Bộ 5 đề thi chất lượng học kì 2 môn Đạo đức Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1: hành động nào thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn người lao động?

A. Chào hỏi lễ phép.

B. Dùng hai tay khi đưa đồ cho mọi người.

C. Quý trọng sản phẩm lao động.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Hành động nào thể hiện sự không kính trọng, nhớ ơn người lao động?

A. Nói trống không.

B. Chế giễu người lao động nghèo.

D. Kinh thường người lao công.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Việc làm nào thể hiện lịch sự với mọi người?

A. Giúp cụ già qua đường.

B. Chào hỏi mọi người khi đến nhà chơi.

C. Nói lời xin lỗi khi vô tình làm bạn ngã.

D. Cả 3 đáp án trên.

pdf 28 trang Mạnh Đạt 28/05/2024 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề thi chất lượng học kì 2 môn Đạo đức Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_thi_chat_luong_hoc_ki_2_mon_dao_duc_lop_4_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề thi chất lượng học kì 2 môn Đạo đức Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Đạo Đức lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút (Đề 1) Câu 1: hành động nào thể hiện sự kính trọng và nhớ ơn người lao động? A. Chào hỏi lễ phép. B. Dùng hai tay khi đưa đồ cho mọi người. C. Quý trọng sản phẩm lao động. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 2: Hành động nào thể hiện sự không kính trọng, nhớ ơn người lao động? A. Nói trống không. B. Chế giễu người lao động nghèo. D. Kinh thường người lao công. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3: Việc làm nào thể hiện lịch sự với mọi người? A. Giúp cụ già qua đường. B. Chào hỏi mọi người khi đến nhà chơi. C. Nói lời xin lỗi khi vô tình làm bạn ngã. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 4: Việc làm nào thể hiện không lịch sự với mọi người?
  2. A. Chỉ chào người lớn tuổi. B. Chỉ chào người quen biết. C. Chỉ giúp những người bạn mà mình chơi thân. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 5: Ra công viên chơi em sẽ làm gì để bảo vệ công trình công cộng? A. Vứt rác bừa bãi. B. Vứt rác vào thùng. C. Nhổ cây trong khuôn viên. D. Vứt rác ra hồ. Câu 6: Đối với bàn ghế ở lớp học em cần phải? A. bảo vệ, giữ gìn. B. phá bỏ. C. đập phá. D. xây dựng. Câu 7: Bạn Nam đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm. Điều gì có thể xảy ra? A. Có thể xảy ra tai nạn B. Có thể bị các chú công an xử phạt C. Dễ bị chấn thương sọ não nếu tai nạn xảy ra D. Tất cả các ý trên Câu 8: Phụ huynh đến đón em sau giờ tạn học nhưng lại không đội mũ bảo hiểm mặc dù mũ bảo hiểm có treo trên xe máy. Em sẽ làm gì?
  3. A. Nhắc nhở phụ huynh nên chấp hành việc đội mũ bảo hiểm B. Không cần phải đội vì nhà gần C. Không làm gì cả D. Giận phụ huynh và không nói chuyện Câu 9: Bạn học nói: “Luật giao thông chỉ cần ở thành phố, thị xã”. Em sẽ làm gì? A. Đồng tình với bạn B. Không đồng tình với bạn C. Không nói gì D. Về kể với phụ huynh Câu 10: Thấy bạn của mình đi xe chở 3 người trên xe đạp điện. Em sẽ làm gì? A. Cổ vũ các bạn B. Khen ngợi các bạn C. Phê phán và khuyên các bạn không nên làm như vậy D. Động viên các bạn Câu 11: Bạn em rủ cùng đua xe đạp điện xem ai sẽ là người chiến thắng. Em sẽ làm gì? A. Không tham gia vì điều này vi phạm luật giao thông B. Tham gia vì trò này rất vui C. Không tham gia nhưng bảo bạn khác đua xe thay mình D. Tất cả các ý kiến trên
  4. Câu 12: Vì dàn hàng ngang khi đi học. Xe đạp của em vô tình đã va vào một người đi đường. Em sẽ làm gì? A. Bỏ chạy B. Bỏ về nhà C. Xuống đỡ người đó dậy và xin lỗi sẽ không tái phạm điều này D. Đổ lỗi cho bạn khác Câu 13: Bạn học rủ em nén đá vào kính xe tải. Em sẽ làm gì? A. Tham gia luôn B. Không tham gia và khuyên bạn không làm như vậy C. Không tham gia nhưng bảo bạn hãy làm như vậy D. Không làm gì cả Câu 14: Chất thải nhà máy chưa được xử lí đã cho chảy xuống sông, hồ sẽ dẫn đến ? A. Nước sông hồ ô nhiễm. B. Các sinh vật dưới nước sẽ bị chết. C. Nước bẩn bốc mùi ô nhiễm người dân sống gần đó. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 15: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định làm cho? A. ô nhiễm môi trường. B. bảo vệ môi trường. C. giữ gìn môi trường. D. xây dựng môi trường lành mạnh.
  5. Câu 16: Mưa lũ sẽ sạt lở đất gây lũ quét làm thiệt hại người và của nhất là vùng núi là nguyên nhân của việc? A. Chặt phá rừng. B. Vứt rác bừa bãi. C. Phun thuốc trừ sâu. D. Chất thải của nhà máy. Câu 17: Làm chết nhiều loại sinh vật khác, thậm chí người sử dụng có thể bị điện giật là nguyên nhân của việc? A. Dùng điện, dùng chất nổ để đánh cá, tôm. B. Vứt rác bừa bãi. C. Phun thuốc trừ sâu. D. Chất thải của nhà máy. Câu 18: Các nhà máy hóa chất nằm gần khu dân cư hay đầu nguồn nước sẽ dẫn đến? A. Làm ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho người dân sử dụng nước gần đó. B. Ô nhiễm nguồn không khí. C. Ô nhiễm nguồn đất. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 19: Quá nhiều ô tô, xe máy chạy trong thành phố sẽ dẫn đến tình trạng? A. Ô nhiễm không khí. B. Ô nhiễm đất. C. Ô nhiễm nước.
  6. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 20: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định sẽ dẫn đến tình trạng? A. Ô nhiễm không khí. B. Ô nhiễm đất. C. Ô nhiễm nước. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án & Thang điểm Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Đạo Đức lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút (Đề 2) Câu 1: Những ai là người lao động dưới đây? A. Bác nông dân.
  7. B. Bác sĩ. C. Người lái xe ôm. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 2: Những ai dưới đây không phải là người lao động? A. Kẻ trộm. B. Kẻ buôn ma túy. C. Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 3: Người nào sau đây sẽ bị mọi người chế giễu? A. Kẻ ăn trộm. B. Giáo viên. C. Nhà thơ. D. Nhà khoa học. Câu 4: Một ông lão ăn xin vào nhà Nhàn. Nhàn cho ông một ít gạo rồi quát: “Thôi, đi đi!”. Việc làm đó thể hiện? A. Không hòa đồng. B. Không tiết kiệm. C. Không sống chan hòa. D. Không lịch sự với mọi người. Câu 5: Trung nhường ghế trên ô tô buýt cho một phụ nữ mang bầu, hành động đó thể hiện? A. Khinh thường người khác.
  8. B. Đúng đắn, lịch sự. C. Hòa đồng với mọi người. D. Trung thực với mọi người. Câu 6: Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa nói to, vừa bình phẩm và cười đùa khiến mọi người không xem phim được. Việc làm đó thể hiện? > A. Không hòa đồng. B. Không tiết kiệm. C. Không sống chan hòa. D. Không lịch sự với mọi người. Câu 7: Khi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh đường ray đã bị bọn trộm lấy đi. Việc làm đó thể hiện? A. Phá hủy công trình công cộng. B. Giữ gìn công trình công cộng. C. Xây dựng công trình công cộng. D. Gìn giữ công trình công cộng. Câu 8: Lấy đất, đá ném vào các biển báo giao thông ven đường. Việc làm đó thể hiện? A. Phá hủy công trình công cộng. B. Giữ gìn công trình công cộng. C. Xây dựng công trình công cộng. D. Gìn giữ công trình công cộng. Câu 9: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm của ai?
  9. A. chú công an. B. chú bảo vệ. C. chú bộ đội. D. Tất cả mọi người. Câu 10: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” có ý nghĩa gì? A. Tình yêu thương đồ vật B. Tình yêu thương con người C. Tình không yêu thương con người D. Cả 3 ý kiến trên đều không đúng Câu 11: Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” có ý nghĩa gì? A. Tình yêu thương con người B. Tình yêu thương chiếc lá C. Tình yêu thương đồ vật D. Cả 3 ý kiến trên đều không đúng Câu 12: Bạn Hải xin mẹ tiền để ủng hộ các bạn học sinh nghèo ở trên vùng cao. Nhưng bạn lại dùng tiền này để chơi điện tử. Em sẽ nói gì với bạn Hải? A. Đi chơi điện tử cùng bạn Hải B. Em cũng về nhà xin tiền mẹ và mua đồ gì mình thích C. Em khuyên bạn không nên làm như vậy và nên về xin lỗi bố mẹ vì mình đã làm điều đó không đúng D. Em không nói gì với bạn
  10. Câu 13: Trong buổi quyên góp giúp các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Lương đã xin Tuấn nhường cho một số sách vở để đóng góp, lấy thành tích. Việc làm này thể hiện điều gì? A. Bạn Tuấn đã làm không đúng và nên sửa sai B. Bạn Tuấn đã làm đúng C. Bạn Tuấn đã thể hiện lòng nhân đạo với người khác D. Cả 3 đáp án trên Câu 14: Trong những hành vi sau. Hành vi nào vi phạm luật giao thông? A. Đá bóng dưới lòng đường B. Dừng lại khi đèn đỏ C. Đi đúng phần đường của mình về phía bên phải D. Không đi dàn hàng ngang khi tham gia giao thông Câu 15: Trong những hành vi sau. Hành vi nào chấp hành đúng luật giao thông? A. Đá bóng dưới lòng đường B. Đi đúng phần đường của mình về phía bên phải C. Đi dàn hàng ba khi tham gia giao thông D. Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, xe đạp điện Câu 16: Trong những hành vi sau. Hành vi nào chấp hành đúng luật giao thông? A. Đá bóng dưới lòng đường B. Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, xe đạp điện C. Không uống rượu bia khi tham gia giao thông
  11. D. Đi xe ngược chiều Câu 17: Đối với việc làm: phá rừng, đốt rừng chúng ta cần phải? A. tuyên dương. B. khen thưởng. C. ngăn chặn. D. khích lệ. Câu 18: Tại gia đình em thì em sẽ làm những việc nào để bảo vệ môi trường? A. Vứt rác vào thùng rác. B. Hạn chế sử dụng túi ni lông. C. Trồng cây ở trong vườn lấy bóng mát. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 19: Tại trường học, em sẽ làm những việc nào để bảo vệ môi trường? A. Dọn dẹp lớp học, vứt rác đúng nơi quy định. B. Trồng cây trong khuôn viên trường. C. Tuyên truyền các bạn hạn chế sử dụng túi ni lông. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 20: Khi đi công viên, em thấy có bạn vứt rác ra công viên em sẽ làm gì? A. Mặc kệ bạn. B. Vứt rác giống như bạn. C. Báo với chú công an. D. Khuyên bạn vứt rác đúng nơi quy định và lần sau không nên làm như vậy.
  12. Đáp án & Thang điểm Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Đạo Đức lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút (Đề 3) Câu 1: Đối với người lao động chúng ta cần phải? A. Kính trọng. B. Coi thường. C. Biết ơn. D. Cả A và C Câu 2: Cơm ăn, áo mặc, sách vở và mọi của cải trong xã hội có được nhờ đâu? A. người thân. B. người bạn. C. người nhà. D. người lao động.
  13. Câu 3: Có lời nói, cử chỉ, hành động thể hiện sự tôn trọng đối với người mình gặp gỡ, tiếp xúc được gọi là? A. Lịch sự với mọi người. B. Hòa đồng với mọi người. C. Yêu thương mọi người. D. Bình đẳng với mọi người. Câu 4: Lịch sự với mọi người, em cũng sẽ được ? A. Tôn trọng, quý mến. B. Yêu thương, đùm bọc. C. Che chở, yêu thương. D. Đùm bọc, che chở. Câu 5: Công trình công cộng là của xã hội A. tài sản riêng. B. tài sản cá nhân. C. tài sản chung. D. của nhà nước. Câu 6: Đối với công trình công cộng, mọi người dân đều có trách nhiệm ? A. bảo vệ, giữ gìn. B. phá bỏ. C. đập phá. D. xây dựng.
  14. Câu 7: Bạn Phượng là một người bạn của em. Có lần em trông thấy bạn Phượng đã nhường hết đồ ăn sáng của mình cho một người ăn xin mà bạn không hề quen biết ở ngoài đường. Việc làm này thể hiện điều gì? A. Tình tương thân tương ái của người Việt Nam ta B. Tình thương yêu và giúp đỡ người khác C. Tình yêu thương con người D. Cả 3 đáp án trên Câu 8: Sơn đã không mua truyện mà để dành tiền để ủng hộ các bạn học sinh ở các tỉnh đang bị lũ lụt. Điều này thể hiện điều gì? A. Việc làm nhân đạo của bạn Sơn B. Việc làm vô trách nhiệm của bạn Sơn C. Việc làm vô ích của bạn Sơn D. Không thể hiện điều gì cả Câu 9: Giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn là . A. Việc làm vô nhân đạo B. Việc làm vô ích C. Việc làm vô tác dụng D. Việc làm nhân đạo Câu 10: Em sẽ làm gì khi thấy một em nhỏ bị lạc bố mẹ? A. Không làm gì cả B. Chạy thật nhanh đi chỗ khác C. Đưa em đi gặp các cô chú Công an để giúp tìm bố mẹ cho em nhỏ D. Không làm gì và về kể chuyện này với bố mẹ
  15. Câu 11: Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? A. Kinh tế bị thiệt hại do hậu quả của tai nạn giao thông B. Nhiều gia đình có thể bị mất mát người thân C. Người bị tai nạn giao thông có thể bị chấn thương D. Tất cả các đáp án trên Câu 12: Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông? A. Do không gặp may B. Do sự chủ quan của người tham gia giao thông C. Do ra ngoài không đúng thời điểm D. Do không học bài Câu 13: Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? A. Chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông B. Chỉ ở nhà và không bao giờ đi ra ngoài C. Đi về phía bên trái đường D. Lạng lách đánh võng và vượt đèn đỏ Câu 14: Tai nạn giao thông có thể xảy ra A. Trên đường bộ B. Trên đường thủy C. Trên đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không D. Trên đường bộ, đường thủy, đường sắt Câu 15: Thực hiện Luật giao thông là trách nhiệm của A. Người khác chứ không phải của mình
  16. B. Riêng mình C. Xã hội chứ không phải của mình D. Mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và toàn xã hội Câu 16: Môi trường bị ô nhiễm trầm trọng là do ai gây ra? A. con người. B. động vật. C. ông trời. D. chúa trời. Câu 17: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? A. chú công an B. chú bộ đội. C. chú bảo vệ. D. mọi người. Câu 18: Hành động nào thể hiện bảo vệ môi trường? A. trồng rừng. B. vứt rác vào thùng rác. C. không hút thuốc lá nơi công cộng. D. cả 3 đáp án trên. Câu 19: Hành động nào phá hủy môi trường? A. Chặt rừng. B. Săn bắt động vật quý hiếm. C. Đốt rừng.
  17. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 20: Đối với việc làm bảo vệ môi trường như: Nhặt rác vào thùng rác, trồng rừng chúng ta cần phải? A. tuyên dương. B. khen thưởng. C. động viên. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án & Thang điểm Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Đạo Đức lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút (Đề 4) Câu 1: Người nào sau đây sẽ được mọi người tôn vinh? A. Nghề lao công. B. Giáo viên.
  18. C. Kĩ sư. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 2: Hành vi nào sau đây sẽ bị lên án? A. Ăn trộm chó. B. Giáo viên dạy học cho học sinh. C. Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. D. Thợ xây xây nhà. Câu 3: Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã. Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy, hành động đó thể hiện? A. Khinh thường người khác. B. Lịch sự với mọi người. C. Hòa đồng với mọi người. D. Trung thực với mọi người. Câu 4: Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga. Việc làm đó thể hiện? A. Không hòa đồng. B. Không tiết kiệm. C. Không sống chan hòa. D. Không lịch sự với mọi người. Câu 5: Biện pháp bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng là? A. Lau chùi, dọn dẹp. B. Tu sửa lại các công trình hư hỏng.
  19. C. Báo với công an khi công trình bị trộm cắp. D. Cả 3 đáp án trên Câu 6: Hành động thể hiện phá hủy công trình công cộng là? A. Đập biển an toàn giao thông. B. Làm méo gương lồi ở trục đường. C. Làm gãy biển báo an toàn giao thông để mang đi bán. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 7: Đọc báo thấy có những gia đình sinh con bị tật nguyền do ảnh hưởng chất độc màu da cam, Cường đã bàn với bố mẹ dùng tiền được mừng tuổi của mình để giúp những nạn nhân đó. Việc làm này thể hiện điều gì? A. Bạn Cường đã làm sai B. Bạn Cường không có tình yêu thương người khác C. Bạn Cường đã thể hiện lòng nhân đạo với người khác D. Cả 3 đáp án trên Câu 8: Em sẽ làm gì khi thấy bạn Nam (bạn học cùng lớp em) là một người khuyết tật và không thể tự đi học được? A. Không làm gì cả B. Em sẽ giúp bạn đi học C. Không làm gì mà chỉ nói với những người khác D. Để cho bạn Nam tự đi học một mình Câu 9: Trong đợt dịch cúm Virus Corona, theo thông cáo của Bộ Y tế: “Yêu cầu mọi người khi tiếp xúc với người khác phải đeo khẩu trang”. Và em thấy cửa hàng thuốc bên cạnh nhà mặc dù có rất nhiều khẩu trang, nhưng họ lại
  20. không bán hoặc bán với giá cao rất nhiều lần so với những ngày bình thường. Điều này thể hiện điều gì? A. Họ tốt bụng với những người khác B. Họ không có lòng nhân đạo với cộng đồng C. Họ có trách nhiệm với cộng đồng D. Họ yêu thương những người xung quanh Câu 10: Vào ngày nghỉ các bạn học sinh được thông báo đi vệ sinh đường phố nhằm làm sạch môi trường. Nhưng em lại thấy bạn Hòa lại trốn tránh và tìm mọi lý do để không tham gia. Điều này thể hiện điều gì? A. Bạn Hòa là người có trách nhiệm B. Bạn Hòa là người không có trách nhiệm với cộng đồng C. Bạn Hòa là người yêu thương môi trường D. Bạn Hòa là người có ý thức với việc bảo vệ môi trường sống Câu 11: Em sẽ làm gì khi thấy các bạn ở vùng bị lũ lụt không có quần áo mặc và không có sách vở để đi học? A. Không làm gì cả vì không phải việc của mình B. Không nói gì C. Xin tiền bố mẹ để ủng hộ các bạn D. Cả 3 đáp án trên Câu 12: Em hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy ra khi: Một nhóm học sinh đang đá bóng giữa lòng đường A. Vẫn chơi bóng an toàn B. Có đông người cổ vũ C. Không sao cả
  21. D. Có thể sẽ bị tai nạn giao thông Câu 13: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy hai bạn nhỏ đang ngồi chơi trên đường tàu hỏa? A. Khuyên hai bạn nên tránh xa đường tàu vì sẽ dễ xảy ra tai nạn B. Ngồi chơi cùng hai bạn C. Bỏ đi nơi khác D. Không làm gì và về kể chuyện này với bố mẹ Câu 14: Thấy bố mẹ phơi rơm rạ trên đường quốc lộ. Em sẽ làm gì? A. Tham gia làm cùng bố mẹ B. Im lặng C. Khuyên bố mẹ không nên làm như vậy vì vi phạm luật giao thông D. Không làm gì cả Câu 15: Trong kỳ nghỉ Tết, thấy bố em đã uống rượu say nhưng vẫn muốn đi xe máy. Em sẽ làm gì? A. Ngồi cùng xe với bố để đảm bảo an toàn B. Cương quyết không để bố đi xe máy C. Nhờ người khác ngồi cùng bố để đảm bảo an toàn D. Không làm gì cả Câu 16: Thấy một nhóm bạn học đang đứng xem và cổ vũ cho đám thanh niên đua xe máy trái phép. Em sẽ làm gì? A. Tham gia cổ vũ cùng các bạn B. Không nói gì mà chỉ đứng xem C. Khuyên các bạn không nên xem và cổ vũ cho việc đua xe máy trái phép
  22. D. Bỏ đi nơi khác Câu 17: Khi đi chợ cùng mẹ em thấy mọi người hay sử dụng túi nilong để dựng thức ăn khi mua về. Em sẽ khuyên mẹ như thế nào? A. mặc kệ. B. khuyên mẹ mang làn đi đựng thức ăn mua ngoài chợ. C. không nói gì. D. vứt túi nilong ngoài chợ chỉ lấy thức ăn mang về. Câu 18: Vào hàng tháng, khu phố em thường vận động mọi người quét dọn khu dân cư, việc làm đó thể hiện? A. bảo vệ môi trường. B. phá hủy môi trường. C. hòa đồng với mọi người. D. đoàn kết mọi người. Câu 19: Khi nhìn thấy có người chặt cây xanh ở ven đường phố ở Hà Nội thì em sẽ? A. mặc kệ. B. bỏ đi. C. đe dọa. D. báo với công an nơi gần nhất. Câu 20: Để hạn chế việc mọi người xả rác ra môi trường em sẽ? A. tuyên tuyền mọi người hạn chế sử dụng túi nilong. B. tuyên truyền mọi người thường xuyên quét dọn vệ sinh nơi ở. C. khuyên mọi người vứt rác đúng nơi quy định.
  23. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án & Thang điểm Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Học kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Đạo Đức lớp 4 Thời gian làm bài: 40 phút (Đề 5) Câu 1: Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà em thì em sẽ làm gì? A. Em sẽ cảm ơn bác và mời bác cốc nước. B. Em sẽ không nói gì. C. Em sẽ chế giễu bác đưa thư. D. Em sẽ nói trống không với bác đó. Câu 2: Hành động chế giễu cô lao công thể hiện? A. không kính trọng, nhớ ơn người lao động. B. kính trọng, nhớ ơn người lao động.
  24. C. tôn trọng người lao động. D. Cả B và C. Câu 3: Thấy người đi bán hàng rong em sẽ làm gì? A. mua hàng ủng hộ. B. chế giễu họ. C. khinh thường người lao động. D. Cả B và C. Câu 4: Em sẽ làm gì khi thấy cụ già qua đường? A. Mặc kệ cụ. B. Dắt cụ sang đường. C. Trêu ngươi cụ. D. Đứng nhìn cụ xem cụ đi như thế nào. Câu 5: Khách của bố mẹ đến nhà chơi trong khi bố mẹ em không có nhà. Em sẽ làm như thế nào? A. Mặc kệ. B. Tiếp tục xem phim. C. Gọi điện thoại cho bố mẹ về. D. Mời khách của bố mẹ vào nhà uống nước và chờ bố mẹ về. Câu 6: Khách của bố mẹ ăn cơm nhà em, ăn xong em sẽ? A. Mặc kệ. B. Tiếp tục ngồi xem ti vi. C. Lấy tăm mời khách.
  25. D. Bỏ đi chơi. Câu 7: Việc làm lấy bút xóa vẽ bậy lên bàn học thể hiện? A. Phá hủy công trình công cộng. B. Giữ gìn công trình công cộng. C. Xây dựng công trình công cộng. D. Gìn giữ công trình công cộng. Câu 8: Giữ gìn các công trình công cộng cũng chính là bảo vệ .? A. lợi ích của mình. B. lợi ích của xã hội. C. lợi ích công cộng. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 9: Các biện pháp giữ gìn công trình công cộng là? A. Tu sửa lại và người dân cần có ý thức giữ gìn B. Xin cấp trên tu sửa lại và người tham gia giao thông phải có ý thức bảo vệ C. Quét dọn, lau chùi hằng ngày và có ý thức bảo vệ trường. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 10: Trong lúc đá bóng. Vô tình bạn Nam đã xô ngã bạn Tuấn. Nhưng ngay sau đó bạn Nam đã đỡ bạn đứng dậy và xin lỗi bạn Tuấn. Điều này thể hiện điều gì? A. Việc làm vô nghĩa B. Việc làm vô ích C. Việc làm vô trách nhiệm
  26. D. Việc làm nhân đạo Câu 11: Nếu gần nơi em ở có cụ già sống cô đơn, không nơi nương tựa. Em sẽ làm gì? A. Em cùng các bạn khác giúp đỡ cụ làm việc nhà B. Không làm gì cả C. Xa lánh cụ D. Đi bảo với các bạn khác xa lánh cụ Câu 12: Sau giờ tan học, em nhìn thấy bạn Thúy bị các bạn khác bắt nạt. Em sẽ làm gì khi thấy điều này? A. Vẫn tiếp tục đi B. Em đứng nhìn C. Em cùng tham gia với các bạn khác để bắt nạt bạn Thúy D. Nhanh chóng đi gọi người lớn đến giúp đỡ Câu 13: Trong một lần đi du lịch cùng gia đình. Em vô tình nhìn thấy một gia đình rất nghèo và các bạn nhỏ không có gạo ăn. Em sẽ làm gì? A. Xin bố mẹ mua gạo và đồ ăn giúp đỡ gia đình này B. Không làm gì cả vì không phải việc của mình C. Bảo bố mẹ đi ra chỗ khác vì không thích nhìn điều này D. Em sẽ giận và không nói chuyện với bố mẹ Câu 14: Em sẽ làm gì khi nhà trường có chương trình: “Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo”? A. Xin tiền bố mẹ sau đó đi chơi điện tử B. Xin tiền bố mẹ sau đó đi mua đồ mà mình thích
  27. C. Xin tiền bố mẹ sau đó ủng hộ quỹ D. Không làm gì cả Câu 15: Thấy các anh chị thanh niên đều đi hiến máu tình nguyện tại bệnh viện. Điều này thể hiện điều gì? A. Việc làm vô nghĩa B. Việc làm vô ích C. Việc làm vô trách nhiệm D. Việc làm nhân đạo Câu 16: Tai nạn giao thông có thể xảy ra A. Trên đường bộ B. Trên đường thủy C. Trên đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không D. Trên đường bộ, đường thủy, đường sắt Câu 17: Thực hiện Luật giao thông là trách nhiệm của A. Người khác chứ không phải của mình B. Riêng mình C. Xã hội chứ không phải của mình D. Mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và toàn xã hội Câu 18: Trong những hành vi sau. Hành vi nào vi phạm luật giao thông? A. Đá bóng dưới lòng đường B. Dừng lại khi đèn đỏ C. Đi đúng phần đường của mình về phía bên phải
  28. D. Không đi dàn hàng ngang khi tham gia giao thông Câu 19: Tại gia đình em thì em sẽ làm những việc nào để bảo vệ môi trường? A. Vứt rác vào thùng rác. B. Hạn chế sử dụng túi ni lông. C. Trồng cây ở trong vườn lấy bóng mát. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 20: Tại trường học, em sẽ làm những việc nào để bảo vệ môi trường? A. Dọn dẹp lớp học, vứt rác đúng nơi quy định. B. Trồng cây trong khuôn viên trường. C. Tuyên truyền các bạn hạn chế sử dụng túi ni lông. D. Cả 3 đáp án trên. Đáp án & Thang điểm