Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ái Mộ B (Có đáp án)

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (7 điểm) (Thời gian làm bài: 30 phút)

* Đọc thầm bài văn sau.

Người thợ xây

Một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hiệu quả trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc, về hưu để vui thú với gia đình và sống thanh nhàn trong suốt quãng đời còn lại. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình ra đi. Ông hỏi người thợ xem có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc biệt không.

Người thợ xây đáp “vâng” nhưng ngay lúc đó ông đã không còn để tâm vào công việc. Vì biết mình sẽ giải nghệ, ông ta làm việc miễn cưỡng, qua quýt, xây dựng căn nhà một cách tắc trách với những vật liệu không được chọn lọc kĩ càng.

Mấy tháng sau, căn nhà hoàn thành. Người chủ thầu mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm. Để khen thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa mới xây xong.”

Thật là một cú sốc, một sự xấu hổ vô cùng! Cầm chiếc chìa khóa cửa căn nhà trên tay, người thợ xây không thể ngờ được rằng nó lại dành cho ông. Nếu người thợ xây biết được đang xây ngôi nhà cho chính mình thì ông đã xây dựng nó hoàn toàn khác rồi. Giờ đây người thợ xây đang phải sống trong căn nhà không ra làm sao cả do ông tự tay làm nên với sự cẩu thả - điều mà trước kia chưa từng có – và ông thấy vô cùng ân hận.

(Theo bản dịch của Nhị Tường)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập theo yêu cầu dưới đây.

1. (0,5điểm) Vì sao người thợ xây ngỏ ý với hãng xin nghỉ việc, về hưu?

A. Vì sức khỏe ông quá đã yếu không thể tiếp tục làm việc được nữa.

B. Vì ông tìm được một công việc mới thu nhập tốt hơn.

C. Vì ông muốn vui thú với gia đình và sống thanh nhàn suốt quãng đời còn lại.

D. Vì người chủ thầu không còn muốn ông tiếp tục làm việc tại hãng nữa.

2. (0,5điểm) Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông làm việc gì?

A. Cho ông tiền mua vật liệu B. Xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu

C. Kéo dài thêm thời gian làm việc D. Cho ông tiền để xây một căn nhà cho ông

doc 5 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1240
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ái Mộ B (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Ái Mộ B (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B Thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2022 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Lớp: 4A Năm học 2022 – 2023 (Kiểm tra đọc) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: Đọc hiểu: . I. KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh trong các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4. II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU (7 điểm) (Thời gian làm bài: 30 phút) * Đọc thầm bài văn sau. Người thợ xây Một người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hiệu quả trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc, về hưu để vui thú với gia đình và sống thanh nhàn trong suốt quãng đời còn lại. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình ra đi. Ông hỏi người thợ xem có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc biệt không. Người thợ xây đáp “vâng” nhưng ngay lúc đó ông đã không còn để tâm vào công việc. Vì biết mình sẽ giải nghệ, ông ta làm việc miễn cưỡng, qua quýt, xây dựng căn nhà một cách tắc trách với những vật liệu không được chọn lọc kĩ càng. Mấy tháng sau, căn nhà hoàn thành. Người chủ thầu mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: “Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm. Để khen thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa mới xây xong.” Thật là một cú sốc, một sự xấu hổ vô cùng! Cầm chiếc chìa khóa cửa căn nhà trên tay, người thợ xây không thể ngờ được rằng nó lại dành cho ông. Nếu người thợ xây biết được đang xây ngôi nhà cho chính mình thì ông đã xây dựng nó hoàn toàn khác rồi. Giờ đây người thợ xây đang phải sống trong căn nhà không ra làm sao cả do ông tự tay làm nên với sự cẩu thả - điều mà trước kia chưa từng có – và ông thấy vô cùng ân hận. (Theo bản dịch của Nhị Tường) * Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập theo yêu cầu dưới đây. 1. (0,5điểm) Vì sao người thợ xây ngỏ ý với hãng xin nghỉ việc, về hưu? A. Vì sức khỏe ông quá đã yếu không thể tiếp tục làm việc được nữa. B. Vì ông tìm được một công việc mới thu nhập tốt hơn. C. Vì ông muốn vui thú với gia đình và sống thanh nhàn suốt quãng đời còn lại. D. Vì người chủ thầu không còn muốn ông tiếp tục làm việc tại hãng nữa. 2. (0,5điểm) Khi người thợ xây xin nghỉ hưu, chủ thầu yêu cầu ông làm việc gì? A. Cho ông tiền mua vật liệu B. Xây một căn nhà nữa trước khi nghỉ hưu C. Kéo dài thêm thời gian làm việc D. Cho ông tiền để xây một căn nhà cho ông
  2. 3. (0,5 điểm) Người thợ đã xây dựng ngôi nhà cuối cùng của mình như thế nào? A. Xây rất nhanh và hoàn thành tốt trước kì hạn. B. Xây rất cẩn thận, tỉ mỉ như trước kia ông vẫn làm. C. Xây miễn cưỡng với nguyên liệu không chọn lọc kĩ. D. Xây miễn cưỡng nhưng vẫn rất tỉ mỉ, cẩn thận. 4. (0,5 điểm) Tình tiết nào bất ngờ, thú vị và có ý nghĩa nhất trong câu chuyện trên? A. Người chủ thầu rất tiếc khi thấy người công nhân tận tụy của mình xin nghỉ việc. B. Người chủ thầu yêu cầu người thợ xây làm thêm ngôi nhà cuối cùng trước khi về hưu. C. Người thợ xây đồng ý nhưng xây căn nhà một cách miễn cưỡng và cẩu thả. D. Người chủ thầu tặng cho người thợ xây căn nhà ông ta vừa xây xong. 5. (0,5 điểm) Vì sao khi được tặng ngôi nhà, người thợ xây lại cảm thấy xấu hổ, ân hận? A. Vì ông nghĩ mình không xứng đáng được nhận ngôi nhà. B. Vì ông đã xin nghỉ việc về hưu sớm. C. Vì ông sẽ phải sống trong một căn nhà không được xây dựng cẩn thận. D. Vì ông đã xây dựng căn nhà cho chính mình một cách cẩu thả chưa từng có. 6. (1điểm) Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? 7. (0,5điểm) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Tận tụy, thanh thản, ân hận, qua quýt C. Tận tụy, tự tay, ân hận, qua quýt B. Tận tụy, thanh nhàn, ân hận, qua quýt D. Tận tụy, thanh nhàn, tự tay, qua quýt 8. (0,5điểm Trong câu: “Người chủ thầu rất tiếc khi thấy công nhân tận tụy của mình ra đi.” từ “tận tụy” là: A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ 9. (0,5điểm Câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì? “Ông có thể xây một căn nhà trước khi thôi việc như một sự chiếu cố đặc biệt không?” A. Để khen B. Để chê C. Để yêu cầu, mong muốn D. Để thể hiện sự khẳng định 10. (1điểm) Gạch dưới và ghi chú chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong câu sau. Người chủ thầu trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà. . A. 11. (1điểm) Hãy nêu chi tiết em thích nhất trong câu chuyện trên và nói rõ vì sao em thích. GV coi thi GV chấm lần 1 GV chấm lần 2 (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên)
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 - 2023 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 (Kiểm tra viết - Thời gian 50 phút) I. Chính tả (2 điểm - 15 phút) GV đọc cho học sinh viết đoạn sau: Hương làng Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc. Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn. II. Tập làm văn (2 điểm - 35 phút) Đề bài: Em hãy lựa chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Hãy kể một câu chuyện về một người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Đề 2. Hãy kể một câu chuyện nói về tính trung thực, tự trọng.
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC ÁI MỘ B HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học 2022 – 2023 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm (1 điểm) + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm (0,5 điểm) + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm (0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm + Đọc sai 2 đến 4 tiếng (0,5 điểm) + Đọc quá 2 phút, sai trên 5 tiếng (0 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm + Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm) II. Đọc hiểu (7 điểm) * Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 7 8 9 Đáp án C B C D D A C C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 * Tự luận 6. (1 điểm) HS diễn đạt theo ý sau: - Hãy luôn làm việc chuyên cần và có trách nhiệm cho đến cuối đời. 10. (1 điểm) Người chủ thầu / trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà. CN (0,5đ) VN (0,5đ) 11. (1 điểm) - HS nêu được 1 chi tiết mình thích được 0,5 điểm - Giải thích lí do mình thích một cách hợp lí được 0,25 điểm - HS viết lại đúng nội dung yêu cầu được 0,25 điểm
  5. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (2 điểm) - Bài viết tốc độ đạt yêu cầu (0,25 điểm) - Chữ viết rõ ràng (0,25 điểm) - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ (0,25 điểm) - Trình bày đúng quy định (0,25 điểm) - Viết sạch, đẹp (0,25 điểm) - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm II. Tập làm văn (8 điểm) * Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: (1 điểm) * Mở bài: (1,5 điểm) - Mở bài hợp lý (1 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm) * Thân bài: (4 điểm), trong đó: - Nội dung (2,5 điểm): + Nêu được các việc làm thể hiện ý chí, nghị lực của người đó (hoặc nêu được lý do vì sao thích câu chuyện đó, ) - Kĩ năng: + Trình tự miêu tả hợp lí (0,5 điểm) + Diễn đạt câu trôi chảy (1 điểm) * Kết bài: (1,5 điểm) - Kết bài phù hợp (1 điểm) - Diễn đạt câu trôi chảy, có cảm xúc, sáng tạo (0,5 điểm) * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh * Bài được 7,5 -> 8 điểm phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả. (Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – chỉ đạt tối đa 7,5 điểm) Lưu ý: * Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân - Khi chấm chính tả, GVcần gạch chân chữ viết sai. Lỗi do viết thiếu chữ GV ghi bổ sung các chữ còn thiếu bằng bút đỏ. - Khi chấm TLV, cần gạch chân hoặc ghi kí hiệu lỗi về câu, từ, CT Dựa vào hướng dẫn chấm, giáo viên cần có lời nhận xét cả bài chính tả và TLV. Lời nhận xét cần để HS hiểu lí do mình bị trừ điểm.