10 Đề ôn tập phần đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)
1. Ngoại hình của tên chúa tàu được tả bằng chi tiết nào?
a. Cao lớn, vạm vỡ, da sạm như gạch nung.
b. Trên má có một cái sẹo chém dọc xuống, trắng bệch..
c. Cả Hai ý trên đều đúng.
2. Những chi tiết nào miêu tả tính hang hãn của tên chúa tàu?
a. Hát những bài ca man rợ, đập tay xuống bàn bàn quát mọi người im.
b. Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm định đâm.
c. Cả Hai ý trên đều đúng.
3. Bác sĩ Ly là người như thế nào?
a. Nổi tiếng nhân từ.
b. Nổi tiếng nghiêm khắc.
c. Nổi tiếng đức độ.
4. Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
a. Bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
b. Đức độ hiền từ mà nghiêm nghị.
c. Đức độ, cương quyết và nghiêm nghị.
a. Cao lớn, vạm vỡ, da sạm như gạch nung.
b. Trên má có một cái sẹo chém dọc xuống, trắng bệch..
c. Cả Hai ý trên đều đúng.
2. Những chi tiết nào miêu tả tính hang hãn của tên chúa tàu?
a. Hát những bài ca man rợ, đập tay xuống bàn bàn quát mọi người im.
b. Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm định đâm.
c. Cả Hai ý trên đều đúng.
3. Bác sĩ Ly là người như thế nào?
a. Nổi tiếng nhân từ.
b. Nổi tiếng nghiêm khắc.
c. Nổi tiếng đức độ.
4. Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
a. Bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
b. Đức độ hiền từ mà nghiêm nghị.
c. Đức độ, cương quyết và nghiêm nghị.
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề ôn tập phần đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 10_de_on_tap_phan_doc_hieu_tieng_viet_lop_4_co_dap_an.pdf
Nội dung text: 10 Đề ôn tập phần đọc hiểu Tiếng Việt Lớp 4 (Có đáp án)
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 1 Dựa vào nội dung bài đọc “KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ngoại hình của tên chúa tàu được tả bằng chi tiết nào? a. Cao lớn, vạm vỡ, da sạm như gạch nung. b. Trên má có một cái sẹo chém dọc xuống, trắng bệch c. Cả Hai ý trên đều đúng. 2. Những chi tiết nào miêu tả tính hang hãn của tên chúa tàu? a. Hát những bài ca man rợ, đập tay xuống bàn bàn quát mọi người im. b. Đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm định đâm. c. Cả Hai ý trên đều đúng. 3. Bác sĩ Ly là người như thế nào? a. Nổi tiếng nhân từ. b. Nổi tiếng nghiêm khắc. c. Nổi tiếng đức độ. 4. Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? a. Bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. b. Đức độ hiền từ mà nghiêm nghị. c. Đức độ, cương quyết và nghiêm nghị. 5. Cặp câu nào khắc họa hai hình ảnh trái nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? a. – Có câm mồm đi không? – Anh bảo tôi phải không? b. – Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. – Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh treo cổ trong phiên toà sắp tới. c. – Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. – Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. 6. Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? a. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. b. Vì bác sĩ doạ sẽ tống tên cướp biển đi nơi khác. c. Vì bác sĩ doạ sẽ treo cổ tên cướp biển trong phiên toà. 7. Có mấy câu kể “Ai là gì?” trong đoạn thơ sau? Quê hương là chùm khuế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bóng vàng bay. 1
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 a. 1. b. 2. c. 3. 8. Nối ý bên trái với ý bên phải để tạo thành câu kể Ai là gì? a. Bạn Nam. 1. Là sứ giả của bình minh. b. Chim công 2. Là người miền Trung. c. Đại bàng. 3. Là một nghệ sĩ múa. d. Gà trống. 4. Là dũng sĩ của rừng xanh. ĐỀ SỐ 2 Dựa vào nội dung bài đọc “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Phạm Tiến Duật. b. Phạm Hổ. c. Phạm Đình Ân. 2. Vì sao xe không có kính? a. Vì lái xe chưa kịp lắp kính cho xe thì phải lên đường. b. Vì bom giật, bom rung, kính vỡ mất rồi. c. Vì lái xe tháo kính cất đi cho khỏi vỡ. 3. Tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào? a. Ung dung buồng lái ta ngồi. Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội. c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái. 4. Tinh thần đồng đội của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào? a. Ung dung buồng lái ta ngồi. nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội. c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái. 5. Tư thế hiên ngang của các chiến sĩ lái xe tiểu đội xe không kính được thể hiện qua những câu thơ nào? a. Ung dung buồng lái ta ngồi. nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng. b. Những chiếc xe từ trong bom rơi. Đã về đây họp thành tiểu đội. c. Thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Như sa, như ùa vào buồng lái. 6. Bài thơ trên thuộc chủ đề nào? a. Vẻ đẹp muôn màu. b. Những người quả cảm. 2
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 c. Khám phá thế giới. 7. Có mấy câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau? Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. a. 1. b. 2. c. 3. 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm? a. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, bạc nhược, nhu nhược. b. Can đảm, gan dạ, anh dũng, anh hùng, hèn hạ, hèn mạt. c. Can đảm, gan dạ, gan lì, táo bạo, anh dũng, anh hùng. ĐỀ SỐ 3 Dựa vào nội dung bài đọc “THẮNG BIỂN”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài văn? a. Chu Văn. b. Vũ Tú Nam. c. Phong Thu. 2. Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự nào? a. Sự đe doạ của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển -> Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển. b. Sự đe doạ của cơn bão biển -> Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển. c. Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển -> Sự đe doạ của cơn bão biển -> Con người chiến thắng biển. 3. Sự đe doạ của biển cả đối với con đê được ví với hình ảnh nào? a. Như con cá mập đớp con cá thu nhỏ bé. b. Như con cá mập đớp con cá đuối nhỏ bé. c. Như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé. 4. Sóng biển trong cơn bão được ví với hình ảnh nào? a. Như một đàn cá voi lớn. b. Như một đàn cá mập lớn. c. Như một đàn cá khổng lồ. 5. Dòng nào dưới đây miêu tả cuộc vật lộn dữ dội giữa con người với bão biển? 3
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 a. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ thô sơ, với tinh thần quyết tâm chống giữ. b. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ hiện đại, với tinh thần quyết tâm chống giữ. c. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. Một bên là hàng ngàn người với hai bàn tay và những dụng cụ đơn giản, với tinh thần quyết tâm chống giữ. 6. Đám người không sợ chết đã thu được kết quả như thế nào sau khi vật lộn với biển cả? a. Cứu được nhiều người sống lại. b. Cứu được quãng đê sống lại c. Cứu được hoa màu sống lại. 7. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 4 hình ảnh. b. 5 hình ảnh. c. 6 hình ảnh. 8. Trong câu văn sau, tác giả tác sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé. a. Nhân hoá. b. So sánh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 9. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau dùng để làm gì? Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên Huế. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đấu giữ thành năm 1873 và1882. a. Dùng để giới thiệu. b. Dùng để nêu nhận định. c. Cả hai ý trên đều đúng. 10. Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ trái nghĩa với từ dũng cảm? a. Hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, can trường, bạo gan. b. Bạo gan, can trường, nhút nhát, bạc nhược, nhu nhược. c. Nhu nhược, bạc nhược, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt. 4
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 4 Dựa vào nội dung bài đọc “GA-VRỐT NGOÀI CHIẾN LUỸ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Dòng nào dưới đây là câu nói của Ăng-giôn-ra? a. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn quá mười viên đạn. b. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn đến mười viên đạn. c. Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy của chúng ta không còn mười viên đạn. 2. Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để làm gì? a. Để nhặt súng của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân. b. Để nhặt đạn của bọn lính chết gần chiến luỹ, tiếp tế cho nghĩa quân. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Những chi tiết nào dưới đây thể hiện lòng dũng cảm của Ga-vrốt? a. Dưới làn mưa đạn, Ga-vrốt ra ngoài chiến luỹ để nhặt đạn cho nghĩa quân. b. Mặc dầu Cuốc-phây-rắc thét giục Ga-vrốt quay trở vào chiến luỹ nhưng cậu vẫn cố nán lại để nhặt được nhiều đạn hơn. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Vì sao tác giả gọi Ga-vrốt là một thiên thần? a. Vì hành động dũng cảm, bất chấp nguy hiểm của Ga-vrốt. b. Vì trong khói lửa mịt mù, thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện, Ga-vrốt nhanh nhẹn, đạn của kẻ thù không bắn trúng cậu. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5. Chi tiết nào miêu tả sự nhanh nhẹn của Ga-vrốt? a. Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn. b. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. c. Thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện trong khói lửa mịt mù. 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Những người quả cảm. b. Khám phá thế giới. c. Tình yêu cuộc sống. 7. Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau đây dùng để làm gì? Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. a. Dùng để giới thiệu. b. Dùng để nhận định. c. Cả hai ý trên đều đúng. 5
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 8. Giải nghĩa các thành ngữ sau bằng cách nối? a. . Trải qua nhiều trận mạc, trải qua 1. Gan vàng dạ sắt nhiều nguy hiểm, từng cận kề bên cái chết. b. Gan dạ, dũng cảm, không nao 2. Chân đồng tay sắt núng trước khó khăn, nguy hiểm c. . Có sức mạnh phi thường, dũng 3. Hồn bay phách lạc mãnh, bền bỉ để đảm đương công việc lớn. Sợ hãi, hốt hoảng đến mức không d. . còn hồn vía nữa. 4. Vào sinh ra tử. 6
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 5 Dựa vào nội dung bài đọc “DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Cô-péc-ních là nhà thiên văn học nước nào? a. Ba Lan. b. Hà Lan. c. Phần Lan 2. Cô-péc-ních tuyên bố điều gì? a. Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ. b. Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. c. Vì sao và mặt trăng quay xung quanh trái đất. 3. Tuyên bố của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? a. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này. b. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, không đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này c. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh mặt trăng. 4. Ga-li-lê đã làm gì để cổ vũ cho Cô-péc-ních? a. Quay phim. b. Làm thơ. c. Viết sách. 5. Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã làm gì để bảo vệ chân lý khoa học? a. Bất chấp nguy hiểm, phiền phức, dám nói ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời, trái với quan điểm được công nhận lúc bấy giờ. b. Bất chấp nguy hiểm, phiền phức, dám làm theo những lời phán bảo của Chúa trời, trái với quan điểm được công nhận lúc bấy giờ. c. Bất chấp nguy hiểm, phiền phức, dám nói ngược lại với những lời phán bảo của Chúa trời, nhưng phù hợp với quan điểm được công nhận lúc bấy giờ. 6. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Vẻ đẹp muôn màu. b. Những người quả cảm. c. Khám phá thế giới. 7. Trong đoạn trích sau có mấy câu cầu khiến? - Cậu làm gì đấy? – Cuốc-phây-rắc hỏi. 7
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 - Em nhặt cho đầy giỏ đây! Cuốc-phây-rắc thét lên: Vào ngay! - Tí ti thôi! – Ga-vrốt nói. a. 2. b. 3. c. 4. 8. Câu cầu khiến sau đây được đặt bằng cách nào? Em hát đi! a. Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ. b. Thêm các từ: đề nghị, xin, mong, vào đầu câu. c. Thêm các từ: lên, đi , thôi, nào, vào cuối câu. ĐỀ SỐ 6 Dựa vào nội dung bài đọc “CON SẺ”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài “Con sẻ”? a. Tuốc-ghê-nhép. b. Ga-li-lê. c. Huy-gô 2. Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của con sẻ già? a. Nó nhảy hai ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó. b. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. c. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. 3. Dòng nào dưới đây miêu tả hành động dũng cảm của con sẻ già? a. Tôi vội lên tiếng gọi con chó đang bối rối ấy tránh ra xa, lòng đầy thán phục. b. Bỗng từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá rơi trước mõm con chó. c. Sẻ già lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con. 4. Vì sao tác giả thán phục sẻ già? a. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để cứu con của sẻ già. b. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để ra oai của sẻ già. c. Vì hành động dũng cảm đối đầu với con vật lớn hơn mình rất nhiều để thoát thân của sẻ già. 5. Trong mắt con sẻ già, hình ảnh con chó hiện lên như thế nào? a. Như một con chó khổng lồ. b. Như một con quỷ khổng lồ. c. Như một con quái vật khổng lồ. 8
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 6. Điều gì ở con sẻ già khiến tác giả thán phục? a. Vẻ đẹp của bộ ức đen nhánh. b. Tiếng kêu tuyệt vọng và thảm thiết. c. Tình yêu của nó dành cho sẻ con. 7. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Câu kể “Ai làm gì?”. 1. Căn nhà trống vắng. b. Câu kể “Ai thế nào?”. 2. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. c. Câu kể “Ai là gì?”. 3. Bạn đừng giấu! d. Câu cầu khiến. 4. Thanh niên lên rẫy. 8. Câu cầu khiến sau đây được đặt bằng cách nào? Bạn không nên làm thế! a. Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ. b. Thêm các từ: lên, đi , thôi, nào, vào cuối câu. c. Dùng giọng điệu phù hợp với câu cầu khiến ĐỀ SỐ 7 Dựa vào nội dung bài đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài văn? a. Nguyễn Phan Hách. b. Trần Đăng Khoa. c. Trần Liên Nguyễn. 2. Sa Pa là địa danh thuộc tỉnh nào? a. Sơn La. b. Lào Cai. c. Điện Biên. 3. Tác giả đến Sa Pa trên con đường nào? a. Đường xuyên Á. b. Đường xuyên huyện. c. Đường xuyên tỉnh. 4. Cảm giác bồng bềnh, huyền ảo được tạo nên do đâu? a. Do những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô. b. Do những đám mây trắng bay trên đỉnh núi. c. Do những đám mây trăng bay sườn núi. 5. Dọc đường lên Sa Pa, tác giả đi bên những cái gì? a. Những thác trắng xoá tựa mây trời. b. Những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. 9
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 Hoàng hôn, áp phiên của phiên Cảnh đẹp trên đường a. . chợ thị trấn, người ngựadập dìu 1. lên Sa Pa. trong sương núi tím nhạt. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng Cảnh đẹp trên con b. . nàn, những bông hoa lay ơn đen 2. đường xuyên tỉnh. nhung quý hiếm. Chúng tôi đang đi bên những thác Cảnh đẹp của thị trắng xoá tựa mây trời, những trấn nhỏ trên đường c. . rừng cây âm âm, những bông hoa 3 . lên Sa Pa. chuối rực lên như lửa. Những đám mây trắng nhỏ sà Cảnh đẹp của Sa Pa. d. . xuốngcửa kính ô tô tạo nên cảm 4. giác bồng bềnh huyền ảo. 7. Nội dung chính của bài văn là gì? a. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu thương bạn bè. b. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu đất nước. c. Ca ngợi cảnh đẹp của Sa Pa qua đó thể hiện tình cảm yêu mến người thân. 8. Bài văn trên thuộc chủ đề nào? a. Khám phá thế giới. b. Những người quả cảm. c. Tình yêu cuộc sống. 9. Hoạt động nào được gọi là du lịch? a. Đi công tác nước ngoài. b. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh. c. Đi chơi xa để thăm ông bà. 10. Câu cầu khiến nào phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố đi học hè. a. Bố ơi, hè này bố cho con đi học thêm nhé! b. Bố cho con đi học thêm đi! c. Bố cho con đi học trong hè này nghe! 10
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 8 Dựa vào nội dung bài đọc “TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN?”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Nguyễn Phan Hách. b. Trần Đăng Khoa. c. Trần Liên Nguyễn. 2. Bài thơ trên gồm có mấy khổ? a. 5 khổ. b. 6 khổ. c. 7 khổ. 3. Trong hai khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? a. Cánh rừng xa, quá chín. b. Biển xanh, mắt cá. c. Quả chín, mắt cá. 4. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng đến từ biển xanh? a. Trăng tròn như mắt cá. b. Trăng hồng như quả chín. c. Trăng bay như quả bóng. 5. Câu thơ nào dưới đây miêu tả trăng dến từ sân chơi trẻ thơ? a. Và soi vùng góc sân. b. Trăng bay như quả bóng. c. Trăng ơi có nơi nào. 6. Bài thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? a. Tình cảm yêu mến, kính trọng đối với cha mẹ. b. Tình cảm yêu mến, tự hào đối với quê hương đât nước. c. Tình cảm yêu mến, tự hào về các chú bộ đội. 7. Bài thơ có mấy hình ảnh so sánh? a. 2 hình ảnh. b. 3 hình ảnh. c. 4 hình ảnh. 8. Thám hiểm là gì? a. Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ khó khăn có thể nguy hiểm. b. Đi chơi xa về nghỉ ngơi, nngắm cảnh. c. Tìm hiểu về đời sống của nơi mình ở. 9. Câu cầu khiến nào dưới đây phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố mẹ đi chơi với các bạn? a. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn nhé! b. Bố ơi, bố cho con đi chơi với các bạn được không ạ? c. Cả hai ý trên đều đúng. 11
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 9 Dựa vào nội dung bài đọc “HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH THẾ GIỚI”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng xuất phát vào thời gian nào? a. 20 – 9 – 1519 b. 20 – 9 – 1591 c. 20 – 9 – 1159 2. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng xuất phát từ đâu? a. Từ cửa biển Đại Tây Dương. b. Từ cửa biển Xê-li-va nước Tây Ban Nha. c. Từ cửa biển Xê-li-va nước Bồ Đào Nha. 3. Mục đích cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng là gì? a. Khám phá con đường trên sông dẫn đến những vùng đất mới. b. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. c. Khám phá con đường trên biển dẫn đến Thái Bình Dương. 4. Đại Dương đầu tiên đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng vượt qua là gì? a. Thái Bình Dương. b. Ấn Độ Dương. c. Đại Tây Dương. 5. Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? a. Đi mãi chẳng thấy bờ, thức ăn đã cạn, nước ngọt hết sạch, thuỷ thủ phải phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. b. Mỗi ngày đoàn thám hiểm có vài người chết phải ném xác xuống biển. c. Cả hai ý trên đều đúng. 6. Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đi theo hành trình nào? a. Châu Âu – Đại Tây Dương - Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu. b. Châu Âu – Châu Mĩ – Đại Tây Dương - Thái Bình Dương – Châu Á – Ấn Độ Dương – Châu Âu. c. Châu Âu – Đại Tây Dương - Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương – Châu Âu. 7. Đoàn thám hiểm cập bến Tây Ban Nha vào thời điểm nào? a. 8-9-1252. b. 8-9-1522. c. 9-8-1522. 8. Hành trình của đoàn thám hiểm kéo dài bao nhiêu ngày? a. 1081 ngày. b. 1038 ngày. c. 1083 ngày. 12
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 9. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. Va li, thiết bị nghe nhạc, lều Các phương tiện giao thông dùng cho chuyến a. trại, quần áo bơi, đò ăn, nước 1. uống tham quan. Phố cổ, bãi biển, hồ, núi, đền, Đồ dùng cần cho tham b. chùa, di tích lịch sử, bảo tàng 2. quan, du lịch. Tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, xe máy, Địa điểm tham quan, du c. xe buýt, xích lô 3. lịch. 10. Câu cảm nào đúng với tình huống sau : Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có một bạn làm được. a. Bạn giỏi thật ! b. Bạn siêu thật đấy ! c. Cả hai ý trên đều đúng. 13
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 ĐỀ SỐ 10 Dựa vào nội dung bài đọc “DÒNG SÔNG MẶC ÁO”, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây. 1. Ai là tác giả của bài thơ? a. Nguyễn Trọng Tạo. b. Trần Đăng Khoa. c. Thy Ngọc. 2. Dòng sông mặc áo hoa vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 3. Dòng sông mặc áo xanh vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 4. Dòng sông mặc áo vàng vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi chiều. 5. Dòng sông mặc áo đen vào buổi nào trong ngày? a. Buổi sáng. b. Buổi trưa. c. Buổi đêm. 6. Biện pháp nhân hóa trong bài thơ có tác dụng gì? a. Làm cho hình ảnh dòng sông trở nên gần gũi, thân thuộc. b. Thể hiện được sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian. c. Cả hai ý trên đều đúng. 7. Trong câu thơ “Áo xanh mặc như là mới may”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Nhân hóa. b. So sánh. c. Cả hai ý trên đều đúng. 8. Trong câu thơ “Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa” tác giả đã nhân hóa dòng sông bằng cách nào? a. Tả dòng sông bằng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người. b. Nói với dòng sông như nói với người. c. Gọi dòng sông bằng một từ vốn để gọi người. 9. Câu cảm sau đây dùng để làm gì? Chà, con vẹt có bộ lông mới đẹp làm sao! a. Dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng. 14
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 b. Dùng để bộc lộ cảm xúc thán phục. c. Dùng để bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên. 10. Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì bằng cách nối? a. Ôi, bạn Hải đến kìa! 1. Cảm xúc ngạc nhiên. b. Ôi, bạn Hải thông minh quá! 2. Cảm xúc đau xót. c. Trời, thật là kinh khủng! 3. Cảm xúc vui mừng. d. Cậu làm tớ bất ngò quá! 4. Cảm xúc thán phục. ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng c c a b c a b a-2; b-3; c-4; d-1 ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c b a b a c ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b c a a b b c c c ĐÁP ÁN ĐỀ 4 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c c b a b a-4; b-1; c-2; d-3 ĐÁP ÁN ĐỀ 5 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b a c a b b c ĐÁP ÁN ĐỀ 6 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng a b c a b c a-4; b-1; c-2; a d-3 ĐÁP ÁN ĐỀ 7 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15
- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT LỚP 4 ý đúng a b c a c a-3; b-4; c-1; b a b a d-2 ĐÁP ÁN ĐỀ 8 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ý đúng b b c a b b b a c ĐÁP ÁN ĐỀ 9 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a b b c c a b c a-2; b-3; c- c 1 ĐÁP ÁN ĐỀ 10 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ý đúng a a b c c c c a b a-3; b-4; c-2; d- 1 16