa đi vừa hát?”

A. Đàn Tơ-rưng. B. Cồng chiêng. C. Khèn. D. Đàn Nhị.

Câu 4. Di sản văn hóa phi vật thể nào của đồng bào Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2006?

A. Nghệ thuật bài chòi. B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

C. Đờn ca tài tử. D. Lễ mừng cơm mới của đồng bào Xinh Mun.

doc 4 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_lich_su_va_dia_li_lop_4_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh An

  1. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Số báo danh: Người Người NĂM HỌC: 2023 - 2024 Phòng thi: coi chấm Điểm: . Môn Lịch sử - Địa lí - Lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút Bằng chữ: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên? A. Được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ. B. Đàn ông thường đóng khố, ở trần; trời lạnh khoác thêm tấm choàng. C. Đồng bào Tây Nguyên thường mặc áo bà ba, đội khăn rằn. D. Phụ nữ thường mặc áo chui đầu, váy tấm, Câu 2. Anh hùng N’Trang Lơng là người dân tộc nào? A. Mnông. B. Ba Na. C. Gia Rai. D. Cơ Ho. Câu 3. Loại nhạc cụ nào của đồng bào Tây Nguyên được đề cập đến trong câu đố sau? “Lưng bằng cái thúng, Bụng bằng quả bòng, Nằm võng đòn cong, Vừa đi vừa hát?” A. Đàn Tơ-rưng. B. Cồng chiêng. C. Khèn. D. Đàn Nhị. Câu 4. Di sản văn hóa phi vật thể nào của đồng bào Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2006? A. Nghệ thuật bài chòi. B. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. C. Đờn ca tài tử. D. Lễ mừng cơm mới của đồng bào Xinh Mun. Câu 5. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên? A. Tái hiện các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên. B. Được tổ chức luân phiên hằng năm tại 5 tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên. C. Góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng sự đoàn kết giữa các dân tộc.
  2. D. Chủ nhân của không gian văn hóa cồng chiêng là các dân tộc: Kinh, Thái Câu 6. Vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lớn nhất cả nước là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Tây Nguyên. C. Nam Bộ. D. Duyên hải miền Trung. Câu 7. Vùng Nam Bộ có nhiều dân tộc cùng sinh sống, như: A. Ba Na, Gia Rai, Cơ Ho, B. Kinh, Hoa, Chăm, Khmer C. Lô Lô, Hà Nhì, Cơ Tu D. Dao, Thái, Ba Na, Cơ Ho, Câu 8. Lý do nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa lớn nhất cả nước? A. Có đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ. B. Nguồn nước dồi dào, khí hậu thuận lợi. C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại. D. Lúa nước là loại cây trồng duy nhất ở đây. Câu 9. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu của người dân Nam Bộ là A. chợ nổi. B. chợ phiên vùng cao. C. chợ tình. D. chợ đêm. Câu 10. Nữ anh hùng tiêu biểu của nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ là A. Bùi Thị Xuân. B. Lê Chân. C. Nguyễn Thị Minh Khai. D. Nguyễn Thị Định. Câu 11. Trong quá khứ, thành phố Hồ Chí Minh còn có tên gọi khác là A. Gia Định. B. Đông Kinh. C. Tây Đô. D. Đông Đô. Câu 12. Công trình nào dưới đây không thuộc địa đạo Củ Chi? A. Hầm quân y. B. Hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri. C. Hầm chông. D. Hầm giải phẫu. Câu 13. Bếp Hoàng Cầm có nhiều đường rãnh thoát khói, nối liền với lò bếp, bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Đặc điểm này giúp làm tan loãng khói bếp khi nấu ăn, nhằm A. thu hút sự chú ý của quân địch. B. tránh sự phát hiện của quân địch. C. tiêu diệt, ngăn quân địch tới gần. D. nghi binh, lừa địch vào trận địa mai phục. Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng về Địa đạo Củ Chi? A. Là công trình dưới lòng đất, phục vụ cho kháng chiến chống Mỹ.
  3. B. Là công trình phòng thủ, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp. C. Có hệ thống đường hầm dài hàng trăm ki-lô-mét. D. Có những công trình phục vụ cho sinh hoạt của người dân. B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Nêu đặc điểm về đất và sông ngòi của vùng Nam Bộ. Câu 2 (1,0 điểm): Hãy vẽ trục thời gian thể hiện một số sự kiện lịch sử tiêu biểu ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh