Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi
II. Đọc thầm bài văn sau: (7điểm)
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚCMàn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ:- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ?Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu:- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:- Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.(Theo Lê Ngọc Huyền) |
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:
Câu 1. (0,5 điểm): Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nướcC. Mùi vị của nước | B. Hình dáng của nướcD. Màu sắc của nước |
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam.pdf
Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phúc Lợi
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ Năm ngày 29 tháng 12 năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên: Năm học 2022 - 2023 Lớp: 4A Môn: Tiếng Việt (Phần đọc) – Lớp 4 (Thời gian: 30 phút, không kể thời gian phát đề) Điểm Nhận xét của giáo viên Chữ ký GV chấm Đọc thành tiếng: Đọc hiểu: I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 4. II. Đọc thầm bài văn sau: (7điểm) HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng, ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. (Theo Lê Ngọc Huyền) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập: Câu 1. (0,5 điểm): Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? A. Tác dụng của nước B. Hình dáng của nước C. Mùi vị của nước D. Màu sắc của nước
- Câu 2. (0,5 điểm): Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? A. Nước có hình chiếc cốc C. Nước có hình như vật chứa nó B. Nước có hình cái bát D. Nước có hình cái chai Câu 3. (0,5 điểm): Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? A. Nước không có hình dáng cố định B. Nước có hình dáng giống với vật chứa đựng nó C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và khí D. Nước tồn tại ở thể lỏng và thể khí Câu 4. (0,5 điểm): Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu “Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc à? A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Câu 5. (0,5 điểm): Câu : “Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.” thuộc kiểu câu nào ? A. Ai thế nào? B. Ai làm gì? C. Ai là gì? D. Câu hỏi Câu 6. (1 điểm): Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước ? Viết câu trả lời của em: Câu 7. (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các từ láy ở trong bài ? A. Tí tách, ngúng nguẩy, gay gắt, chăm chú, gật gù B. Tí tách, xinh xắn, ngúng nguẩy, gay gắt, chăm chú, gật gù. C. Tí tách, xinh xắn, ngúng nguẩy, gay gắt, chăm chú, gật gù, buông xuống. D. Tí tách, nhanh nhảu, xinh xắn, ngúng nguẩy, gay gắt, chăm chú, gật gù. Câu 8. (1 điểm): Trong bài có mấy danh từ riêng? Đó là những từ nào ? A. 2 danh từ riêng : . B. 3 danh từ riêng : . C. 4 danh từ riêng : . D. 5 danh từ riêng : . Câu 9. (0,5 điểm): Dấu hai chấm trong câu: “Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí.” có tác dụng gì: . . Câu 10. (0,5 điểm): Dãy từ nào sau đây đều chứa tiếng “chí” có nghĩa là “ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp”? A. Chí thân, ý chí, chí hướng, chí tình B. Chí khí, ý chí, chí công, quyết chí. C.Chí khí, chí hướng, chí cốt, chí tình. D.Chí khí, ý chí, chí hướng, quyết chí Câu 11. (1 điểm) : Viết vào chỗ chấm một câu hỏi với mục đích để: Nhờ bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó.
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ Năm ngày 29 tháng 12 năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚC LỢI BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Năm học 2022 - 2023 Môn: Tiếng Việt (Phần viết) – Lớp 4 (Thời gian: 50 phút không kể thời gian phát đề) 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) - 15 phút CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người răng, mõi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. 2. Tập làm văn (8 điểm) - 35 phút Xung quanh em có nhiều đồ vật thân thuộc, gần gũi. Em hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất.