Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học TTNC Bò & Đồng Cỏ Ba Vì (Có đáp án)
II. Đọc hiểu (7 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản: Chuyện xóm Vườn
Sống chung với bác gà trống trong xóm Vườn này còn có ả vịt lắm điều, chàng chó vện khó tính, mụ heo lười nhác và thầy đồ cóc đạo mạo vẫn thường nhận mình là nhà thơ.
Bác gà trống sáng nào cũng phải dậy từ tinh mơ, vươn cổ gáy mấy hồi thật trang trọng để chào đón ông mặt trời. Bắt đầu một ngày mới vui vẻ, hân hoan như thế, ai mà chẳng thích? Ấy thế mà vẫn có những kẻ tìm cách nói xấu công việc đẹp đẽ của bác gà trống. Chúng bảo:
- Không có bác thì mặt trời vẫn cứ mọc!
- Tất nhiên là mặt trời vẫn cứ mọc. - Bác gà trống buồn bã nói. Xưa nay, chưa bao giờ tôi tự huênh hoang về công việc của mình. Chỉ có điều các bạn hiểu về tôi như thế thì nản quá!
Và sáng hôm sau, bác không gáy nữa.
Mặt trời vẫn mọc nhưng xóm Vườn buồn thiu. Liền như thế trong ba hôm. Dân xóm Vườn không chịu nổi không khí uể oải, tẻ nhạt, liền họp nhau lại, phân công nhau làm thay công việc của bác gà trống.
Sáng hôm sau, ông mặt trời giật mình thức dậy trong tiếng chó vện sủa nhặng xị. Các sáng hôm sau nữa là tiếng eng éc của mụ heo, tiếng quàng quạc chua ngoa của cô ả vịt, tiếng kêu kèn kẹt của thầy đồ cóc.
Thật chẳng ra làm sao! Dân xóm Vườn xấu hổ quá, đành họp nhau lại, xin lỗi bác gà trống và tha thiết mời bác ra làm việc.
Tiếng kèn oai vệ của bác gà trống lại cất lên mỗi buổi bình minh, chào đón ánh sáng và hơi ấm của ông mặt trời đem tới cho xóm Vườn.
Theo Trần Đức Tiến
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành theo yêu cầu:
Câu 1( 0,5 đ). Xóm Vườn có những thành viên nào?
A. Ả vịt, mụ heo, thầy đồ cóc
B. Chàng chó vện, ả vịt, mụ heo
C. Bác gà trống, ả vịt, chàng chó vện, mụ heo, thầy đồ cóc.
D. Bác gà trống, ả vịt, thầy đồ cóc, mụ heo
Câu 2( 0,5 đ). Vì sao đột nhiên, bác gà trống không gáy nữa?
A. Vì bác làm việc nhiều quá, muốn nghỉ.
B. Vì có những kẻ trong xóm Vườn nói xấu, bác rất nản.
C. Vì bác gà trống tự huênh hoang về công việc của mình nên ai cũng ghét.
D. Vì dân xóm Vườn muốn bác nhường công việc đó cho người khác.
Câu 3( 0,5 đ). Khi bác gà trống không gáy nữa, chuyện gì đã xảy ra?
A. Mặt trời vẫn mọc, nhưng xóm Vườn buồn thiu.
B. Dân xóm Vườn không chịu nổi không khí uể oải, tẻ nhạt, nặng nề.
C. Dân xóm Vườn phân công nhau làm thay công việc của bác gà trống.
D. Tất cả các ý trên.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học TTNC Bò & Đồng Cỏ Ba Vì (Có đáp án)
- Trường tiểu học TTNC Bò & ĐC BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên : Năm học: 2023 - 2024 Lớp: Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 (Thời gian làm bài :70 phút) ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ A. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn thơ hoặc văn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17 rồi trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc hiểu (7 điểm) 1. Đọc hiểu văn bản: Chuyện xóm Vườn Sống chung với bác gà trống trong xóm Vườn này còn có ả vịt lắm điều, chàng chó vện khó tính, mụ heo lười nhác và thầy đồ cóc đạo mạo vẫn thường nhận mình là nhà thơ. Bác gà trống sáng nào cũng phải dậy từ tinh mơ, vươn cổ gáy mấy hồi thật trang trọng để chào đón ông mặt trời. Bắt đầu một ngày mới vui vẻ, hân hoan như thế, ai mà chẳng thích? Ấy thế mà vẫn có những kẻ tìm cách nói xấu công việc đẹp đẽ của bác gà trống. Chúng bảo: - Không có bác thì mặt trời vẫn cứ mọc! - Tất nhiên là mặt trời vẫn cứ mọc. - Bác gà trống buồn bã nói. Xưa nay, chưa bao giờ tôi tự huênh hoang về công việc của mình. Chỉ có điều các bạn hiểu về tôi như thế thì nản quá! Và sáng hôm sau, bác không gáy nữa. Mặt trời vẫn mọc nhưng xóm Vườn buồn thiu. Liền như thế trong ba hôm. Dân xóm Vườn không chịu nổi không khí uể oải, tẻ nhạt, liền họp nhau lại, phân công nhau làm thay công việc của bác gà trống. Sáng hôm sau, ông mặt trời giật mình thức dậy trong tiếng chó vện sủa nhặng xị. Các sáng hôm sau nữa là tiếng eng éc của mụ heo, tiếng quàng quạc chua ngoa của cô ả vịt, tiếng kêu kèn kẹt của thầy đồ cóc. Thật chẳng ra làm sao! Dân xóm Vườn xấu hổ quá, đành họp nhau lại, xin lỗi bác gà trống và tha thiết mời bác ra làm việc. Tiếng kèn oai vệ của bác gà trống lại cất lên mỗi buổi bình minh, chào đón ánh sáng và hơi ấm của ông mặt trời đem tới cho xóm Vườn. Theo Trần Đức Tiến
- Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và hoàn thành theo yêu cầu: Câu 1( 0,5 đ). Xóm Vườn có những thành viên nào? A. Ả vịt, mụ heo, thầy đồ cóc B. Chàng chó vện, ả vịt, mụ heo C. Bác gà trống, ả vịt, chàng chó vện, mụ heo, thầy đồ cóc. D. Bác gà trống, ả vịt, thầy đồ cóc, mụ heo Câu 2( 0,5 đ). Vì sao đột nhiên, bác gà trống không gáy nữa? A. Vì bác làm việc nhiều quá, muốn nghỉ. B. Vì có những kẻ trong xóm Vườn nói xấu, bác rất nản. C. Vì bác gà trống tự huênh hoang về công việc của mình nên ai cũng ghét. D. Vì dân xóm Vườn muốn bác nhường công việc đó cho người khác. Câu 3( 0,5 đ). Khi bác gà trống không gáy nữa, chuyện gì đã xảy ra? A. Mặt trời vẫn mọc, nhưng xóm Vườn buồn thiu. B. Dân xóm Vườn không chịu nổi không khí uể oải, tẻ nhạt, nặng nề. C. Dân xóm Vườn phân công nhau làm thay công việc của bác gà trống. D. Tất cả các ý trên. Câu 4( 0,5 đ). Thay cho tiếng gáy của bác gà trống là những gì? A. Tiếng chim hót líu lo. B. Tiếng kêu eng éc của mụ heo, tiếng kèn kẹt của thầy đồ cóc. C. Tiếng quàng quạc chua ngoa của ả vịt, tiếng sủa nhặng xị của chàng chó vện. D. Hai ý B và C. Câu 5( 0,5 đ). Cuối cùng, dân xóm Vườn đã làm gì? A. Rời đi nơi khác sinh sống. B. Tiếp tục cố gắng làm thay công việc của bác gà trống. C. Đành họp nhau lại, xin lỗi bác gà trống và tha thiết mời bác ra làm việc. D. Phản đối tình trạng hỗn loạn sau khi bác gà trống nghỉ gáy. Câu 6( 1đ). Theo em, câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? 2. Luyện từ và câu: Câu 7( 1 đ). Ghi lại một câu văn có biện pháp nhân hoá trong câu chuyện trên. Câu 8( 0,5 đ). Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn sau: Ấy thế mà vẫn có những kẻ tìm cách nói xấu công việc đẹp đẽ của bác gà trống. Chúng bảo: - Không có bác thì mặt trời vẫn cứ mọc!
- A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê C. Nối các từ ngữ trong một liên danh Câu 9( 1 đ). Gạch dưới tính từ trong câu sau: Dân xóm Vườn không chịu nổi không khí uể oải, tẻ nhạt, liền họp nhau lại, phân công nhau làm thay công việc của bác gà trống. Câu 10( 1 đ). a) Từ nào sau đây cùng nghĩa với từ ước mơ? A. ngóng trông B. kì diệu C. to lớn D. ao ước b) Đặt 1 câu với từ tìm được ở phần a. Đặt câu: B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm) Tập làm văn: Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích. Bài làm
- TRƯỜNG TIỂU HỌC TTNC BÒ & ĐỒNG CỎ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2023 - 2024 Môn : Tiếng Việt - Lớp 4 A. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) - Đọc đúng, rõ ràng, tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút: 2 điểm. - Đọc diễn cảm: 0,5 điểm - Trả lời câu hỏi đúng, rõ ràng: 0,5 điểm II. Đọc hiểu - Luyện từ và câu (7điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Câu (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (1đ) (1đ) (0,5đ) (1đ) (1đ) Đáp A a)D (0,5) C B D D C án b) (0,5) Câu 6. HS nêu được ý: Mỗi người có công việc khác nhau, cần tôn trọng họ và làm tốt công việc mình được phân công. Câu 7. HS tìm được câu văn có biện pháp nhân hoá. (VD: Dân xóm Vườn xấu hổ quá, đành họp nhau lại, xin lỗi bác gà trống và tha thiết mời bác ra làm việc.) Câu 9. HS gạch chân được 2 tính từ: uể oải, tẻ nhạt Câu 10. b) HS đặt được câu với từ ao ước (VD: Em ao ước được đến thăm Lăng Bác.) B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm): TẬP LÀM VĂN - Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, bố cục đầy đủ, rõ ràng (mở bài, thân bài, kết bài); đúng kiểu bài miêu tả con vật: 6 điểm. - Bài viết đầy đủ ý, bố cục rõ ràng, có sáng tạo(Mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, câu văn có hình ảnh, sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ): 8 điểm - Bài văn không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng yêu cầu của bài văn : được cộng 2 điểm. - Bài văn chữ xấu, sai chính tả, gạch xoá, trình bày bẩn, trừ 2 điểm chính tả. - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, không đúng nội dung yêu cầu.