Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

2. Đọc hiểu. Đọc thầm bài tập đọc Điều mong ước kì diệu và trả lời các câu hỏi phía dưới:

ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU

Đêm hè nóng nực, hai chị em đang ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:

- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!

Cô bé quay lại dịu dàng hỏi:

- Thế em muốn ước gì?

Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ:

- Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật.

Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động:

- À, chị bảo điều này …

- Gì ạ?

- À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm!

Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ.

Theo Hồ Phước Quả

Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?

A. Giật mình sợ hãi. B. Thích thú reo lên.

C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói. D. Liền đọc điều ước.

Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao?

A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ.

B. Ước giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông.

C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có.

D. Ước bản thân mình trở nên giàu có để giúp đỡ người khác.

docx 7 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 1481
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Bài KT Đọc: Bài kiểm tra Đọc (Thời gian làm bài: 35 phút) Bài KT Viết: Họ và tên học sinh: Lớp Điểm chung: Trường Tiểu học: 1. Đọc thành tiếng. Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn trong bài đọc ngoài sách giáo khoa theo yêu cầu của thầy/cô giáo. 2. Đọc hiểu. Đọc thầm bài tập đọc Điều mong ước kì diệu và trả lời các câu hỏi phía dưới: ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU Đêm hè nóng nực, hai chị em đang ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói: - Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm! Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ: - Ước gì giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động: - À, chị bảo điều này - Gì ạ? - À à không có gì. Chị chỉ nghĩ ông cụ chắc cần tiền lắm! Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Theo Hồ Phước Quả Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì? A. Giật mình sợ hãi. B. Thích thú reo lên. C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói. D. Liền đọc điều ước.
  2. Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao? A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ. B. Ước giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông. C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có. D. Ước bản thân mình trở nên giàu có để giúp đỡ người khác. Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai? A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão. B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn. C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật. D. Về xin tiền bố mẹ để giúp đỡ ông lão. Câu 4: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng tình cảm và suy nghĩ của hai chị em trong câu chuyện? A. Thương người như thể thương thân. B. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. D. Anh em như thể chân tay. Câu 5: Tìm 5 danh từ có trong bài đọc trên. Câu 6: Qua bài đọc, em vận dụng được điều gì vào thực tế cuộc sống với mọi người xung quanh? Câu 7: Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng gì? Câu 8: Ghi ra chủ ngữ trong câu: “Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ ” Câu 9: Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hoá, gạch chân dưới sự vật được nhân hoá.
  3. Điểm BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Bài kiểm tra viết (Thời gian làm bài: 35 phút) Họ và tên học sinh: Lớp Trường Tiểu học: . Bài viết: Hãy viết bài văn tả một cây bóng mát trên sân trường em.
  4. MA TRẬN ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2023-2024 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, Số câu và số T T kĩ năng TL TN TL TL TN TL điểm N N Nhận biết các chi tiết, hình ảnh, Câu số 1,3 2 4 6 4 1 nhân vật, rút ra bài học trong văn bản đọc. 0,5 3,5 Điểm 1đ 1đ 1đ đ đ Nhận biết danh từ có trong bài, Câu số 5,8 2 Tìm chủ ngữ trong câu. Điểm 1,5đ 1đ Câu số 9 1 Đặt câu có hình ảnh nhân hóa. Điểm 1đ 1đ Câu số 7 1 Xác định tác dụng của dấu gạch 0,5 ngang trong bài Điểm 1đ đ Tổng Số câu 2 1 4 1 1 4 5 Số 0,5 2,5 4,5 1đ 3,5đ 1đ 1đ điểm đ đ đ Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt 4 1.Đọc thành tiếng. - Tổng số điểm cho kĩ năng đọc thành tiếng: 3 điểm. - HS đọc trôi chảy, to, rõ ràng, đúng tốc độ quy định cho 2đ - HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu cho 1đ. - Nếu chưa đảm bảo yêu cầu trên thì tùy vào mức độ đọc thực tế của HS, GV cho điểm phù hợp.
  5. 2. Đọc và trả lời câu hỏi (7 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) C Câu 2: (0,5 điểm) B Câu 3: (0,5 điểm) A Câu 4: (1 điểm) A Câu 5: (1 điểm) Học sinh ghi đúng 1 danh từ có trong bài được 0,2 điểm Câu 6: (1 điểm) Trong cuộc sống cần có lòng nhân hậu, giúp đỡ mọi người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Hs có thể ghi các ý: Phải biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, người nghèo khổ Câu 7: (1 điểm) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu 8: (0,5 điểm) Cô bé. Câu 9: (1 điểm) Học sinh đặt câu phù hợp, viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu câu ( 0,5điểm), gạch chân đúng sự vật được nhân hoá ( 0.5 điểm) 3. Viết (10 điểm (2.1) BỐ CỤC BÀI VIẾT - Điểm: 2 điểm. - Yêu cầu: + Bố cục bài văn có đủ 3 phần: Mở bài, than bài, kết bài. + Sắp xếp các ý trong đoạn văn, bài văn hợp lí. (2.2) NỘI DUNG BÀI VIẾT - Điểm: 4 điểm. - Yêu cầu: 1. Mở bài Giới thiệu cây bóng mát trên sân trường em. 2. Thân bài a. Tả bao quát: Nhìn từ xa
  6. b. Tả chi tiết - Rễ cây. - Thân cây xù xì, thô ráp. - Cành cây - Lá. Tán cây toả rộng có nhiều bóng mát. - Hoa, trái c. Lợi ích của cây. - Cây cung cấp bóng mát cho các em học sinh vui chơi. - Che nắng, che mưa. - Lá, vỏ và hạt đều có những công dụng khác nhau. 3. Kết bài - Cảm nghĩ của em về cây đó (2.3) CÁCH DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU - Điểm: 2 điểm. - Yêu cầu: + Dùng từ đúng nghĩa, đúng ngữ pháp. + Đặt câu đúng ngữ pháp, nội dung rõ ràng, mạch lạc. + Biết sử dụng biện pháp tu từ đã học, xây dựng câu văn có hình ảnh. (2.4) CHỮ VIẾT, CHÍNH TẢ, CÁCH TRÌNH BÀY - Điểm: 2 điểm. - Yêu cầu: + Chữ viết đúng nét, đẹp. + Viết đúng chính tả. + Bài viết sạch sẽ, trình bày hợp lí. C. KẾT QUẢ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT Kết quả kiểm tra môn Tiếng Việt được tính theo công thức sau: (Điểm đọc + Điểm viết) : 2 = Kết quả kiểm tra môn Tiếng Việt