Bài khảo sát chất lượng tháng 10 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Văn Tiến

I.Trắc nghiệm

Đọc đoạn văn sau:

SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ

Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.

Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét.

Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.

Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

Ngọc Khánh

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

A. Vì thấy mình chưa vội lắm.

B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.

C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.

Câu 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?

A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.

B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.

C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.

docx 3 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 420
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát chất lượng tháng 10 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Văn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_khao_sat_chat_luong_thang_10_mon_tieng_viet_lop_4_nam_ho.docx

Nội dung text: Bài khảo sát chất lượng tháng 10 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Văn Tiến

  1. PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 10 TRƯỜNG TH VĂN TIẾN Năm học 2023 - 2024 Môn : Tiếng Việt - Lớp 4 (Thời gian : 40 phút) Họ và tên : Lớp 4A I.Trắc nghiệm Đọc đoạn văn sau: SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên. Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.” Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. Ngọc Khánh Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau? A. Vì thấy mình chưa vội lắm. B. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ. C. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương. Câu 2. Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận? A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình. B. Vì thấy mãi không đến lượt mình. C. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa. Câu 3. Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi ” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”? A. Vì biết việc làm của mình giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét. B. Vì đã mua được tem thư. C. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau. Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác. c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn. Câu 5. Em hãy nêu lại một việc làm thể hiện sự quan tâm, sẻ chia của em với người khác.
  2. Câu 6: Trong câu văn : “Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ.” Có những danh từ nào. Đặt câu với một từ em vừa tìm được. Câu 7: Tìm và viết lại câu chủ đề của đoạn văn cuối trong bài đọc “ Sự sẻ chia bình dị” Câu 8: Gạch chân các chữ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng Trường tiểu học Văn Tiến võ Thị sáu Trần đăng khoa Việt nam Nông văn rền cao bằng Câu 9: Em hãy viết một bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm mà em có dịp tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
  3. Đọc hiểu - Luyện tập Sự ra đời của giấy viết (trích) Người đầu tiên làm ra giấy là Thái Luân, người Trung Quốc, vào năm 105 ông đã nghĩ ra phương thức làm giấy từ những sợi bên trong của vỏ cây dâu. Người Trung Quốc đã học cách nghiền nát vỏ cây và nước để tách lấy sợi, sau đó họ đổ hỗn hợp này ra những khay to trên đó đặt những ống tre nhỏ, khi nước chảy hết đi người ta mang các tấm giấy mỏng đi phơi khô trên bề mặt bằng phẳng. Sau này để nâng cao chất lượng của giấy có người đã nghĩ ra cách cho thêm tinh bột vào. Những nhà buôn của Trung Quốc đã đi khắp mọi nơi, lên phương Bắc, xuống phương Nam rồi đến thành phố Sa-ma-can, ở đây người Ả Rập đã lấy được bí quyết của họ và mang tới Tây Ban Nha, từ đó nghệ thuật làm giấy lan truyền khắp thế giới. Càng ngày con người càng tìm ra nhiều phương pháp để sản xuất giấy, người ta làm ra chiếc máy có thể làm ra những tờ giấy rất dài và mỏng ở nước Pháp vào năm 1798 Theo Trần Quang Huy Câu 1: Người đầu tiên làm ra giấy tên là gì? Đến từ quốc gia nào? A. Thái Luân đến từ Việt Nam B. Tên là Thái Luân đến từ Ả Rập. C. Tên là Thái Luân đến từ Trung Quốc D. Tên là Thái Luân đến từ Mỹ Câu 2. Thái Luân làm ra giây từ vật liệu gì? A. Giấy được làm từ gỗ. B. Giấy được làm từ những sợi bên trong của vỏ cây dâu. C. Giấy được làm từ vỏ và lá của cây dâu. D. Giấy được làm từ vỏ cây nghiền nát và tinh bột. Câu 3. Để nâng cao chất lượng của giấy có người đã nghĩ ra điều gì? A. Phát minh ra máy làm giấy để đảm bảo chất lượng của giấy tốt nhất. B. Đem sợi của cây dâu đã được tách ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. C. Cho thêm tinh bột vào hỗn hợp vỏ cây và nước. D. Đi đến mọi nơi để học hỏi cách làm giấy chất lượng. Câu 4. Theo em, vì sao nghệ thuật làm giấy được lan truyền khắp thế giới? A. Vì người Trung Quốc muốn truyền bá nghệ thuật làm giấy khắp thế giới. B. Vì người Ả Rập đã ăn cắp ý tưởng làm giấy rồi lan truyền ra khắp thế giới. C. Vì các nhà buôn Trung Quốc đi đến thành phố Sa-ma-can và người Ả Rập đã lấy được bí quyết làm giấy rồi lan truyền ra khắp thế giới. D. Vì sự phát triển của khoa học nên con người đã nghĩ ra nhiều cách làm giấy. Câu 4. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động. B. Vẻ già cỗi, hoang vu của thiên nhiên. C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già. D. Vẻ đẹp huyền ảo và sống động.