Bài kiểm tra định kì học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường TH–THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)

I. Đọc thầm bài :

SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kỳ lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

MAI VĂN TẠO

II. Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (0.5đ). Sầu riêng là trái quý của vùng nào?

A. Miền Bắc. B. Miền Nam và miền Bắc. C. Miền Nam.

Câu 2 (0.5đ). Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào? (0.5 điểm)

A. Hoa đậu từng chùm màu hồng nhạt.

B. Hoa màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cánh hoa to.

Câu 3 (0.5đ). Đâu là dòng miêu tả đặc điểm của quả sầu riêng? (1đ)

A. Trái sầu riêng trông giống những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí.

B. Không có mùi thơm.

C. Trái sầu riêng nhỏ, không có gai.

Câu 4. (0,5đ) Tác giả tả cái dáng không đẹp của cây sầu riêng nhằm mục đích gì ?

A. Để chê cây sầu riêng không đẹp .

B. Để làm nổi bật hương vị của hoa .

C. Để làm nổi bật hương vị của quả khi chín .

docx 7 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 2660
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường TH–THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra định kì học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường TH–THCS Lê Văn Tám (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023-2024) MÔN TIẾNG VIỆT 4 I. Phần đọc: 10 điểm 1. Đọc tiếng: 3 điểm = 2 điểm đọc + 1 điểm trả lời câu hỏi 2. Đọc hiểu và KTTV: 7 điểm/10 câu = 4 điểm đọc hiểu văn bản + 3 điểm kiến thức Tiếng Việt) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng Mạch kiến thức, kĩ năng TN TL TN TL TN TL Đọc, hiểu văn bản Số câu 3 1 1 1 6 câu - Nhận biết, xác định được Số điểm 1.5 0.5 1 1 4 điểm một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp 1,2, Câu số 4 5 6 hoặc rút ra các thông tin từ bài 3 học. - Hiểu được nội dung hoặc ý nghĩa của của bài đọc. Kiến thức TV Số câu 2 1 1 4 câu - Nhận biết được trạng ngữ. Số điểm 1 1 1 3 điểm - Xác định được công dụng của dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn được sử dụng trong mỗi trường hợp. - Lựa chọn từ ngữ phù hợp để hoàn chỉnh câu. Câu số 7,8 9 10 - Nhận biết và vận dụng biện pháp so sánh, nhân hóa đã học. Số câu 5 3 2 10 câu Tổng Số điểm 2.5 2.5 2 7 điểm
  2. TRƯỜNG TH-THCS LÊ VĂN TÁM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2023 - 2024 MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Thời gian : 40 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Lớp: 4 Điểm Lời phê của giáo viên I. Đọc thầm bài : SẦU RIÊNG Sầu riêng là loại trái quý, trái hiếm của miền Nam. Hương vị của nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kỳ lạ. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kỳ lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. MAI VĂN TẠO II. Trả lời câu hỏi: Câu 1 (0.5đ). Sầu riêng là trái quý của vùng nào? A. Miền Bắc. B. Miền Nam và miền Bắc. C. Miền Nam. Câu 2 (0.5đ). Hoa sầu riêng được miêu tả như thế nào? (0.5 điểm) A. Hoa đậu từng chùm màu hồng nhạt. B. Hoa màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. C. Cánh hoa to. Câu 3 (0.5đ). Đâu là dòng miêu tả đặc điểm của quả sầu riêng? (1đ)
  3. A. Trái sầu riêng trông giống những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí. B. Không có mùi thơm. C. Trái sầu riêng nhỏ, không có gai. Câu 4. (0,5đ) Tác giả tả cái dáng không đẹp của cây sầu riêng nhằm mục đích gì ? A. Để chê cây sầu riêng không đẹp . B. Để làm nổi bật hương vị của hoa . C. Để làm nổi bật hương vị của quả khi chín . Câu 5. (1 đ) Tìm trong đoạn 2 một câu văn sử dụng biện pháp so sánh, viết vào chỗ chấm. Câu 6. (1 đ) Qua bài văn, tác giả ca ngợi điều gì? Câu 7. (0,5đ) Dấu ngoặc đơn trong câu “Pleiku quê em (một thành phố thuộc tỉnh Gia Lai) có nhiều phong cảnh đẹp.” có công dụng gì? A. Đánh dấu tên tác phẩm. B. Đánh dấu các ý trong một đọc liệt kê. C. Đánh dấu phần chú thích. Câu 8. (1 đ) Trạng ngữ trong câu “Vào cuối năm, sầu riêng trổ bông.” là: A. Vào cuối năm B. Sầu riêng C. Trổ bông Câu 9. Viết lại câu văn dưới đây và điền dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp. Bài Sầu riêng của tác giả Mai văn Tạo thuộc thể loại văn miêu tả. Câu 10. (1đ)) Viết 1 câu văn miêu tả cây cối có sử dụng hình ảnh nhân hoá. Hết
  4. B/ PHẦN VIẾT Tập làm văn (10 điểm): Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em có rất nhiều cây xanh và hoa đẹp. Hãy tả một cây bóng mát (hoặc cây ăn quả hoặc cây hoa) mà em yêu thích. Học sinh viết vào giấy kiểm tra 5 ô li HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II, NĂM HỌC: 2023 –2024 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 I. Phần đọc (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (7 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 0,5 điểm. (HS đọc sai tiếng, từ, ngắt nghỉ không đúng, tốc độ đọc chưa đạt GV không ghi điểm; tùy mức độ đọc của HS mà giáo viên ghi điểm cho hợp lí.) - Đọc trôi chảy, giọng đọc có biểu cảm: 0,5 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu Đáp án Điểm Hướng dẫn chấm 1 C 0,5 2 B 0,5 3 A 0,5 4 C 0,5 5 HS có thể viết 1 trong 3 câu sau. 1 HS viết đúng câu trả lời ghi điểm tối đa; viết sai không - Gió đưa hương thơm ngát như hương ghi điểm. cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. - Viết dư 1 hoặc 2 câu, ghi - Cánh hoa như vảy cá, hao hao giống 0,5 điểm. cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. - Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến 6 Ca ngợi giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây 1 - HS viết đúng nội dung câu sầu riêng . chuyện ghi 1 điểm. - HS nêu cách diễn đạt khác đúng vẫn ghi điểm tối đa.
  5. 7 C 0,5 8 A 0.5 9 Bài “Sầu riêng” của tác giả Mai Văn 1 Viết dấu ngoặc kép, ghi 1đ. Tạo thuộc thể loại văn miêu tả. 10 VD: Phượng ra lá xanh um, mát rượi, 1 HS đặt được câu văn miêu ngon lành như lá me non. tả cây cối có hình ảnh so sánh, đúng ngữ pháp. Trường hợp: Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu kết thúc hoặc thiếu (sai) một trong hai - trừ 0,2 đ II. Phần viết (10 điểm) – Tập làm văn - Mở bài: (1,5 điểm) Giới thiệu cây định tả (giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp). - Thân bài: (5 điểm) + Tả bao quát cây. + Tả chi tiết cây. + Nêu lợi ích hoặc kỉ niệm của người viết. - Kĩ năng: Dùng từ phù hợp, các câu văn viết đúng cấu trúc ngữ pháp, sử dụng đúng dấu câu. (1 điểm) - Sáng tạo: Sử dụng các từ ngữ dẫn dắt, kết nối các sự việc, liên kết các câu văn, đoạn văn chặt chẽ, logic; biết kết sử dụng biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật đối tượng được tả. (1 điểm) - Kết bài: (1,5 điểm) Nêu cảm nghĩ của em (Kết bài mở rộng hoặc không mở rộng). * Trừ lỗi chính tả trong bài viết: 0,1đ/1 lỗi. Sai lỗi chính tả toàn bài trừ tối đa 2 điểm.