Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Phú (Có đáp án)

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm):

HS đọc một đoạn văn hoặc khổ thơ ( khoảng 85 tiếng) trong các bài tập đọc đã học SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc chủ đề đã học từ tuần 19 đến tuần 27 hoặc một đoạn văn không có trong SGK và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài và trả lời câu hỏi hoặc làm theo yêu cầu:

Cảnh đẹp Sa Pa

Sa Pa nằm nơi lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất của rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú.

Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Mùa thu, trời đất mờ ảo trong mây. Mùa đông, có năm tuyết phủ trắng núi rừng. Mùa xuân ấm hơn, tuy những đỉnh núi còn chìm trong mây đặc nhưng hoa xuân đã phơi sắc trên các triền núi và trong các vườn nhà. Hoa đào đỏ, hoa lê trắng ngần, hoa mơ, hoa mận thoảng hương.

Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để hiện bộ mặt thiên nhiên như mớitinh khôi: sông núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành, mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh.

Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới.

(TheoLãng Văn)

1. Vị trí của Sa Pa là ở đâu?

Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời đúng:

A. Dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. B. Trên đỉnh núi HoàngLiên Sơn.

C. Lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. D. Trên dãy núi Hoàng Liên Sơn.

2. Vì sao Sa Pa được coi giống như Đà Lạt của Tây Nguyên?

doc 5 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1840
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Phú (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Năm học: 2021 – 2022 (Thời gian làm bài đọc hiểu và phần B: 80 phút ) Họ và tên: Lớp: Điểm đọc TT Điểm đọc hiểu Điểm đọc Điểm viết Điểm bài KT GK chấm A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm): HS đọc một đoạn văn hoặc khổ thơ ( khoảng 85 tiếng) trong các bài tập đọc đã học SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc chủ đề đã học từ tuần 19 đến tuần 27 hoặc một đoạn văn không có trong SGK và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài và trả lời câu hỏi hoặc làm theo yêu cầu: Cảnh đẹp Sa Pa Sa Pa nằm nơi lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. Giống như Đà Lạt của Tây Nguyên, Sa Pa là vườn hoa và trái lạnh giữa thiên nhiên Việt Nam nóng và ẩm, là đất của rừng thông, rừng già và chim thú, lắm thác và mây, một nơi nghỉ mát kì thú. Sa Pa một năm có thể thấy khá rõ bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. Mùa thu, trời đất mờ ảo trong mây. Mùa đông, có năm tuyết phủ trắng núi rừng. Mùa xuân ấm hơn, tuy những đỉnh núi còn chìm trong mây đặc nhưng hoa xuân đã phơi sắc trên các triền núi và trong các vườn nhà. Hoa đào đỏ, hoa lê trắng ngần, hoa mơ, hoa mận thoảng hương. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng tiếng sấm động tháng tư, để hiện bộ mặt thiên nhiên như mớitinh khôi: sông núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành, mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh. Sa Pa, thiên nhiên đặc sắc đang được con người Việt Nam tái tạo, cứ từng ngày được trau chuốt để xứng đáng là viên ngọc vùng biên giới. (TheoLãng Văn)
  2. 1. Vị trí của Sa Pa là ở đâu? Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Dưới chân núi Hoàng Liên Sơn. B. Trên đỉnh núi HoàngLiên Sơn. C. Lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. D. Trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. 2. Vì sao Sa Pa được coi giống như Đà Lạt của Tây Nguyên? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng. A. Vì Sa Pa có vườn hoa và trái lạnh giữa thời tiết nóng và ẩm của Việt Nam. B. Vì Sa Pa và Đà Lạt đều nằm ở trên cao, lưng chừng của ngọn núi. C. Vì Sa Pa có rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây. D. Vì ở Sa Pa một năm bốn lần chuyển mùa, bốn lần thiên nhiên thay sắc áo. 3. Các loài hoa “đào, lê, mơ, mận” nở vào mùa nào ở Sa Pa? Khoanh tròn vào những chữ cái trước câu trả lời đúng: A. Mùa xuân. B. Mùa hè. C. Mùa thu. D. Mùa đông 4. Viết tiếp vào chỗ chấm cho phù hợp. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, .các suối dạt dào nước, các búp hoa xòe nở, . cảnh vật biếc xanh. 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. Khoanh tròn vào “Đúng” hoặc “Sai”. Thông tin Trả lời Mùa xuân mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Đúng / Sai Những ngày hè đổ lửa, không khí ở Sa Pa vẫn trong lành, mát rượi. Đúng / Sai Mùa đông ở Sa Pa không bao giờ có tuyết. Đúng / Sai Sa Pa là một nơi nghỉ mát kì thú của nước ta. Đúng / Sai 6. Em hãy nêu cảm nghĩ của em về Sa Pa sau khi đọc bài văn trên. (Viết 2 – 3 câu)
  3. 7.Câu văn nào được viết theo mẫu câu kể Ai là gì ? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng : A. Sa Pa nằm nơi lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn. B. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. C. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi. D. Chim mở dàn hợp xướng. 8. Viết tiếp vào chỗ chấm cho phù hợp. Chủ ngữ trong câu “Mùa thu, trời đất mờ ảo trong mây.” là . 9. Thành ngữ nào dưới đây có thể thay thế vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa? Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Sông núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và hoa tưng bừng nở. Cảnh vật Sa Pa thật là A. đẹp như tiên. B. đẹp như Tây Thi. C. đẹp như tranh. D. đẹp tựa sao sa. 10. Em hãy viết một câu khiến nói với bố mẹ để được bố mẹ cho đến thăm cảnh đẹp Sa Pa. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả nghe- viết ( 2 điểm) ( 20 phút) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “ Dù sao trái đất vẫn quay ” ( Viết đoạn 1: Từ đầu đến của Chúa trời. - SGK Tiếng Việt 4/Tập 2-Trang 85) II. Tập làm văn: ( 8 điểm) ( 35 phút) Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  4. ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM * KIỂM TRA ĐỌC ( 25 phút) : I. Đọc thành tiếng (3 điểm) : Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) : 1. Vị trí của Sa Pa là ở đâu? (0,5 điểm) C. Lưng chừng núi Hoàng Liên Sơn 2. Vì sao Sa Pa được coi giống như Đà Lạt của Tây Nguyên? (1 điểm) x A. Vì Sa Pacó vườn hoa và trái lạnh giữa thời tiết nóng và ẩm của Việt Nam. x C. Vì Sa Pacó rừng thông, rừng già và chim thú, nhiều thác và mây. 3. Các loài hoa “đào, lê, mơ, mận” nở vào mùa nào ở Sa Pa? (0,5 điểm) A. Mùa xuân. 4. Viết tiếp vào chỗ chấm cho phù hợp. (0,5 điểm) Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng cỏ cây tắm gội, cho các suối dạt dào nước, cho các búp hoa xòe nở, cho cảnh vật biếc xanh. 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (1điểm) Khoanh tròn vào “Đúng” hoặc “Sai”. Thông tin Trả lời Mùa xuân mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Đúng / Sai Những ngày hè đổ lửa, không khí ở Sa Pa vẫn trong lành, mát rượi. Đúng / Sai Mùa đông ở Sa Pa không bao giờ có tuyết. Đúng / Sai Sa Pa là một nơi nghỉ mát kì thú của nước ta. Đúng / Sai 6. Em hãy nêu cảm nghĩ của em về Sa Pa sau khi đọc bài văn trên. (Viết 2 – 3 câu) (1 điểm) HS nêu theo ý hiểu. (VD: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa) 7.Câu văn nào được viết theo mẫu câu kể Ai là gì ? (0,5 điểm)
  5. B. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. 8. Viết tiếp vào chỗ chấm cho phù hợp. (0,5 điểm) Chủ ngữ trong câu “Mùa thu, trời đất mờ ảo trong mây.” là trời đất 9. Thành ngữ nào dưới đây có thể thay thế vào chỗ chấm để hoàn thành câu văn ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa? (0,5 điểm) C. đẹp như tranh. 10. Em hãy viết một câu khiến nói với bố mẹ để được bố mẹ cho đến thăm cảnh đẹp Sa Pa. (1 điểm) (VD: Bố mẹ ơi, hè này cả nhà mình cùng đi nghỉ mát ở Sa Pa bố mẹ nhé!) * KIỂM TRA VIẾT ( 50 phút) : I. Chính tả (2 điểm) : Nghe – viết (15phút) - Bài viết đúng chính tả, đoạn văn trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không bỏ từ, chữ viết đúng độ cao: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25 điểm / 2 lỗi. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút - HS viết được bài văn miêu tả đúng theo yêu cầu của đề bài, không sai chính tả, câu văn đúng ngữ pháp, liền mạch, logic, cảm xúc, có đủ 3 phần, trình bày sạch đẹp. (1 điểm) * Phần mở bài: - Giới thiệu được con vật định tả: (1,5 điểm). * Phần thân bài: - Tả bao quát đặc điểm bên ngoài của con vật: (1 điểm). - Miêu tả được hoạt động, thói quen thường ngày và lợi ích của con vật : (2,5 điểm). - Bài văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh: (1 điểm). * Phần kết luận: - Nêu được tình cảm hay cảm nghĩ của người tả và lợi ích của cây : (1 điểm). * Lưu ý: Câu văn không liền mạch, sai chính tả : mỗi từ, mỗi ý trừ 0,25 điểm.