Đề ôn tập cuối kì I môn Công nghệ Lớp 4 (Có đáp án)

Câu 1. Nêu đặc điểm hoa đào.
 Trả lời:
• Có hai loại hoa đào là hoa cánh đơn và hoa cánh kép.
• Hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, nhỏ, xoè rộng; lúc nở để lộ ra nhị màu vàng ở giữa.
• Hoa thường nở vào mùa xuân.
Câu 2. Nêu đặc điểm của cây xương rồng.
 Trả lời: Chịu hạn tốt, lá cây tiêu biến thành gai, thân mọng nước, cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm.
Câu 3. Em hãy nối tên các loài cây với lợi ích tương ứng.
Tên Lợi ích
1. Hoa lục bình a. Cây được trồng để làm cảnh, thanh lọc không khí trong nhà, văn phòng,...
2. Cây dương xỉ b. Hoa có thể được sử dụng để chế biến thành những món ăn có lợi cho sức khoẻ.
3. Hoa cúc hoạ mi c. Lá cây thường được dùng để chữa bỏng,
cầm máu, giúp làm lành vết sẹo,...
4. Cây sống đời d. Khi đã phơi khô, hoa được dùng để pha trà, giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,...
 Trả lời: 1 – b ; 2 – a ; 3 – d ; 4 – c
Câu 4. Kể tên một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta.
 Trả lời: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam...
Câu 5. Nêu đặc điểm của chậu bằng gốm, sứ.
 Trả lời: Có nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc. Nặng, khó thoát nước; dễ vỡ; dễ nứt khi cây lớn lên.
Câu 6. Các giá thể: xơ dừa, đất nung, trấu hun có đặc điểm chung là gì? Phù hợp với loại cây nào?
 Trả lời: Các giá thể: xơ dừa, đất nung, trấu hun có đặc điểm chung là tơi, xốp, giữ nước vừa phải. Phù hợp với các loại cây: cây trầu bà, cây phú quý, cây hồng môn, cây phát tài.
docx 4 trang Mạnh Đạt 23/01/2024 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập cuối kì I môn Công nghệ Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_on_tap_cuoi_ki_i_mon_cong_nghe_lop_4_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề ôn tập cuối kì I môn Công nghệ Lớp 4 (Có đáp án)

  1. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CÔNG NGHỆ – CUỐI KÌ I Câu 1. Nêu đặc điểm hoa đào.  Trả lời: • Có hai loại hoa đào là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. • Hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, nhỏ, xoè rộng; lúc nở để lộ ra nhị màu vàng ở giữa. • Hoa thường nở vào mùa xuân. Câu 2. Nêu đặc điểm của cây xương rồng.  Trả lời: Chịu hạn tốt, lá cây tiêu biến thành gai, thân mọng nước, cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm. Câu 3. Em hãy nối tên các loài cây với lợi ích tương ứng. Tên Lợi ích a. Cây được trồng để làm cảnh, thanh lọc 1. Hoa lục bình không khí trong nhà, văn phòng, b. Hoa có thể được sử dụng để chế biến 2. Cây dương xỉ thành những món ăn có lợi cho sức khoẻ. c. Lá cây thường được dùng để chữa bỏng, 3. Hoa cúc hoạ mi cầm máu, giúp làm lành vết sẹo, d. Khi đã phơi khô, hoa được dùng để pha 4. Cây sống đời trà, giúp giải nhiệt cho cơ thể, làm đẹp da,  Trả lời: 1 – b ; 2 – a ; 3 – d ; 4 – c Câu 4. Kể tên một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta.  Trả lời: Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến ở nước ta như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ, cây nha đam Câu 5. Nêu đặc điểm của chậu bằng gốm, sứ.  Trả lời: Có nhiều kiểu dáng, kích thước và màu sắc. Nặng, khó thoát nước; dễ vỡ; dễ nứt khi cây lớn lên. Câu 6. Các giá thể: xơ dừa, đất nung, trấu hun có đặc điểm chung là gì? Phù hợp với loại cây nào?  Trả lời: Các giá thể: xơ dừa, đất nung, trấu hun có đặc điểm chung là tơi, xốp, giữ nước vừa phải. Phù hợp với các loại cây: cây trầu bà, cây phú quý, cây hồng môn, cây phát tài. Câu 7. Nêu tên các dụng cụ cần dùng khi trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
  2.  Trả lời: Găng tay, xẻng nhỏ, chĩa ba, bình tưới, kéo cắt cành. Câu 8. Khi sử dụng dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu, em cần lưu ý điều gì?  Trả lời: Sử dụng dụng cụ theo hướng dẫn của giáo viên; không đùa giỡn khi sử dụng các dụng cụ trồng hoa và cây cảnh; vệ sinh dụng cụ sau khi sử dụng và đặt chúng đúng nơi quy định. Câu 9. Nêu các bước gieo hạt trong chậu.  Trả lời: • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ. • Bước 2: Cho giá thể vào chậu. • Bước 3: Gieo hạt giống vào chậu. • Bước 4: Tưới nước. Câu 10. Nêu vật liệu, vật dụng và dụng cụ cần chuẩn bị để gieo hạt hướng dương trong chậu.  Trả lời: • Hạt giống hoa hướng dương; • Chậu trồng có lỗ thoát nước, dĩa lót bên dưới chậu; • Giá thể (than bùn, xơ dừa, ); • Xẻng nhỏ, găng tay làm vườn, chĩa ba; • Bình tưới cây. Câu 11. Nước ngâm ủ hạt giống hoa hướng dương được chuẩn bị theo tỉ lệ như thế nào?  Trả lời: 2 sôi – 3 lạnh (54oC – 55oC) Câu 12. Sau khi trồng cây hoa trong chậu, em cần lưu ý điều gì?  Trả lời: Em cần lưu ý: • Cần đặt chậu cây vào nơi có bóng râm đến khi cây ra rễ hoặc chồi. • Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh khu vực thực hành khi trồng cây hoa. Câu 13. Nêu các bước trồng cây lưỡi hổ trong chậu.  Trả lời: • Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ. • Bước 2: Cho giá thể vào chậu.
  3. • Bước 3: Trồng cây giống vào chậu. • Bước 4: Tưới nước. Câu 14. Nhu cầu ánh sáng, nước tưới của cây cảnh so với cây hoa như thế nào?  Trả lời: Đa số cây cảnh cần ít ánh sáng và nước tưới hơn so với cây hoa. Câu 15. Nêu yêu cầu về giá thể trồng cây cảnh.  Trả lời: Giá thể trồng cây cảnh phải đảm bảo thoát nước tốt. Câu 16. Khi trồng cây cảnh bằng lá, cần lưu ý điều gì?  Trả lời: Phải đảm bảo phần lá già được vùi vào giá thể. Câu 17. Mô tả công việc tỉa, giặm khi chăm sóc hoa và cây cảnh trong chậu.  Trả lời: • Tỉa bớt cây yếu, cành, lá héo, úa hoặc bị sâu. • Giặm: thêm cây vào những chỗ mọc thưa (đối với những chậu trồng một cây thì bỏ qua bước này). Câu 18. Việc làm cỏ, vun xới khi chăm sóc cây trong chậu có tác dụng gì?  Trả lời: Loại bỏ cỏ dại mọc trong chậu, xới để làm xốp giá thể trong chậu. Câu 19. Nhu cầu ánh sáng của cây dừa cạn so với cây lưỡi hổ như thế nào?  Trả lời: Cây dừa cạn cần nhiều ánh sáng hơn cây lưỡi hổ. Câu 20. Đánh dấu  vào trước tên công việc chăm sóc cây lưỡi hổ Tưới phun sương (1 lần/tuần). Tỉa bớt cây, lá bị úa. Xới để làm xốp giá thể trong chậu. Loại bỏ cỏ dại mọc trong chậu. Bón phân bổ sung cho cây. Bắt sâu cho cây. Đặt cây trong phòng (ít ánh sáng). Vệ sinh lá cây.  Trả lời:
  4.  Tưới phun sương (1 lần/tuần).  Tỉa bớt cây, lá bị úa.  Xới để làm xốp giá thể trong chậu. Loại bỏ cỏ dại mọc trong chậu.  Bón phân bổ sung cho cây. Bắt sâu cho cây.  Đặt cây trong phòng (ít ánh sáng).  Vệ sinh lá cây.