Bộ 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Câu 1/ (1 điểm) Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt tại:
A/ Hoa Lư
B/ Thăng Long
C/ Hà Nội
D/ Phú Xuân
Câu 2/ (1 điểm) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy niên hiệu là :
A/ Ngô Vương
B/ Thái Bình
C/ Lê Đại Hành
D/ Hoà Bình
Câu 3/ (1 điểm) Điền từ ngữ: (thắng lợi, kháng chiến, độc lập, lòng tin, niềm tự hào) vào chỗ chấm cho thích hợp
Cuộc……………………chống quân Tống xâm lược…………………. …………
đã giữ vững được nền…………………………..của nước nhà và đem lại cho
nhân dân
ta…………………………… , ………………………………..ở sức mạnh của dân
tộc.
Câu 4/ (1 điểm) Hãy nối tên nước ở cột A với tên các nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bo_10_de_thi_chat_luong_hoc_ki_1_mon_lich_su_dia_li_lop_4_na.pdf
Nội dung text: Bộ 10 đề thi chất lượng học kì 1 môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- Đề thi Học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 năm 2021 - 2022 có đáp án (10 đề) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 1) A. Phần Lịch Sử Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1/ (1 điểm) Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt tại: A/ Hoa Lư B/ Thăng Long C/ Hà Nội D/ Phú Xuân Câu 2/ (1 điểm) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua lấy niên hiệu là : A/ Ngô Vương B/ Thái Bình C/ Lê Đại Hành D/ Hoà Bình Câu 3/ (1 điểm) Điền từ ngữ: (thắng lợi, kháng chiến, độc lập, lòng tin, niềm tự hào) vào chỗ chấm cho thích hợp
- Cuộc chống quân Tống xâm lược . đã giữ vững được nền của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta , ở sức mạnh của dân tộc. Câu 4/ (1 điểm) Hãy nối tên nước ở cột A với tên các nhân vật lịch sử ở cột B sao cho đúng. A B A/ Văn Lang 1/ Đinh Bộ Lĩnh B/ Âu Lạc 2/ Vua Hùng C/ Đại Cồ Việt 3/ An Dương Vương D/ Đại Việt 4/ Lý Thánh Tông Câu 5/ (1 điểm) Em hãy trình bày trận đánh trên sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy chống quân Tống xâm lược. B. Phần Địa Lí Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1/ (1 điểm) Trung du Bắc Bộ là vùng: A/ Có thế mạnh về đánh cá. B/ Có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước ta. C/ Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. D/ Có thế mạnh về khai thác khoáng sản.
- Câu 2/ (1 điểm) Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi: A. Dãy núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. B. Dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu C. Dãy núi với các đỉnh tròn, sườn thoải. D. Dãy núi với các đỉnh tròn, sườn dốc. Câu 3/ (1 điểm) Điền các từ ngữ trong ngoặc vào chỗ trống cho phù hợp (công nghiệp; lũ lụt; nương rẫy; môi trường) Việc khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm . , mở rộng diện tích trồng cây . một cách không hợp lí không chỉ làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn, hạn hán và .tăng, ảnh hưởng xấu đến và sinh hoạt của con người. Câu 4/ (1 điểm) Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp? A B a) Ruộng bậc thang được làm 1. dân cư đông đúc nhất nước ta. b) Đất ba dan, tơi xốp 2. thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. c) Dân tộc Thái, Dao, Mông 3. sống ở Hoàng Liên Sơn. d) Đồng bằng Bắc Bộ là nơi 4. ở sườn núi. Câu 5/ (1 điểm) Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Em hãy giải thích vì sao họ lại trồng những loại cây đó ?
- Đáp án bài kiểm tra A. Phần Lịch Sử Câu 1: (1 điểm) B/ Thăng Long Câu 2: (1 điểm) B/ Thái Bình Câu 3: Mỗi từ đúng được 0,25 điểm Thứ tự cần điền (kháng chiến, thắng lợi, độc lập, niềm tự hào, lòng tin). Câu 4: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm A/ Văn Lang → 2/ Vua Hùng B/ Âu Lạc → 3/ An Dương Vương C/ Đại Cồ Việt → 1/ Đinh Bộ Lĩnh D/ Đại Việt → 4/ Lý Thánh Tông Câu 5: (1 điểm) Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công. Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy. B. Phần Địa Lí Câu 1: (1 điểm) C/ Có thế mạnh về trồng chè và cây ăn quả. Câu 2: (1 điểm) B. Dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu Câu 3: Mỗi từ đúng được 0,25 điểm
- Thứ tự cần điền (nương rẫy; công nghiệp; lũ lụt; môi trường) Câu 4: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm A/ Ruộng bậc thang được làm → 4/ ở sườn núi. B/ Đất ba dan, tơi xốp → 2/ thích hợp trồng CCN lâu năm. C/ Dân tộc Thái, Dao, Mông → 3/ sống ở Hoàng Liên Sơn. D/ Đồng bằng BB là nơi → 1/ dân cư đông đúc nhất nước ta. Câu 5: (1 điểm) - Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè . - Đó là những cây công nghiệp lâu năm, rất phù hợp với vùng đất đỏ ba dan, tươi tốt, phì nhiêu. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 2) A. Phần Lịch Sử Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng a, Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? A. Khoảng năm 700 B. Khoảng năm 700 TCN C. Khoảng năm 700 SCN D. Năm 179 TCN
- b, Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? A. Hai Bà Trưng căm thù quân xâm lược. B. Thi Sách ( chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định giết hại. C. Căm thù quân xâm lược, Thi Sách ( chồng bà Trưng Trắc) bị Tô Định giết hại. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. c, Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? A. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ B. Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Trần Cảnh. C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. D. Mọi việc trong triều đều do Trần Thủ Độ quyết định. d, Lý Thường Kiệt đem quân sang đánh quân Tống thể hiện điều gì? A. Chủ động chặn thế mạnh của giặc. B. Hấp tấp, vội vàng trong việc dùng binh. C. Chủ quan , khinh địch. D. Cả B và C đều đúng. Câu 2. Điền mốc thời gian đã cho tương ứng với các sự kiện lịch sử cho thích hợp (Năm 981, Năm 968, Năm 40, Năm 938): 1. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. 2. Quân Tống xâm lược nước ta lần thứ nhất. 3. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
- B. Thành phố Đà Nẵng C. Thành phố Nha Trang D. Thành phố Đà Lạt Câu 11(2 điểm): Nối ý ở cột A với mỗi ý ở cột B sao cho phù hợp: (Mức 3) A. Đặc điểm tự nhiên ở Tây Nguyên B. Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên 1. Có các cao nguyên được phủ đất đỏ A. Khai thác sức nước Ba-dan 2. Có nhiều loại rừng B. Khai thác gỗ và lâm sản 3. Là nơi bắt nguồn nhiều con sông C. Chăn nuôi gia súc 4. Có nhiều đồng cỏ lớn D. Trồng cây công nghiệp lâu năm II. TỰ LUẬN: Câu 12(1 điểm): Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp? Nêu đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ. (Mức 4) Đáp án A. Phần Lịch Sử I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án trả lời đúng được 0,5 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5
- Đáp án B C A D A-1 B-4 C-2 D-3 II. TỰ LUẬN: Câu 6 (1 điểm): Vì Đại La là vùng đất trung tâm của đất nước, đất đai bằng phẳng, màu mỡ, dân cư không khổ vì ngập lụt. B. Phần Địa Lí I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án trả lời đúng được 0,5 điểm Câu hỏi 7 8 9 10 11 Đáp án B C A D 1-D 2-B 3-A 4-C II. TỰ LUẬN: Câu 12: (1 điểm) - Đồng bằng Bắc Bộ do Sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp (0,25đ) - Đặc điểm của ĐBBB: ĐBBB có dạng hình tam giác, với đỉnh Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển, ĐB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi bồi đắp, ven sông có đê để ngăn lũ (0,75đ). Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút
- (Đề 6) A. Phần Lịch Sử Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn là đúng nhất. (từ câu 1 đến câu 2) Câu 1/ Nước Văn Lang tồn tại qua bao nhiêu đời vua Hùng ? a. Mười sáu b. Mười bảy c. Mười tám d. Mười chín. Câu 2/ Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở đâu ? a. Sông Hát b. Sông Hòa Bình. c. Sông Hồng. d. Sông Bạch Đằng. 3/ Điền tên nhân vật lịch sử thích hợp vào chỗ trống Nhân vật lịch sử Sự kiện lịch sử Được gọi là Thập đạo tướng quân trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. Chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. Câu 4/ Sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi, ông đã đặt tên nước lúc bấy giờ là gì ? Đóng đô ở đâu ?
- Câu 5/ Từ ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, em yêu thêm những truyền thống văn hóa tốt đẹp nào của đất nước ta ? Là một học sinh, em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu đó? B. Phần Địa Lí Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn là đúng nhất. (từ câu 1 đến câu 2) Câu 1/ Đâu là danh lam thắng cảnh ở Hà Nội ? a. Hồ Ba Bể b. Hồ Xuân Hương c. Hồ Con Rùa d. Hồ Hoàn Kiếm Câu 2/ Biểu tượng của vùng trung du Bắc Bộ là: a. Rừng cao su, đồi cà phê. b. Rừng cọ, đồi chè. c. Rừng cao su, đồi chè. d. Rừng cọ, đồi cà phê. Câu 3/Nối các hoạt động sản xuất tương ứng với từng vùng miền ở hai cột sau: Vùng miền Hoạt động sản xuất Trồng ruộng bậc thang Hoàng Liên Sơn Khai thác sức nước làm thủy điện
- Thế mạnh là trồng cây ăn quả Tây Nguyên Khai thác a-pa-tít nhiều nhất nước ta Thế mạnh là trồng cây công nghiệp lâu năm Câu 4/ Hãy kể tên 2 làng nghề ở nước ta mà em biết và sản phẩm thủ công nổi tiếng của 2 làng nghề đó. Câu 5/ Đà Lạt được gọi là “Thành phố ngàn hoa”. Theo em, chúng ta cần làm gì để Đà Lạt luôn xứng đáng với tên gọi “Thành phố ngàn hoa”? Đáp án bài kiểm tra A. Phần Lịch Sử Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.( Từ câu 1 đến câu 2) Câu 1-C, 2-A: Khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm Câu 3: Điền tên nhân vật lịch sử thích hợp vào chỗ trống Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Nhân vật lịch Sự kiện lịch sử sử Lê Hoàn Được gọi là Thập đạo tướng quân trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. Lý Thường Chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. Kiệt Câu 4: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm - Nước Đại Cồ Việt - Đóng đô ở Hoa Lư
- Câu 5: Từ ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, em yêu thêm những truyền thống văn hóa tốt đẹp nào của đất nước ta ? - Đoàn kết - Tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm Là một học sinh, em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu đó? Hs trả lời phù hợp câu hỏi được 1 điểm B. Phần Địa Lí Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.( Từ câu 1 đến câu 2) Câu 1-D, 2-B: khoanh đúng mỗi ý được 0,5 điểm Câu 3: Hãy nối các hoạt động sản xuất tương ứng với từng vùng miền ở hai cột sau: Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm Vùng miền Hoạt động sản xuất Hoàng Liên Sơn Trồng ruộng bậc thang Khai thác a-pa-tít nhiều nhất nước ta Tây Nguyên Khai thác sức nước làm thủy điện Thế mạnh là trồng cây công nghiệp lâu năm Câu 4 : Hãy kể tên 2 làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết. - Làng Bát Tràng : gốm, sứ. - Làng Đông Hồ : tranh.
- - Làng Vạn Phúc : lụa. - Nêu đúng 1 làng nghề và 1 sản phẩm thủ công nổi tiếng của làng nghề đó được 0,5 đ Câu 5: Vì sao Đà Lạt được gọi là ” Thành phố ngàn hoa” - Không xả rác - Trồng thêm nhiều cây, hoa - Nhắc nhở mọi người ý thức bảo vệ môi trường Mỗi ý đúng được 0,5 điểm (2 ý/ 1đ) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 7) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: (0,5đ) Vua Lý Thái Tổ dời đô ra thành Đại La vào năm? A. Năm 1011 B. Năm 1226 C. Năm 1010
- D. Năm 1076 Câu 2: (0,5đ) Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân, thống nhất lại đất nước năm nào? A. Năm 938 B. Năm 968 C. Năm 981 D. Năm 979 Câu 3:(0,5đ) Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? A. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công. B. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc để tấn công tiêu diệt địch. C. Chặn đánh giặc ngay cửa sông Bạch Đằng. D. Kế “Vườn không nhà trống”. Câu 4:(0,5đ) Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì? A. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. B. Xây dựng được thành Cổ Loa. C. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên và xây dựng được thành Cổ Loa. D. Chế tạo được súng và nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. Câu 5: (1đ) Điền các từ ngữ: (đến đánh, đặt chuông lớn, cầu xin, vua) vào chỗ trống của các câu ở đoạn văn sau cho thích hợp:
- Vua Trần cho ở thềm cung điện để dân khi có điều gì hoặc bị oan ức .Trong các buổi yến tiệc, có lúc và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ. Câu 6: (0,5đ) Đỉnh núi Phan-xi-păng có độ cao bao nhiêu mét? A. 3134 mét B. 3143 mét C. 3314 mét D. 3341 mét Câu 7: (0,5đ) Nghề chính của người dân Hoàng Liên Sơn là gì? A. Nghề nông B. Nghề thủ công truyền thống C. Nghề khai thác khoáng sản D. Nghề đánh bắt thủy sản Câu 8:(0,5đ) Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? A. Lâm Viên B. Di Linh C. Kon Tum. D. Đắk Lắk Câu 9: (0,5đ) Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ: A. Lớn thứ nhất B. Lớn thứ hai. C. Lớn thứ ba.
- D. Lớn thứ tư Câu 10:(1đ) Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho thích hợp? A B a) Ruộng bậc thang 1. Là nơi có dân cư đông đúc nhất nước ta. b) Đất ba dan, tơi xốp 2. Thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm. c) Dân tộc Thái, Dao, Mông 3. Sống ở Hoàng Liên Sơn. d) Đồng bằng Bắc Bộ 4. Được làm ở sườn đồi, núi. B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: Dưới thời “loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? Ông có công lao gì với đất nước? Câu 2: Khi giặc Mông - Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? Câu 3: Nêu đặc điểm chính của dãy Hoàng Liên Sơn. Câu 4: Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? Đáp án bài kiểm tra A. Phần trắc nghiệm Câu 1 C Câu 2 B Câu 3 B
- Câu 4 C Câu 5 đặt chuông lớn, đến đánh, cầu xin, vua Câu 6 B Câu 7 A Câu 8 A Câu 9 B Câu 10 a – 4; b – 2; c – 3; d – 1 B. Phần tự luận Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng ở vùng Hoa Lư, liên kết với một số thứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác. Ông đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. Câu 2: Vua tôi nhà Trần đã dùng kế “vườn không nhà trống”, chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long. Câu 3: Đây là dãy núi cao, đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc, thung lũng hẹp, sâu. Câu 4: Bởi vì địa hình bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi dày đặc, Diện tích đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ thích hợp nghề nông trồng lúa nước.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 8) A. Phần Lịch Sử Câu 1 (1 điểm):Chiến thắng Bạch đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938) đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc. Theo em, hơn một nghìn năm đó tính từ năm nào? A. Năm 40 B. Năm 248 C. Năm 179 TCN Câu 2 (2 điểm): đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng Thực hiện chủ trương đánh giặc của Lí Thường Kiệt, quân và dân nhà Lý đã: Khiêu khích, nhử quân Tống sang xâm lược rồi đem quân ra đánh. Ngồi yên đợi giặc sang xâm lược rồi đem quân ra đánh. Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về. Câu 3 (3 điểm): Hãy điền các từ ngữ: rút khỏi kinh thành, tấn công, điên cuồng, không tìm thấy, đói khát, mệt mỏi vào các chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp:
- Cả ba lần, trước cuộc của hàng vạn quân giặc, vua tôi nhà Trần đều chủ động Thăng Long. Quân Mông - Nguyên vào được kinh thành Thăng Long nhưng một bóng người, một chút lương ăn. Chúng phá phách, nhưng chỉ thêm và Câu 4 (2 điểm) Khi quân Mông – Nguyên tràn vào nước ta, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời như thế nào ? Câu 5 (2 điểm ): Vì sao Lý Thái Tổ phải dời đô về Thăng Long? B. Phần Địa Lí Câu 1 (1 điểm): Chọn ý em cho là đúng nhất Trung du Bắc Bộ là một vùng: A. Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. B. Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải. C. Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải. D. Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. Câu 2 (2 điểm): Đúng ghi Đ, sai ghi S Đất đỏ ba dan tơi xốp, phì nhiêu thích hợp nhất cho việc: Trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su ) Trồng cây công nghiệp hằng năm (mía, lạc, thuốc lá ) Trồng lúa, hoa màu Trồng cây ăn quả Câu 3 (1,5 điểm): Điền vào chỗ chấm:
- Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá và do sông và sông . bồi đắp nên. Đây là đồng bằng lớn thứ của nước ta. Câu 4 (2 điểm): Em hãy gạch chân dưới những hoạt động có ở lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ: Đấu vật; đấu cờ người; đua voi; thi nấu cơm; ném còn; hát quan họ; đua thuyền; chọi gà; chọi trâu; chọi bò; đua ngựa. Câu 5 (3,5 điểm): Nối mỗi từ ở cột A thích hợp với cụm từ ở cột B để nói về đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn: A B 1. Độ cao a. nằm giữa sông Hồng và sông Đà 2. Chiều rộng b. rất dốc 3. Sườn núi c. hẹp và sâu 4. Chiều dài d. gần 30 km 5. Vị trí e. khoảng 180 km 6. Thung lũng g. cao nhất nước ta 7. Khí hậu h. thường hẹp và sâu Đáp án bài kiểm tra A. Phần Lịch Sử Câu 1: C
- Câu 2: Bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu (Trung Quốc) rồi rút về. Câu 3: Tấn công, rút khỏi thành, không tìm thấy, điên cuồng, đói khát, mệt mỏi. Câu 4: Học sinh cần nêu được: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. Câu 5: Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long Vì đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đát rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú. B. Phần Địa Lí Câu 1: C Câu 2: Đất đỏ ba dan tơi xốp, phì nhiêu thích hợp nhất cho việc: Trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su ) Trồng cây công nghiệp hằng năm (mía, lạc, thuốc lá ) Trồng lúa, hoa màu Trồng cây ăn quả Câu 3: Bằng phẳng, Hồng, Thái Bình, hai Câu 4:
- Đấu vật; đấu cờ người; đua voi; thi nấu cơm; ném còn; hát quan họ; đua thuyền; chọi gà; chọi trâu; chọi bò; đua ngựa. Câu 5: 1- g; 2 – d; 3 – b; 4- e; 5 – a; 6 – c Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 9) A. Phần Lịch Sử Khoanh vào chữ trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1: Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Năm 700 B. Năm 1700 C. Năm 700 (Trước công nguyên) D. Năm 1970 Câu 2: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo là năm nào? A. Năm 983 B. Năm 938 C. Năm 939
- D. Năm 893 Câu 3: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào? A. Lý Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ. B. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản. Câu 4: Hãy chọn và điền các từ ngữ cho sẵn sau đây vào chỗ chấm ( ) của đoạn văn cho phù hợp: Các từ cần điền: dân cư không khổ, ở trung tâm đất nước, từ miền đất chật hẹp,cuộc sống ấm no Vua thấy đây là vùng đất (1) đất rộng lại bằng phẳng, . . .(2) vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, Vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được (3) thì phải dời đô .(4) Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này. Câu 5: Khi quân Mông – Nguyên tràn vào nước ta, vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa. Trần Thủ Độ khảng khái trả lời như thế nào ? B. Phần Địa Lí Câu 6: Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B sao cho thích hợp: Một số đặc điểm nổi bật của dãy Hoàng Liên Sơn là: A B 1. Sườn a. Hẹp và sâu
- 2. Đỉnh b. Dốc 3. Dài c. Khoảng 30 km 4. Rộng d. Nhọn 5. Thung lũng e. Khoảng 180 km Khoanh vào chữ trước câu trả lời em cho là đúng nhất. Câu 7: Trung du Bắc Bộ là một vùng: A. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. B. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp. C. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi núi với các đỉnh tròn, sườn thoải. D. Trung du Bắc Bộ là một vùng đồi núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. Câu 8: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? A. Lâm Viên B. Kon Tum C. Đắc Lắc D. Di Linh Câu 9: Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước. Câu 10: Hãy kể tên một số cây trồng và vật nuôi chính của người dân ở Tây Nguyên. - Cây trồng:
- - Vật nuôi: Đáp án bài kiểm tra A. Phần Lịch Sử Câu 1 (1 điểm): A Câu 2 (1 điểm): B Câu 3 (1 điểm): B Câu 4 (1 điểm): (1) trung tâm đất nước (2) dân cư không khổ (3) cuộc sống ấm no (4) từ miền đất chật hẹp Câu 5 (1 điểm): Học sinh cần nêu được: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. B. Phần Địa Lí Câu 6 (1 điểm): 1 – b ; 2 – d ; 3 – e ; 4 – c ; 5 – a Câu 7 (1 điểm): B Câu 8 (1 điểm): A Câu 9 (1 điểm): Học sinh cần nêu được: Có đất phù xa màu mỡ; nguồn nước dồi dào; người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.
- Câu 10 (1 điểm): Học sinh cần nêu được: - Cây trồng: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu. - Vật nuôi: Trâu, bò voi. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Lịch Sử & Địa Lí lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 10) A. Phần Lịch Sử Câu 1. Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? A. Âu Lạc. B. Văn Lang. C. Việt Nam. D. Đại Cồ Việt Câu 2. Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược nào? A. nhà Hán
- B. nhà Tần C. các vua Hùng D. nhà Mông – Nguyên. Câu 3. Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương gì khi nhà Tống sang xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Rút khỏi kinh thành, để lại vườn không nhà trống. B. Khiêu khích, nhử quân Tống sang xâm lược rồi đem quân ra đánh. C. Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc. D. Lợi dụng thủy triều, nhử giặc vào sông Bạch Đằng rồi đánh tan tác. Câu 4. Vào thời Lý, chùa được sử dụng vào việc gì? Câu 5. Vua Trần đặt chuông lớn ở thềm cung điện để làm gì? B. Phần Địa Lí Câu 6. Em hãy chọn các từ ngữ dưới đây rồi điền vào chỗ chấm ( ) cho phù hợp: tuyết rơi mây mù bao phủ lạnh Ở những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn khí hậu quanh năm. Vào mùa đông đôi khi có Trên các đỉnh núi, hầu như quanh năm. Câu 7. Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào? A. Gia Lai
- B. Kon Tum C. Đắk Lắk D. Lâm Viên. Câu 8. Em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là: A. người Kinh. B. người Thái. C. người Tày. D. người Mông. Câu 9. Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa. Câu 10. Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước? Đáp án bài kiểm tra A. Phần Lịch Sử Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4 Chùa là nơi tu hành của các nhà sư và cũng là nơi tổ chức lễ bái của đạo Phật. Chùa còn là trung tâm văn hóa của làng xã. Câu 5:
- Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều gì cầu xin hoặc bị oan ức .Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan cùng nắm tay nhau, hát ca vui vẻ. B. Phần Địa Lí Câu 6: lạnh, tuyết rơi, mây mù, bao phủ Câu 7: D Câu 8: A Câu 9: Ở Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên. Vào mùa khô, trời nắng gắt, đất khô vụn vỡ. Câu 10: Học sinh cần nêu được: Có đất phù xa màu mỡ; nguồn nước dồi dào; người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa.