Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 3 (Có đáp án)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm): GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 4.

II. Đọc thầm và làm bài tập: Thời gian: 30 phút ( 7 điểm)

CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN

Một ngày nọ, con lừa già của một người nông dân xảy chân rơi xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. Con vật kêu la hàng giờ liền ở dưới đó. Người nông dân đang cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông đưa ra quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Và thế là người nông dân nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.

Họ xúc đất đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất cứ đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Chuyện gì xảy ra với chú lừa đã già ?(0, 5 điểm)

A. Chú bị ngã xuống một cái giếng cạn nước.

B. Chú xảy chân rơi xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.

C. Chú bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu

D. Chú bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước

Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định xúc đất đổ xuống giếng?( 0,5 điểm)

A. Vì ông nghĩ chú lừa đã già, cái giếng cần lấp lại và không ích lợi gì khi cứu chú lừa lên cả.

B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian kéo chú lừa lên.

C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.

D. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống.

docx 6 trang Mạnh Đạt 31/05/2024 1000
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 3 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN Thứ ngày tháng năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 Họ và tên HS: Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Lớp: 4A ( Bài kiểm tra đọc ) Điểm đọc Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng:. . . Đọc thầm: . . . A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 ĐIỂM I. Đọc thành tiếng: (3 điểm): GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối học kì I môn Tiếng Việt lớp 4. II. Đọc thầm và làm bài tập: Thời gian: 30 phút ( 7 điểm) CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa già của một người nông dân xảy chân rơi xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. Con vật kêu la hàng giờ liền ở dưới đó. Người nông dân đang cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông đưa ra quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Và thế là người nông dân nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất cứ đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Sưu tầm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Chuyện gì xảy ra với chú lừa đã già ?(0, 5 điểm) A. Chú bị ngã xuống một cái giếng cạn nước. B. Chú xảy chân rơi xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. C. Chú bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu
  2. D. Chú bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định xúc đất đổ xuống giếng?( 0,5 điểm) A. Vì ông nghĩ chú lừa đã già, cái giếng cần lấp lại và không ích lợi gì khi cứu chú lừa lên cả. B. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian kéo chú lừa lên. C. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng. D. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống. Câu 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm) A. Đứng yên không nhúc nhích B. Dùng hết sức leo lên C. Cố sức rũ đất cát xuống D. Kêu la thảm thiết Câu 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm) A. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. B. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi. C. Chú giẫm lên chỗ đất cất có sẵn trong giếng để thoát ra. D. Chú liên tục lắc mình cho đất rơi xuống, bước lên trên chỗ đất ông chủ đổ xuống để thoát ra. Câu 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm) Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm) Câu 7. Câu: “Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.” thuộc kiểu câu nào? (0,5 điểm) A. Câu kể. B. Câu cảm. C. Câu khiến. D. Câu hỏi Câu 8. Trong câu: “Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên” bộ phận nào là chủ ngữ, bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ iểm) Chủ ngữ: . Vị ngữ: . Câu 9.Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm) Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được. A.Đánh dấu phần chú thích. B.Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. C.Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
  3. D.Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 10.Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm) Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng. Câu 11: Thành ngữ nào sau đây nói về lòng dũng cảm trong các thành ngữ sau.(0,5 điểm) A.Ba chìm bảy nổi B. Vào sinh ra tử C.Cày sâu cuốc bẫm D. Nhường cơm sẻ áo GV coi thi GV chấm lần 1 GV chấm lần 2 ( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên) ( Ký, ghi rõ họ, tên)
  4. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2021– 2022 MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 ( Đề kiểm tra viết- Thời gian làm bài: 55 phút I. Chính tả: Nghe - viết ( 2 điểm ) - 15 phút CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. II. Tập làm văn ( 8 điểm): 35 phút Đề bài: Tả một loài cây mà yêu thích.
  5. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG HƯỚNG DẪN CHẤM KTĐK GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt lớp 4 I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK GHKII môn TV4) * Cách đánh giá, cho điểm: – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc thầm và làm bài tập: 7 điểm. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu Câu 9 Câu 11 B A D D A A B 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 5. Gợi ý: Ta đã nhầm khi cố gắng chôn sống chú lừa, nó thật thông minh và bản lĩnh! Câu 6: (1 điểm) 6. Gợi ý: Khi gặp khó khăn, chúng ta không nên đầu hàng mà phải cố gắng để vượt qua. Câu 8: (1điểm) “Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên” Chủ ngữ: Chú lừa Vị ngữ: lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên Tìm chủ ngữ, vị ngữ mỗi bộ phận cho 0,5 điểm Câu 10 .Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: chọn từ “dũng cảm” II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết:
  6. – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. * Toàn bài viết không cho điểm tối đa với những bài sai 2 lỗi chính tả trở lên, viết không sạch đẹp. 2. Kiểm tra viết bài: 8 điểm - Đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau được 8 điểm: + Viết được bài văn đủ các phần: MB, TB, KB đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên: 3 điểm - Đúng thể loại có trọng tâm: 2 điểm + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng: 0,5 điểm + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm - Cảm xúc: 1 điểm - Sáng tạo: 1 điểm - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 - 7 - 6,5 - - 1 * Lưu ý: Không cho điểm 7 trở lên với những bài mắc nhiều hơn 5 lỗi (chính tả, dùng từ, )