Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

I. Đọc - hiểu (5 điểm)

CÂY TÁO ĐÃ NẢY MẦM

Cô bé đem hạt táo đẹp nhất gieo vào chiếc chậu đất ngoài ban công, thầm ước ao từ đó sẽ mọc lên một cây táo. Cô yêu màu hoa táo trắng và chùm quả lúc lỉu xanh biết mấy.

Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày với niềm tin chắc chắn rằng ở đó sẽ mọc lên một cây táo.

Một tuần rồi một tháng trôi qua, chậu đất vẫn im lìm, không có cây nào mọc lên cả. Có lẽ hạt táo chỉ nảy mầm được ở cánh đồng nhiều nắng gió. Nhưng cô bé vẫn không thôi mơ mộng về một cây táo có hoa trắng và chùm quả xanh xuất hiện ở ban công nhà mình.

Mỗi sáng cô bé thì thầm trước chậu đất: “Hạt táo đang ngủ, mình sẽ tưới nước mỗi ngày để hạt táo thức dậy.”. Rồi một buổi sáng, có tiếng reo vui ngoài ban công của cô bé: “Chào bạn táo!”

Vậy là cây táo đã nảy mầm với hai chiếc lá bé xíu non xanh. Rồi cây táo sẽ lớn lên, sẽ cho những chùm hoa táo trắng muốt, những trái táo căng mọng trĩu cành…

Mầm cây bé nhỏ ấy là bằng chứng rõ ràng cho một niềm tin: gieo hạt lành, ắt sẽ được quả thơm.

Chào mầm cây bé nhỏ đã đến nơi này, đợi ngày nở hoa để đáp lại niềm tin hồn nhiên của cô bé.

Trương Huỳnh Như Trân

Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu

Câu 1: Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo?

  1. Cây táo lớn thật nhanh.
  2. Cây táo sai trĩu quả.
  3. Một cây táo sẽ được mọc lên.
  4. Cây táo sẽ cho những chùm quả thơm ngọt.

Câu 2: Một tuần rồi một tháng trôi qua, hạt táo cô bé gieo như thế nào?

  1. Chậu đất vẫn im lìm, không có cây nào mọc lên cả.
  2. Cây táo đã mọc lên những chồi non xanh.
  3. Hạt táo đã bị ngập úng.
  4. Hạt táo đã nảy mầm.
doc 5 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_ho.doc

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. SBD: BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Người coi Người chấm Phòng thi: HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 (Ghi tên) (Ghi tên) Điểm: Môn Tiếng Việt - Lớp 4 (Thời gian làm bài: 40 phút) Bằng chữ: I. Đọc - hiểu (5 điểm) CÂY TÁO ĐÃ NẢY MẦM Cô bé đem hạt táo đẹp nhất gieo vào chiếc chậu đất ngoài ban công, thầm ước ao từ đó sẽ mọc lên một cây táo. Cô yêu màu hoa táo trắng và chùm quả lúc lỉu xanh biết mấy. Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày với niềm tin chắc chắn rằng ở đó sẽ mọc lên một cây táo. Một tuần rồi một tháng trôi qua, chậu đất vẫn im lìm, không có cây nào mọc lên cả. Có lẽ hạt táo chỉ nảy mầm được ở cánh đồng nhiều nắng gió. Nhưng cô bé vẫn không thôi mơ mộng về một cây táo có hoa trắng và chùm quả xanh xuất hiện ở ban công nhà mình. Mỗi sáng cô bé thì thầm trước chậu đất: “Hạt táo đang ngủ, mình sẽ tưới nước mỗi ngày để hạt táo thức dậy.”. Rồi một buổi sáng, có tiếng reo vui ngoài ban công của cô bé: “Chào bạn táo!” Vậy là cây táo đã nảy mầm với hai chiếc lá bé xíu non xanh. Rồi cây táo sẽ lớn lên, sẽ cho những chùm hoa táo trắng muốt, những trái táo căng mọng trĩu cành Mầm cây bé nhỏ ấy là bằng chứng rõ ràng cho một niềm tin: gieo hạt lành, ắt sẽ được quả thơm. Chào mầm cây bé nhỏ đã đến nơi này, đợi ngày nở hoa để đáp lại niềm tin hồn nhiên của cô bé. Trương Huỳnh Như Trân Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu Câu 1: Cô bé ước ao điều gì khi gieo hạt táo? A. Cây táo lớn thật nhanh. B. Cây táo sai trĩu quả. C. Một cây táo sẽ được mọc lên. D. Cây táo sẽ cho những chùm quả thơm ngọt. Câu 2: Một tuần rồi một tháng trôi qua, hạt táo cô bé gieo như thế nào? A. Chậu đất vẫn im lìm, không có cây nào mọc lên cả. B. Cây táo đã mọc lên những chồi non xanh.
  2. C. Hạt táo đã bị ngập úng. D. Hạt táo đã nảy mầm. Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy cô bé rất hy vọng hạt táo sẽ nảy mầm? A. Cô bé tưới nước cho chậu đất mỗi ngày với niềm tin chắc chắn rằng ở đó mọc lên một cây táo. B. Khi một tuần trôi qua mà không có cây nào mọc lên, cô bé vẫn không thôi mơ mộng về một cây táo có hoa trắng và chùm quả xanh xuất hiện ở ban công nhà mình. C. Mỗi sáng cô bé thì thầm trước chậu đất: “Hạt táo đang ngủ, mình sẽ tưới nước mỗi ngày để hạt táo thức dậy”. D. Tất cả các ý trên. Câu 4: Nội dung của bài đọc là gì? A. Miêu tả cây táo cô bé trồng. B. Kể về quá trình gieo trồng hạt táo của cô bé, đồng thời thể hiện tình yêu của cô bé đối với cây táo. C. Miêu tả hạt táo nảy mầm. D. Kể về quá trình trưởng thành của cây táo mà cô bé gieo trồng. Câu 5: Qua bài đọc, tác giả muốn nói điều gì? Câu 6: Tìm tính từ chỉ màu sắc trong câu dưới đây? Cô yêu màu hoa táo trắng và chùm quả lúc lỉu xanh biết mấy. A. Hoa táo, trắng. B. Trắng, xanh. C. Chùm quả, lúc lỉu. D. Chùm quả, xanh. Câu 7: Dòng nào dưới đây viết đúng tên tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh? A. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. B. Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. C. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. D. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Câu 8: Đặt câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để nói về một con vật. Gạch chân dưới từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa trong câu em vừa đặt?
  3. II. Viết bài văn (5 điểm) Đề bài: Em hãy viết một bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em.
  4. GỢI Ý ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. Đọc - hiểu (5 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 C 0,5 điểm Câu 2 A 0,5 điểm Câu 3 D 0,5 điểm Câu 4 B 0,5 điểm Câu 5 Qua bài đọc, tác giả muốn nói: Có công chăm sóc, gieo trồng 1 điểm thì sẽ gặt hái được quả ngọt. Câu 6 B 1 điểm Câu 7 C 0,5 điểm - Đặt được câu đúng yêu cầu cho 0,5 điểm (nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm câu => trừ 0.1 Câu 8 điểm). 1 điểm - Gạch chân đúng dưới những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa cho 0,5 điểm. VD: Chị mèo mướp nhà em chăm chỉ bắt chuột. II. Viết bài văn (5 điểm) * Viết được bài văn có bố cục rõ ràng: - Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu về tiết học mà em nhớ và có kỉ niệm. - Thân bài (4,0 điểm) + Kể lại các chi tiết của lớp trước khi vào tiết học: + Kể lại các hình ảnh trong khi học: + Kể lại hình ảnh kết thúc tiết học - Kết bài (0,5 điểm): Nêu cảm nghĩ về tiết học. Bày tỏ cảm xúc của mình với thầy cô, bạn bè ra sao? * Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. * Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. * Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà giáo viên cho điểm phù hợp.