Đề ôn tập cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4

Câu 1: Sử dụng các từ/cụm từ: âm thanh, báo hiệu, ích lợi, nói chuyện, nghe để điền vào chỗ (…) trong các câu sau cho phù hợp.
Âm thanh mang lại nhiều ………..cho cuộc sống con người. Nhờ có , chúng ta có thể ……….được với nhau; …………….được những bài hát, bản nhạc; học tập; truyền tin;……………………………..những nguy hiểm cần tránh.
Câu 2: Sử dụng các từ/cụm từ: giảm, năng suất, cách âm, ô nhiễm, sức khoẻ, tiếng ồn để điền vào chỗ (…) trong các câu sau cho phù hợp.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến........... và làm việc của con người. Một số biện pháp
chống........... tiếng ồn như: không gây ……….. ở nơi công cộng; sử dụng các vật...............làm … tiếng ồn truyền đến tai.
Câu 3: Viết vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai
Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng.
Tiếng ồn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Khi khoan cắt bê tông, người công nhân thường đeo cái bịt tai để giảm tiếng ồn.
Mở ti vi rất to lúc đêm khuya
Tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến đời sống các con vật.
docx 6 trang Mạnh Đạt 24/01/2024 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_lop_4.docx

Nội dung text: Đề ôn tập cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4

  1. Họ và tên: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I MÔN KHOA HỌC Bài 11: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG Câu 1: Sử dụng các từ/cụm từ: âm thanh, báo hiệu, ích lợi, nói chuyện, nghe để điền vào chỗ ( ) trong các câu sau cho phù hợp. Âm thanh mang lại nhiều cho cuộc sống con người. Nhờ có , chúng ta có thể .được với nhau; .được những bài hát, bản nhạc; học tập; truyền tin; những nguy hiểm cần tránh. Câu 2: Sử dụng các từ/cụm từ: giảm, năng suất, cách âm, ô nhiễm, sức khoẻ, tiếng ồn để điền vào chỗ ( ) trong các câu sau cho phù hợp. Tiếng ồn ảnh hưởng đến và làm việc của con người. Một số biện pháp chống tiếng ồn như: không gây ở nơi công cộng; sử dụng các vật làm tiếng ồn truyền đến tai. Câu 3: Viết vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. Tiếng ồn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Khi khoan cắt bê tông, người công nhân thường đeo cái bịt tai để giảm tiếng ồn. Mở ti vi rất to lúc đêm khuya Tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến đời sống các con vật. Câu 4: Nối 1 âm thanh ở cột A ứng với 1 vai trò ở cột B cho thích hợp: A (Âm thanh) B (Vai trò) Tiếng chim hót, tiếng đàn Báo hiệu giờ vào học Tiếng còi xe cứu thương Giúp thư giãn, giải trí Tiếng trống trường Báo hiệu cấp cứu Tiếng cô giáo giảng bài Giao tiếp với học sinh Câu 5: Em có thể làm gì để giảm tác hại của ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người khác?
  2. BÀI 12: NHIỆT ĐỘ VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT Câu 1: Sử dụng các từ/cụm từ: lạnh, nhiệt độ, nóng, thấp, toả nhiệt, thu nhiệt, để điền vào chỗ ( ) trong các câu sau cho phù hợp. Vật nóng hơn thì có cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ hơn. Nhiệt truyền từ vật . sang vật .hơn. Khi đó vật có nhiệt độ cao hơn . nên lạnh đi, vật có nhiệt độ thấp hơn nên nóng lên. Câu 2: Nhiệt kế là dụng cụ để đo: A. Độ cao B. Nhiệt độ C. Độ dài D. Độ rộng Câu 3: Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng vì: A. Tay em đã truyền nhiệt cho cốc nước. B. Nước truyền nhiệt cho tay em. C. Nhiệt độ của cốc nước nóng cao hơn nhiệt độ tay em. D. Nước nóng truyền nhiệt cho cốc, cốc truyền nhiệt cho tay em. Câu 4: Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự truyền nhiệt? A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay. B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng nhôm vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên. C. Đứng gần đống lửa ta thấy nóng người lên D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng truyền nhiệt. Câu 5: Giải thích hiện tượng: “Vì sao vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa?” BÀI 13: VẬT DẪN NHIỆT TỐT, VẬT DẪN NHIỆT KÉM Câu 1: Sử dụng các từ/cụm từ: dẫn nhiệt, không khí, len, vàng, kim loại để điền vào chỗ ( ) trong các câu sau cho phù hợp (Mỗi từ/cụm từ có thể dùng nhiều lần). Có những vật . tốt. Có những vật .kém. Các như: bạc, đồng, , nhôm, sắt,.v.v. dẫn nhiệt tốt. Gỗ, nhựa, ., bông, . xốp, thuỷ tinh,.v.v. dẫn nhiệt kém. Tính của vật có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
  3. Câu 2: Nối tên vật ở cột A ứng với khả năng dẫn nhiệt ở cột B cho thích hợp: A B Sắt Nhôm Vật dẫn nhiệt kém Bông Không khí Vật dẫn nhiệt tốt Đáy bàn là Tay cầm bàn là Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước ý đúng. Khi trời rét, việc mặc áo bông, áo lông hay áo len giúp A. hạn chế sự truyền nhiệt của cơ thể ra ngoài. B. tăng cường sự truyền nhiệt của không khí bên ngoài cho cơ thể. C. nhiệt từ áo sẽ truyền cho cơ thể. D. hạn chế sự truyền nhiệt của không khí bên ngoài cho cơ thể. Câu 4: Vì sao vào những ngày nắng nóng, mở cánh cổng sắt tay em thấy nóng hơn mở cánh cổng gỗ? Câu 5: Hãy kể tên 5 vật dẫn nhiệt tốt, 5 vật dẫn nhiệt kém? .
  4. ĐÁP ÁN MÔN KHOA HỌC Bài 11: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG Câu 1: Đáp án Âm thanh mang lại nhiều ích lợi cho cuộc sống con người. Nhờ có âm thanh, chúng ta có thể nói chuyện được với nhau; nghe được những bài hát, bản nhạc; học tập; truyền tin, báo hiệu những nguy hiểm cần tránh. Câu 2: Đáp án Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất làm việc của con người. Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn như: không gây tiếng ồn ở nơi công cộng; sử dụng các vật cách âm làm giảm tiếng ồn truyền đến tai. Câu 3: Viết vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai Không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. Đ D S Tiếng ồn không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đ Khi khoan cắt bê tông, người công nhân thường đeo cái bịt tai để giảm tiếng ồn. S Mở ti vi rất to lúc đêm khuya D Đ Tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến đời sống các con vật. Câu 4: Nối 1 âm thanh ở cột A ứng với 1 vai trò ở cột B cho thích hợp: A (Âm thanh) B (Vai trò) Tiếng chim hót, tiếng đàn Báo hiệu giờ vào học Tiếng còi xe cứu thương Giúp thư giãn, giải trí Tiếng trống trường Báo hiệu cấp cứu Tiếng cô giáo giảng bài Giao tiếp với học sinh Câu 5: Em có thể làm gì để giảm tác hại của ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người khác? Trả lời: Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn: không gây tiếng ồn ở nơi công cộng; sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn truyền đến tai; tuyên truyền cho người thân và những người xung quanh biết tác hại của tiếng ồn và cách phòng tránh chúng,
  5. BÀI 12: NHIỆT ĐỘ VÀ SỰ TRUYỀN NHIỆT Câu 1: Đáp án Vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn. Khi đó vật có nhiệt độ cao hơn tỏa nhiệt nên lạnh đi, vật có nhiệt độ thấp hơn thu nhiệt nên nóng lên. Câu 2: Nhiệt kế là dụng cụ để đo: A. Độ cao B. Nhiệt độ C. Độ dài D. Độ rộng Câu 3: Khi chạm vào cốc nước nóng, tay em cảm thấy nóng vì: A. Tay em đã truyền nhiệt cho cốc nước. B. Nước truyền nhiệt cho tay em. C. Nhiệt độ của cốc nước nóng cao hơn nhiệt độ tay em. D. Nước nóng truyền nhiệt cho cốc, cốc truyền nhiệt cho tay em. Câu 4: Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự truyền nhiệt? A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay. B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng nhôm vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên. C. Đứng gần đống lửa ta thấy nóng người lên D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng truyền nhiệt. Câu 5: Giải thích hiện tượng: “Vì sao vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa?” Trả lời: Vào mùa đông mọi người thích ngồi bên bếp lửa vì nhiệt từ bếp lửa truyền tới người làm cho người ấm. BÀI 13: VẬT DẪN NHIỆT TỐT, VẬT DẪN NHIỆT KÉM Câu 1: Đáp án Có những vật dẫn nhiệt tốt. Có những vật dẫn nhiệt kém. Các kim loại như: bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt,.v.v. dẫn nhiệt tốt. Gỗ, nhựa, len, bông, không khí, xốp, thuỷ tinh,.v.v. dẫn nhiệt kém. Tính dẫn nhiệt của vật có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Câu 2: Nối tên vật ở cột A ứng với khả năng dẫn nhiệt ở cột B cho thích hợp:
  6. A B Sắt Nhôm Vật dẫn nhiệt kém Bông Không khí Đáy bàn là Vật dẫn nhiệt tốt Tay cầm bàn là Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước ý đúng. Khi trời rét, việc mặc áo bông, áo lông hay áo len giúp A. Hạn chế sự truyền nhiệt của cơ thể ra ngoài. B. Tăng cường sự truyền nhiệt của không khí bên ngoài cho cơ thể. C. Nhiệt từ áo sẽ truyền cho cơ thể. D. Hạn chế sự truyền nhiệt của không khí bên ngoài cho cơ thể. Câu 4: Vì sao vào những ngày nắng nóng, mở cánh cổng sắt tay em thấy nóng hơn mở cánh cổng gỗ? Trả lời: Vì ngày nắng nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể, sắt dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên ta cảm thấy cổng sắt nóng hơn cổng gỗ. Câu 5: Hãy kể tên 5 vật dẫn nhiệt tốt, 5 vật dẫn nhiệt kém? Trả lời: - Vật dẫn nhiệt tốt: Bạc, đồng, vàng, nhôm, sắt, - Vật dẫn nhiệt kém: Gỗ, nhựa, xốp, thủy tinh, len, không khí,