Bài khảo sát chất lượng cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng:
Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 (từ tuần 28 đến tuần 34) tập 2 và trả lời 1 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc.
Điểm:...........Đọc bài...............................................................................Đoạn................
II. Đọc hiểu :
Ổ BÁNH MỲ
Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Brazil đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé.
Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư này cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế!
Sưu tầm
Đọc thầm bài đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo yêu cầu dưới đây:
Câu 1(0,5đ). Vị giáo sư là người nước nào?
A. Nước Mỹ | B. Nước Brazil | C. Nước Ba Lan |
Câu 2(0,5đ). Trên đường đến trường đại học, vị giáo sư gặp ai?
A. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và khuôn mặt sáng sủa.
B. Một cô bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
C. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu.
File đính kèm:
- bai_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4.docx
Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT Năm học 2023 – 2024 NDKT Chủ Mạch KT M1 M2 M3 M4 Tổng đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL -TLCH liên Số 2 1 2 1 quan đến câu nội dung trong bài Số 1 0,5 1 0,5 điểm -Xác định được Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ Số 2 của câu. câu 1 1 - Thêm Số 1 1 2 được trạng điểm ngữ của Đọc câu. hiểu - Đặt câu Số có dấu câu 1 1 2 ngoặc đơn. - Thêm dấu Số 0,5 1 1,5 ngoặc kép điểm vào trong câu. Viết Văn miêu tả cây cối. (5 điểm) Số báo danh BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Phòng thi: CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Thời gian làm bài 60 phút) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~ A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 (từ tuần 28 đến tuần 34) tập 2 và trả lời 1 câu hỏi phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc. Điểm: Đọc bài Đoạn
- II. Đọc hiểu : Ổ BÁNH MỲ Một giáo sư người Mỹ làm giảng viên tại một viện đại học ở nước Brazil đã nhắc lại một kỷ niệm khó quên. Ông thuật lại rằng một ngày kia khi đang trên con đường đến trường đại học, ông cảm thấy có ai đó kéo quần mình, quay đầu lại, ông thấy một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu. Cậu bé nhìn ông với lời van xin: “Thưa ông! Cho con bánh mì”. Khác với những lần trước, mỗi khi gặp trẻ ăn xin trên đường phố, mở lời van xin, ông thường phớt lờ, lạnh lùng bước đi, vì có nhiều trẻ ăn xin quá, nhưng không biết vì sao lần này ông lại dừng bước, rồi bảo cậu cùng đi với ông ta vào quán cà phê gần đó. Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé. Nhưng khi ông đi được ít bước thì có người đụng vào lưng ông, quay nhìn lại, ông thấy cậu bé khi nãy. Cậu bé vẫn cầm ổ bánh kem và run run nói: “Con cám ơn ông!”. Vị giáo sư này cảm động vì lời cám ơn của cậu bé ăn xin đáng thương đó, trong khi đó có những trẻ ăn xin khác đã nhận tiền hay thức ăn ông cho nhưng chưa có em nào có lòng biết ơn như thế! Sưu tầm Đọc thầm bài đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo yêu cầu dưới đây: Câu 1(0,5đ). Vị giáo sư là người nước nào? A. Nước Mỹ B. Nước Brazil C. Nước Ba Lan Câu 2(0,5đ). Trên đường đến trường đại học, vị giáo sư gặp ai? A. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và khuôn mặt sáng sủa. B. Một cô bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu. C. Một cậu bé độ 5 hay 6 tuổi với đôi mắt tròn đen và sáng trong khuôn mặt lem luốc bẩn thỉu. Câu 3(0,5đ): Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước các đáp án sau:((0,5đ) Vị giáo sư đã làm gì khi cậu bé nói lời van xin với ông? Ông phớt lờ, lạnh lùng bước đi. Ông cho cậu bé tiền. Ông đã mua đồ ăn cho cậu bé. Câu 4 (0,5đ). Cậu bé đã làm gì khi được vị giáo sư giúp đỡ? A. Nhận lấy đồ và bỏ đi. B. Đi theo ông và nói lời cảm ơn. C. Đi theo ông để tiếp tục xin sự giúp đỡ. Câu 5(0,5đ). Điều gì khiến vị giáo sư này cảm động? A. Vì nhìn cậu bé ấy đáng thương B. Vì lời cảm ơn của cậu bé đó C. Vì cậu bé quay lại gặp ông Câu 6 (0,5đ). Câu chuyện trên muốn nhắn nhủ đến em điều gì?
- Câu 7(0,5đ). Nêu tác dụng dấu ngoặc kép trong câu sau: Ý nghĩa của câu chuyện “Ổ Bánh mì” là hãy biết nói lời cảm ơn khi ai đó giúp đỡ bạn. A. Đánh dấu lời đối thoại B. Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu C. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp Câu 8(0,5đ). Bộ phận trạng ngữ được in đậm trong câu sau bổ sung thông tin gì cho câu? Sau khi mua cho cậu một bánh kem và thức ăn khác mà cậu muốn, ông mua cho mình một tách cà phê, rồi bước ra khỏi tiệm, quên hẳn cậu bé. A. Nơi chốn B. Thời gian C. Mục đích D. Nguyên nhân Câu 9 (0,5đ). Xác định bộ phận chủ ngữ trong câu trên là: A. ông mua cho mình một tách cà phê B. ông C. cậu bé Câu 10(0,5đ) . Đặt một câu văn có trạng ngữ chỉ nơi chốn và gạch chân dưới trạng ngữ đó: B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (5 điểm): Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát mà em yêu thích.
- GỢI Ý ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. Đọc - hiểu (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 B 0,5 điểm Câu 2 C 0,5 điểm Câu 3 S,S,Đ 0,5 điểm Câu 4 B 0,5 điểm Câu 5 B 0,5điểm Câu 6 HS tự nêu suy nghĩ (thể hiện lòng biết ơn ) 0,5 điểm Câu 7 B 0,5 điểm Câu 8 B 0,5 điểm Câu 9 B 0,5 điểm Câu 10 HS tự đặt câu 0,5 điểm II. Viết bài văn (5 điểm) * Viết được bài văn có bố cục rõ ràng: A.Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về cây mà em định tả. B. Thân bài (4 điểm) a. Tả bao quát b. Tả chi tiết từng bộ phận của cây c. Công dụng, kỉ niệm về cây đó C. Kết bài(0,5 điểm) Tình cảm đối với cây đó .