Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân

BÀI 11: SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

  1. Đoạn sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam bắt nguồn từ tỉnh nào?

A. Lào Cai

B. Hà Giang

C. Lai Châu

D. Yên Bái

1.2) Nền văn minh sông Hồng hình thành cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 1500 năm

B. Khoảng 2700 năm

C. Khoảng 2500 năm

D. Khoảng 3000 năm

1.3) Trống đồng Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên ở đâu?

A. Hòa Bình

B. Sơn La

C. Thanh Hóa

D. Hà Nam

1.4) Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước nào?

A. Văn Lang

B. Âu Lạc

C. Đại Cồ Việt

D. Đại Việt

Câu 2: Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn phù hợp và điền vào chỗ trống (…) trong câu dưới đây để hoàn thành thông tin về văn minh sông Hồng.

trống đồng Đông Sơn, Hùng Vương, An Dương Vương, thành Cổ Loa,

Lạc hầu, Lạc tướng

Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng là sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, …trống đồng Đông Sơn.., …thành Cổ Loa…. . Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là …Hùng Vương.., đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là ... An Dương Vương...; giúp việc cho vua có …Lạc hầu…., …Lạc tướng… .

docx 4 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_1_mon_lich_su_dia_li_lop_4_ket_n.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì 1 môn Lịch sử & Địa lí Lớp 4 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ BÀI 11: SÔNG HỒNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1.1) Đoạn sông Hồng trên lãnh thổ Việt Nam bắt nguồn từ tỉnh nào? A. Lào Cai C. Lai Châu B. Hà Giang D. Yên Bái 1.2) Nền văn minh sông Hồng hình thành cách ngày nay bao nhiêu năm? A. Khoảng 1500 năm C. Khoảng 2500 năm B. Khoảng 2700 năm D. Khoảng 3000 năm 1.3) Trống đồng Đông Sơn được phát hiện lần đầu tiên ở đâu? A. Hòa Bình C. Thanh Hóa B. Sơn La D. Hà Nam 1.4) Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước nào? A. Văn Lang C. Đại Cồ Việt B. Âu Lạc D. Đại Việt Câu 2: Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn phù hợp và điền vào chỗ trống ( ) trong câu dưới đây để hoàn thành thông tin về văn minh sông Hồng. trống đồng Đông Sơn, Hùng Vương, An Dương Vương, thành Cổ Loa, Lạc hầu, Lạc tướng Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng là sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn , thành Cổ Loa . . Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương , đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương ; giúp việc cho vua có Lạc hầu ., Lạc tướng . Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các câu sau: Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc. Văn minh sông Hồng là nền văn minh đầu tiên của người Việt cổ. Trống đồng Ngọc Lũ là loại trống đẹp nhất của trống đồng Đông Sơn. Cổ Loa là kinh đô của Nhà nước Văn Lang. Câu 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
  2. A B Nguồn lương thực chính là gạo, chủ yếu là gạo nếp. Đời sống vật chất Nhà ở: nhà sàn. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần như: thần Sông, thần Núi, Phương tiện đi lại: thuyền. Đời sống tinh thần Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Phong tục: nhuộm răng đen, ăn trầu, Nam đóng khố, cởi trần; nữ mặc váy và áo yếm. Phần II. Tự luận: 1. Kể một số tên gọi khác của sông Hồng? Trả lời: Sông Nhị Hà, Hồng Hà, Xích Đằng, sông Kẻ Chợ, sông Cái, 2. Kể một số lợi ích của sông Hồng mà em biết. Trả lời: - Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất - Đem lại lợi ích về thủy sản - Là đường giao thông - Phát triển du lịch 3. Nêu những việc nên làm, không nên làm để gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng. Trả lời: * Những việc nên làm: - Khai thác hợp lí - Bảo vệ môi trường
  3. - Tuyên truyền để mọi người chung tay bảo vệ nguồn nước sông Hồng * Những việc không nên làm: - Khai thác cát trái phép - Xả nước thải không qua xử lí ra sông - Đánh bắt thủy sản bằng điện, bằng chất nổ BÀI 12: THĂNG LONG – HÀ NỘI Phần I. Trắc nghiệm Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: 1.1) Vị vua nào thời Lý đổi tên Đại La thành Thăng Long? A. Lý Thái Tổ C. Lý Nhân Tông B. Lý Thánh Tông D. Lý Huệ Tông 1.2) Yếu tố nào dưới đây không phải lợi thế của thành Đại La? A. Muôn vật phong phú, tốt tươi C. Dân không khổ về ngập lụt B. Đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ D. Có thể phòng thủ nhờ địa hình đồi núi 1.3) Ý nghĩa của tên gọi Thăng Long thời Lý là gì? A. Thanh bình, thịnh vượng C. Rồng bay lên B. Trường tồn, yên vui D. Rồng Phượng về chầu 1.4) Thủ đô Hà Nội nằm ở vùng nào của nước ta? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ C. Duyên hải miền Trung B. Đồng bằng Bắc Bộ D. Tây Nguyên Câu 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các câu sau: Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Lý Thánh Tông đổi tên Đại La thành Thăng Long. Lý Thái Tổ đổi tên Đại La thành Hà Nội. Năm 2010, Hà Nội kỉ niệm 1000 năm Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long. Câu 3: Lựa chọn từ hoặc cụm từ cho sẵn phù hợp và điền vào chỗ trống ( ) trong câu dưới đây để hoàn thành thông tin về văn minh sông Hồng. Thăng Long, Lý Công Uẩn, Đại La, Trần, Lý, Hậu Lê Sau khi được tôn lên làm vua, Lý Công Uẩn . dời đô ra Đại La vào năm 1010 và đổi tên Đại La thành Thăng Long . Từ đó, nơi đây là kinh đô của các triều đại: Lý , Trần ., Hậu Lê . .
  4. Câu 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về các sự kiện lịch sử tiêu biểu của Thăng Long – Hà Nội. A B Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Năm 1882 Cộng hòa. Ngày 2/9/1945 Quân và dân Hà Nội chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ. Cuối tháng 12/1972 Quân và dân ta chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Hoàng Diệu. Phần II. Tự luận: 1. Kể một số tên gọi khác của Thăng Long – Hà Nội? Trả lời: Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Hà Nội 2. Hà Nội là trung tâm quan trọng của cả nước ở các lĩnh vực nào. Vì sao? Trả lời: - Về chính trị: Là nơi đặt trụ sở làm việc của các cơ quan Trung ương. - Về kinh tế: Có nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng, - Về văn hóa, giáo dục: Nơi tập trung nhiều tường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện, hàng đầu cả nước. Ở đây có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nhất cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc