10 Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4

Đọc thầm bài văn sau:

CHẬM VÀ NHANH

    Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều.

    Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.

  “Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.

Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay:

- Em xin được học cùng với bạn Minh.

Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói:

- Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại.

Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng:

- Cảm ơn cậu.

- Sao cậu lại cảm ơn tớ?

- Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ.

Dũng cười:

- Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý.

Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ.

(Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Minh là một cậu bé như thế nào?

A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế.

B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành.

C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh.

docx 19 trang Trà Giang 13/07/2023 5000
Bạn đang xem tài liệu "10 Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_thi_giua_hoc_ki_1_tieng_viet_lop_4.docx

Nội dung text: 10 Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt Lớp 4

  1. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (10 đề) ĐỀ SỐ 1: A. Kiểm tra đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 1 đến tuần 9. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm) Đọc thầm bài văn sau: CHẬM VÀ NHANH Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều. Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè. “Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ. Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay: - Em xin được học cùng với bạn Minh. Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói: - Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại. Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng: - Cảm ơn cậu. - Sao cậu lại cảm ơn tớ? - Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ. Dũng cười: - Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý. Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ. (Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 (0,5 điểm). Minh là một cậu bé như thế nào? A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế. B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành. C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh. Câu 2 (0,5 điểm). Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh? A. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh. B. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cùng bạn chơi cờ vua. C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ. Câu 3 (0,5 điểm). Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh?
  2. A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau. B. Minh và Dũng rất thân nhau. C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại. Câu 4*(1 điểm). Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn như thế nào? Vì sao? Câu 5 (1 điểm). Gạch dưới từ dùng sai trong các câu sau và tìm từ có tiếng tự thay thế cho phù hợp. A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp. Từ thay thế: B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông. Từ thay thế: Câu 6 (1 điểm). Tìm danh từ, động từ trong câu Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều. - Danh từ: - Động từ: Câu 7 (0,75 điểm). Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải: Tác dụng của dấu ngoặc kép trong Câu câu 1. Quả đúng là “Học thầy không tày học a. Đánh dấu lời nói trực tiếp bạn”. b. Đánh dấu từ ngữ mượn của người 2. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi. khác. 3. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là c. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !”. nghĩa đặc biệt. Câu 8 (1 điểm). Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm: A. vui à B. thẳng à Câu 9 (0,75 điểm). Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp (chú ý viết hoa lại cho đúng): (a ma dôn, bắc kinh) A. Thủ đô của Trung Quốc là B. Dòng sông lớn chảy qua Bra-xin là B. KIỂM TRA PHẦN VIẾT I. Chính tả (2 điểm) Nghe viết: Buổi sáng trên bờ biển Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
  3. (Bùi Hiển) II. Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nói về mơ ước của em. Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết. ĐỀ SỐ 2: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau: ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ? - Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp: - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. (Theo Truyện khuyết danh nước Anh)
  4. nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn ( Thiên Lương) Câu 1: ( 0,5 điểm) Bài văn miêu tả mấy loại chim? A. 5 loại chim. B. 6 loại chim. C. 7 loại chim Câu 2: ( 0,5 điểm) Hoạt động của chim piêu là? A. A Hót lanh lảnh. B. Nhào lộn trên cành cây. C. Cất tiếng hót gọi đàn. Câu 3: ( 0,5 điểm) Nhận xét về loại chim ở Tây Nguyên ? A. Có nhiều loại chim, có màu sắc khác nhau. B. Chim ở Tây Nguyên rất nhiều. C. Chim ở Tây Nguyên thường hót rất hay. Câu 4: ( 1điểm) Để bảo vệ các loại chim, em phải làm gì? Câu 5: (0,5 điểm) Câu Tôi nói: “Đồng bào có nghe rõ không?” Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì? A. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Báo hiệu bộ phận đứng trước nó là lời nói của một nhân vật. C. Là lời nói của Bác Hồ. Câu 6: ( 0,5 điểm) Tiếng “ đang” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Chỉ có vần. B. Có âm đầu, vần, thanh. C. C. Chỉ có âm đầu và vần. Câu 7: (1,0 điểm) Bài văn trên có 3 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 3 từ láy đó? A. Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ. B. Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao. C. Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít. Câu 8: (0,5 điểm) Bài văn trên có mấy danh từ riêng? A. Có 1 danh từ riêng. Đólà: B .Có 2 danh từ riêng. Đó là: C .Có 3 danh từ riêng. Đó là: Câu 9: (1,0 điểm) Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng: Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước. Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba , sẽ ước gì? Em trả lời những điều ước của mình. Câu 10: (1,0 điểm) Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ. B. Kiểm tra viết:
  5. I. Chính tả : Viết đoạn “Chim rừng Tây Nguyên” ở trên. II.Tập làm văn: Viết một bức thư cho bạn, kể về tình hình học tập của mình trong thời gian qua cho bạn nghe. ĐỀ SỐ 6: A. Kiểm tra đọc: (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. (Theo Hà Mạnh Hùng) Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. Câu 1. Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả? A. Vào mùa thu B. Vào mùa xuân C. Vào mùa đông D. Vào mùa hạ
  6. Câu 2. Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây nhỏ. D. Sóc tự lo bản thân mình để mặc kệ Thỏ. Câu 3. Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn? A. Tiếng răng rắc trên cành cây càng kêu to hơn. B. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. C. Cái cây cong hẳn lại sắp gãy rồi. D. Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp. Câu 4. Việc làm nói trên của Sóc thể hiện điều gì? A. Sóc là người bạn rất khỏe. B. Sóc là người thật thà và dũng cảm. C. Sóc là người bạn chăm chỉ và siêng năng. D. Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5. Bác Voi khen ngợi Sóc và Thỏ như thế nào? Câu 6. Nội dung câu chuyện trên nói lên điều gì? Câu 7. Câu văn: "Đoàn kết là truyền thống quý báu của nhân dân ta". Có mấy từ đơn? A. Có 3 từ đơn. B. Có 4 từ đơn. C. Có 5 từ đơn. D. Có 6 từ đơn. Câu 8. Dòng nào dưới đây có các từ đều là từ láy? A. thân thiết, chót vót, cành cây B. sung sướng, vắt vẻo, cây cao C. nhanh nhẹn, vội vàng, lơ lửng D. lao xao, bờ bãi, dẻo dai Câu 9. Gạch chân dưới các động từ trong câu văn sau: "Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành sồi đó liền biến thành vàng" Câu 10. Xếp các từ ghép dưới đây vào dòng tương ứng: xe máy, hoa mai, xe cộ, màu xanh, đường sá, phố phường, bút máy, ruộng vườn, máy móc, đường làng. - Từ ghép có nghĩa tổng hợp: - Từ ghép có nghĩa phân loại : B. Kiểm tra viết: I. Chính tả (Nghe viết) Bài: VÀO NGHỀ
  7. Đoạn viết từ: (Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc đến suốt thời gian học.) sách HDH Tiếng Việt 4 II. Tập làm văn Đề bài: Em hãy viết bức thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới. ĐỀ SỐ 7: A. Kiểm tra đọc: (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên : - Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích : - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ. (Theo Truyện nước ngoài) Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đặt trước câu trả lời đúng ở câu 1,2,3,6,8. Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào? A. Lấp lánh. B. Chói chang. C. Nhẹ nhàng. D. ấm áp Câu 2. Hoa hỏi gió và sương điều gì ? A. Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không. B. Gió và sương có thích bài hát của hoa không. C. Gió và sương hát hay hoa hát đấy . D. Gió và sương có thích hát cùng hoa không. Câu 3. Gió và sương trả lời hoa thế nào ?
  8. A.Ơ, đó là bạn hát à ? B. Bài hát đó không hay bằng bài hát của gió và sương. C. Gió và sương không thích bài hát đó. D. Đó là gió và sương hát đấy chứ. Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của bác gác rừng ? Câu 5. Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa ? Và em đã tranh cãi với thái độ như thế nào để phần thắng thuộc về em ? Câu 6. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói lên sự đoàn kết ? A. Thương người như thể thương thân. B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Chung lưng đấu sức. Câu 7. Tìm và gạch chân một từ ghép trong câu sau. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao. Câu 8. Trong câu: “Mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca” có mấy danh từ ? Kể ra. A. 1 danh từ. Đó là . B. 2 danh từ. Đó là . C. 3 danh từ. Đó là . D. 4 danh từ. Đó là . Câu 9. Tìm một từ chỉ hoạt động trong bài và đặt câu với từ đó. Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe - viết. Cây chuối mẹ Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. (Theo: Thép Mới) II. Tập làm văn Viết bức thư gửi người thân hoặc bạn ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. ĐỀ SỐ 8: A. Kiểm tra đọc
  9. I. Đọc thành tiếng Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. 1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Đoạn từ “Tôi cất tiếng giã gạo.”, sách TV4, tập 1 - trang 15) 2. Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca (Đoạn từ “An-đrây-ca lên chín mang về nhà .”, sách TV4, tập 1 - trang 55) 3. Trung thu độc lập (Đêm nay, tới ngày mai.”, sách TV4, tập 1 - trang 66) 4. Nếu chúng mình có phép lạ (4 khổ thơ đầu, sách TV4, tập 1 - trang 76) II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: LỜI CẢM ƠN Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi. - Ông ơi, cháu đói quá! Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát. - Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói . Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài cửa, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát. "Nó làm cái quái gì thế?!" - Tôi nghĩ. Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy đến. Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông! " Rồi, như sợ tôi nghe không rõ, nó nói to hơn: "Cảm ơn ông nhiều lắm ạ! " Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. Tôi xúc động và nhớ hoài lời cảm ơn của một cậu bé đường phố vì một mẩu bánh mì. (Sưu tầm) Câu 1. Cậu bé trong bài là: A. trẻ em khuyết tật. B. khách du lịch. C. trẻ em Tiểu học . D. trẻ em đường phố. Câu 2. Ghi lại câu văn tả ngoại hình cậu bé. Câu 3. Sau khi nhận được bánh mì, cậu bé đã: A. bỏ đi luôn, không nói gì như những đứa trẻ đường phố khác. B. đứng ngoài cửa hàng chờ gặp khách để nói lời cảm ơn. Câu 4. Nhận xét về nhân vật “Người ông” trong bài: A. Người ông trong bài cho em bé thức ăn khi em đói.
  10. B. Người ông không muốn cậu bé đến gần mình vì cậu bẩn thỉu. C. Người ông ngạc nhiên và xúc động vì cậu bé biết nói lời cảm ơn. D. Người ông trong bài không quan tâm đến trẻ em đường phố. Câu 5. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này. Câu 6. Tìm và ghi lại 2 từ láy có trong bài đọc thầm. Câu 7. Trong câu: Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông!" có: A. 1 từ phức , đó là B. 2 từ phức, đó là C. 3 từ phức, đó là D. 4 từ phức, đó là Câu 8. Từ cùng nghĩa với từ trung thực là từ Đặt câu với từ tìm được: B. kiểm tra viết I. Chính tả (Nghe đọc) Thời gian: 15 phút Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81) Viết đầu bài và đoạn “Sau này làm công tác buổi đầu cậu đến lớp.” II. Tập làm văn: Thời gian: 40 phút Đề bài: Chọn 1 trong các đề sau: a. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể về ước mơ của em cho người thân biết. b. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể một việc tốt mà em đã làm. ĐỀ SỐ 9: A. Kiểm tra đọc: (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: THẢ DIỀU Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng. Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngần Diều hay chiếc thuyền Trôi trên sông Ngân.
  11. Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại. Cánh diều no gió Nhạc trời reo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. Ơi chú hành quân Cô lái máy cày Có nghe phơi phới Tiếng diều lượn bay? (Trần Đăng Khoa) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào? A. trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời B. trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm C. trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều? A. trong ngần, chơi vơi, reo vang B. trong ngần, phơi phới, réo vang C. trong ngần, phơi phới, lượn bay Câu 3. Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì? A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng. B. Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn. C. Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn. Câu (4). Ý chính của bài thơ là gì? A. Tả vẻ đẹp của trăng vàng trên bầu trời quê hương. B. Tả vẻ đẹp của bầu trời và cánh đồng lúa quê hương. C. Tả vẻ đẹp của cánh diều bay lượn trên bầu trời quê. B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: Sông (1) uốn khúc giữa (2) rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông
  12. (3) lánh thì mặt (4) gợn sóng,(5) linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6) ra sông hóng mát. Trong sự yên (7) .của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8) . (Theo Dương Vũ Tuấn Anh) (Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng ) I. Tập làm văn Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em. Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. ĐỀ SỐ 10: A. Kiểm tra đọc: (10 điểm). I. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: TÊN BẠN KHẮC BẰNG VÀNG An-ne và chị Ma-ri ngồi ăn bánh trên bàn. Chị Ma-ri đọc dòng chữ ghi trên chiếc hộp đựng: “Bánh có thưởng khuyến mại – Hãy xem chi tiết mặt sau hộp”. Ma-ri hào hứng: - Phần thưởng đã lắm nhé, “Tên bạn khắc bằng vàng”, nghe này, “Chỉ việc gửi một đô-la với phiếu để trong hộp có điền tên và địa chỉ. Chúng tôi sẽ gửi một chiếc cặp tóc đặc biệt có khắc tên bạn bằng vàng (mỗi gia đình chỉ một người thôi)”. An-ne đặc biệt thích thú, chộp lấy chiếc hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ háo hức : - Tuyệt quá! Một chiếc cặp tóc với tên em khắc bằng vàng. Em phải gửi phiếu đi mới được. Nhưng chị Ma-ri đã ngăn lại: - Xin lỗi em! Chị mới là người đầu tiên đọc. Vả lại, chị mới có tiền nên chính chị sẽ gửi. An-ne vùng vằng, rơm rớm nước mắt, nói: - Nhưng em rất thích cặp tóc. Chị luôn cậy thế là chị nên toàn làm theo ý mình thôi! Chị cứ việc gửi đi! Em cũng chẳng cần. Nhiều ngày trôi qua. Rồi một gói bưu phẩm để tên Ma-ri được gửi tới. An-ne rất thích xem cái cặp tóc nhưng không muốn để chị biết. Ma-ri mang gói bưu phẩm vào phòng mình. An- ne ra vẻ hững hờ đi theo, ngồi lên giường chị, chờ đợi. Em giận dỗi giễu cợt: - Chắc họ gửi cho chị chiếc cặp tóc bằng vàng đấy! Hi vọng nó sẽ làm chị thích! Ma-ri chậm rãi mở món quà rồi kêu lên: - Ồ, đẹp tuyệt! Y như quảng cáo. - Tên bạn khắc bằng vàng. Bốn chữ thật đep. Em có muốn xem không, An-ne? - Không thèm! Em không cần chiếc cặp quê mùa của chị đâu!
  13. Ma-ri để cái hộp trắng xuống bàn trang điểm và đi xuống nhà. Còn lại một mình An-ne trong phòng. Cô bé không kìm lòng được nên đi đến bên bàn, nhìn vào trong hộp và há hốc miệng ngạc nhiên. Lòng em tràn ngập cảm xúc: vừa thương yêu chị, vừa xấu hổ. Rồi nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh. Trên chiếc kẹp quả là có bốn chữ, nhưng là bốn chữ: AN-NE. (Theo A.F.Bau-man – Hà Châu dịch) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Phần thưởng khuyến mãi ghi trên chiếc hộp đựng bánh của Ma-ri và An-ne là gì? A. Một hộp bánh có khắc tên người mua trên mặt hộp B. Một chiếc cặp tóc có khắc tên người mua bằng vàng C. Một chiếc cặp tóc màu vàng có giá trị bằng một đô-la Câu 2. Chi tiết nào cho thấy An-ne rất giận khi chị gái nói sẽ giành quyền gửi phiếu khuyến mãi? A. Vùng vằng nói dỗi với chị rằng không cần chiếc cặp B. Ra vẻ hờ hững, không thèm để ý đến gói bưu phẩm C. Giận dỗi, diễu cợt chị, chê chiếc cặp tóc quê mùa. Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy cảm xúc của An-ne khi nhìn thấy chiếc cặp? A. Không kìm lòng được nên đã đến bên bàn xem chiếc cặp B. Chộp lấy hộp, xoay lại, mắt sáng rỡ vì rất thích thú C. Nước mắt làm nhòa những dòng chữ khắc lóng lánh Câu 4. Vì sao An-ne cảm thấy vừa thương yêu chị vừa xấu hổ khi nhìn chiếc cặp có tên mình? A. Vì đã hiểu nhầm tình thương thầm kín của chị dành cho mình B. Vì thấy chị rất vui vẻ mời mình xem chiếc cặp tóc đẹp tuyệt C. Vì đã vờ tỏ ra hờ hững nhưng lại lén xem chiếc cặp tóc đẹp B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Điền vào chỗ trống: a) Tiếng bắt đầu bằng s hoặc x Mùa . Đã đến. Từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng .bay tới, đuổi nhau chung quanh những mái nhà. Mùa đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì .trên trái đất lại vươn lên ánh . mà sinh nảy nở với một mạnh không cùng. (Theo Nguyễn Đình Thi) b) Tiếng chứa vần ât hoặc âc Sau một ngày múc nước giếng, hai xô nước ngồi nghỉ ngơi. Một cái xô luôn càu nhàu, không lúc nào vui vẻ. Nó nói với cái xô kia: - Cuộc sống của chúng ta chán đấy. Chúng ta chỉ đầy khi được lên khỏi giếng, nhưng khi bị hạ xuống giếng thì chúng ta lại trống rỗng. Chiếc kia không bao giờ càu nhàu, lúc nào cũng vui vẻ. Nó nói: - Đúng vậy. Nhưng tớ lại không nghĩ như cậu. Chúng ta chỉ trống rỗng khi bị hạ xuống giếng thôi, còn khi được lên khỏi giếng thì chúng ta luôn luôn đầy ắp. (Theo La Phông-ten)
  14. II. Tập làm văn Viết đoạn văn (2- 3 câu) miêu tả một sự vật được nói đến ở một khổ thơ trong bài sau: Xuân đến Đỏ như ngọn lửa Lá bàng nhẹ rơi Bỗng choàng tỉnh giấc Cành cây nhú chồi. Dải lụa hồng phơi Phù sa trên bãi Cơn gió mê mải Đưa hương đi chơi. Thăm thẳm bầu trời Bồng bềnh mây trắng Cánh chim chở nắng Bay vào mùa xuân. (Nguyễn Trọng Hoàn)