Bài kiểm tra định kì cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Phú (Có đáp án)

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm): Đã kiểm tra trong các tiết ôn tập của tuần 35.

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - 40 phút

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: " Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan nát trong đất. Tốt nhất là ta hãy giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này, chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần, chết mòn. Trong khi đó, dù hạt thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

( Theo báo Điện tử)

Dựa vào nội dung của bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1( 0,5đ): Hai hạt lúa được giữ lại làm giống cho vụ sau đều là những hạt lúa thế nào?

Viết câu trả lời của em:............................................................................................

Câu 2(0,5đ): Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại " chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó"?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.

C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất.

D. Vì nó là hạt lúa tốt, chắc khỏe và to mẩy.

doc 5 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Phú (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN HÀ ĐÔNG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 Năm học: 2021 – 2022 (Thời gian làm bài đọc hiểu và phần B: 80 phút ) Họ và tên: Lớp: A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm): Đã kiểm tra trong các tiết ôn tập của tuần 35. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - 40 phút Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Chuyện về hai hạt lúa Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: " Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan nát trong đất. Tốt nhất là ta hãy giữ lại tất cả các chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ.". Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ đem gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này, chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần, chết mòn. Trong khi đó, dù hạt thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. ( Theo báo Điện tử) Dựa vào nội dung của bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1( 0,5đ): Hai hạt lúa được giữ lại làm giống cho vụ sau đều là những hạt lúa thế nào? Viết câu trả lời của em: Câu 2(0,5đ): Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại " chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó"? A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống.
  2. B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt. C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất. D. Vì nó là hạt lúa tốt, chắc khỏe và to mẩy. Câu 3 (0,5đ): Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất? A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới. B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn. D. Vì nó không muốn ở cùng ông chủ. Câu 4.(1đ) Khoanh tròn vào chữ đúng hoặc sai. Thông tin Trả lời Hạt lúa thứ hai chết dần chết mòn vì thiếu nước và ánh sáng. Đúng/Sai Hạt thứ nhất héo khô, chết dần vì thiếu nước, ánh sáng. Đúng/Sai Hạt lúa thứ hai nát tan trong đất để đem lại cho đời những hạt lúa Đúng/Sai mới. “Ta cần theo ông chủ ra đồng.” – Hạt lúa thứ nhất thầm nghĩ. Đúng/Sai Câu 5 (1đ): Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? Viết câu trả lời của em: Câu 6 (0,5đ): Câu văn : “Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.” Thuộc kiểu câu kể nào? Viết câu trả lời của em: Câu 7(0,5đ): Câu văn: ”Hạt thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.” Có các động từ là: Câu 8 (0,5đ): Trong câu văn ”Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. – Hạt lúa thứ nhất thầm nghĩ.” Dấu gạch ngang có tác dụng gì? A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. C. Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê B. Đánh đâu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. D. Đánh dấu từ ngữ đặc biệt. Câu 9 (1đ): Em hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu: "Qua thời gian, hạt lúa thứ nhất bị khô héo nơi góc nhà " Trạng ngữ Chủ ngữ:
  3. Vị ngữ: Câu 10 (1 đ)Chuyển câu kể sau thành câu hỏi, câu cảm “Hạt lúa thứ nhất héo khô nơi góc nhà.” Câu hỏi Câu cảm B. Kiểm tra viết: 1. Viết chính tả: GV đọc cho HS viết bài Tiếng cười là liều thuốc bổ( từ Tiếng cười là liều thuốc bổ cho nhà nước). Sách TV lớp 4, tập 2 2 Tập làm văn: Mỗi con vật có một vẻ đẹp riêng, một ích lợi riêng, em hãy tả một con vật mà em thích nhất . .
  4. HƯỚNG ĐÃN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN I. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm) Câu 1,,2, 3, 6, 7, 8 mỗi câu 0,5 điểm Câu 4; 5; 9; 10 mỗi câu 1 điểm. Câu 1. Cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy CÂU 2 3 4 6 7 8 ĐÁP ÁN C A S –Đ- Đ –S Ai thế Nát tan, A nào? mọc Câu 5: Câu chuyện muốn nói vói chúng ta phải can đảm, dám đương đầu với những khó khăn thử thách thì mới thành công và cuộc sống mới có ý nghĩa. Câu 9: Qua thời gian,/ hạt lúa thứ nhất //bị khô héo nơi góc nhà " TN CN VN Câu 10: Hạt lúa thứ nhất khô héo nơi góc nhà phải không? - Chao ôi, hạt lúa thứ nhất khô héo nơi góc nhà! B. Kiểm tra viết (10 điểm) I. Chính tả: (2đ) Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm - Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 0,5 điểm - Viết sai lỗi chính tả, có từ 03- 05 lỗi trừ 0,25 điểm. Chữ viết xấu, trình bày chưa sạch đẹp trừ toàn bài 0,25 điểm. II. Tập làm văn: (8điểm) Yêu cầu chung: - HS viết được bài văn tả con vật theo y/c - Diễn đạt ý mạch lạc, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ ngữ phù hợp, sắp xếp ý, liên kết câu, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, thái độ . - Chữ viết rõ ràng, Trình bày bài viết sạch đẹp * Chi tiết - Mở bài( 1đ)- Giới thiệu được con vật miêu tả, ai nuôi, nuôi từ bao giờ,trông nó ra sao - Thân bài ( 6đ) + Nội dung (3đ)
  5. *Tả hình dáng bên ngoài của con vật; hình dáng, cân nặng, bộ lông, cái đầu, đôi mắt, tai, mũi, miệng, chân, đuôi, cánh, . Tả các bộ phận nổi bật cua con vật. * Tả hoạt động và thói quen sinh hoạt của con vật: kiếm ăn , ngủ, chơi với đồng loại và các con vật khác,. + Kĩ năng (1đ) : Kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu, sắp xếp ý, liên kết câu, đoạn + Cảm xúc (1đ) Tình cảm của em với con vật + Sáng tạo ( 1đ): Biết viết các câu văn có hình ảnh nhân hóa, so sánh. - KB: (1đ)- Ý thức, chăm sóc, bảo vệ, ích lợi của con vật