Bài khảo sát năng lực cuối kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Văn Tiến
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TIẾNG HÁT BUỔI SÁNG MAI
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
- Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sớm mai, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau các cháu ạ.
(theo Truyện nước ngoài)
Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào?
- mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi.
- bác gác rừng, mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi.
- mặt trời, gió, sương, hoa, bác gác rừng.
- mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi, nhà thông thái
Câu 2: Hoa hỏi gió và sương điều gì ?
- Bạn có thích bài hát đó của tôi không ?
- Bạn có thích hát cùng tôi không ?
- Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ ?
- Bạn có nghe thấy tôi hát không ?
Bạn đang xem tài liệu "Bài khảo sát năng lực cuối kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Văn Tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_khao_sat_nang_luc_cuoi_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx
Nội dung text: Bài khảo sát năng lực cuối kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Văn Tiến
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC BÀI KHẢO SÁT NĂNG LỰC CUỐI KÌ 1 TRƯỜNG TH VĂN TIẾN MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4. NĂM HỌC 2023-2024 Thời gian: 40 phút Họ và tên: Lớp: Điểm: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG HÁT BUỔI SÁNG MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên: -Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích: - Mỗi buổi sớm mai, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau các cháu ạ. (theo Truyện nước ngoài) Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào? A. mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi. B. bác gác rừng, mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi. C. mặt trời, gió, sương, hoa, bác gác rừng. D. mặt trời, gió, sương, hoa, chim họa mi, nhà thông thái Câu 2: Hoa hỏi gió và sương điều gì ? A. Bạn có thích bài hát đó của tôi không ? B. Bạn có thích hát cùng tôi không ? C. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ ? D. Bạn có nghe thấy tôi hát không ? Câu 3: Gió và sương trả lời thế nào ? A.Ơ, đó là bạn hát à ? B. Bài hát ấy không hay bằng bài hát của chúng tôi. C. Chúng tôi không nghe thấy bạn hát. D. Đó là tôi (chúng tôi) hát đấy chứ !
- Câu 4: Theo em, vì sao hoa, gió, sương không nghe được tiếng hát của nhau? A. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau. B. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót. C. Vì chúng không biết cách lắng nghe nhau. D. Vì chúng không có “tiếng hát” chung. Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Cần biết cách khen ngợi, khích lệ bạn. B. Cần biết cách lắng nghe để hiểu nhau. C. Mỗi loài, mỗi vật đều có tiếng nói riêng. D. Hiểu được sự khác biệt để chung sống với nhau. Câu 6: Trong câu: “Thế là bông hoa cất tiếng hát.” Sự vật được nhân hóa là: A. bông hoa B. tiếng hát C. cất D. bông hoa và tiếng hát II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1:. Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa giống với từ ước mơ? Đặt câu với 1 trong số các từ tìm được. cao đẹp mong ước ao ước hoài bão to lớn ngóng trông khát vọng kì diệu - Các từ giống nghĩa với từ ước mơ là : - Đặt câu: Bài 2: Chọn dấu câu thích hợp điền vào ô trống. Nêu tác dụng của các dấu câu đó. a. Hoạt động bảo vệ môi trường của các bạn nhỏ đã được lan toả sâu rộng. Các phong trào thiếu nhi chung tay bảo vệ môi trường gồm có: Trồng cây gây quỹ Đội. Vì màu xanh quê hương. Sạch nhà - sạch lớp - sạch trường. Làm kế hoạch nhỏ. Tác dụng của dấu câu: b. Đoàn tàu Hà Nội Vinh khởi hành tại ga Hà Nội lúc 18 giờ hằng ngày. Tác dụng của dấu câu: Bài 3. Xếp những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây vào nhóm thích hợp.
- Hội diều làng Bá Dương Nội được tổ chức hằng năm. Mỗi năm có cả trăm con diều tham dự. Trong gió nồm nam của buổi chiều quê, những con diều rực rỡ cùng bay lên trời cao. Tiếng sáo u u vi vút những khúc nhạc đồng quê. Trên bờ đê, trước sân đình hoặc ở trong làng, người dân đều có thể ngắm diều bay và ngất ngây trong tiếng sáo diều. Diều nào bay cao, bay xa, có tiếng sáo hay nhất sẽ được trao giải. Danh từ Động từ Tính từ Danh từ Danh từ Động từ chỉ Động từ chỉ Tính từ chỉ Tính từ chỉ riêng chung hoạt động trạng thái đặc điểm đặc điểm của của sự vật hoạt động Bài 4. Đọc các đoạn văn (thơ) sau: a. Xóm đồ chơi tối nay có khách: một cô cá nhỏ, tròn trịa như quả trứng gà, một bé hươu cao cổ mới lọt lòng mẹ, loạng choạng nhổm dậy tập đi, một cô rùa bằng kem sữa tươi mặc áo đầm. (Lưu Thị Lương) b. Khi mặt trời lặng im c. Ngoan nhé, chú bê vàng, Nằm dài sau dãy núi Ta dắt đi ăn cỏ, Ấy là lúc bóng đêm Bốn chân bước nhịp nhàng, Tô màu cho thế giới. Nước sông in hình chú. (Nguyễn Quỳnh Mai) (Thy Ngọc) Tìm vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong các đoạn dưới đây và cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào bằng cách điền vào bảng dưới đây. Gọi vật bằng những từ Dùng từ ngữ chỉ hoạt Trò chuyện với vật như chỉ người. động, đặc điểm của với người người để tả vật Bài 5: Viết bài văn tả một con vật em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy và có ấn tượng đặc biệt.