Bài kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Lâm (Có ma trận và đáp án)
Đọc thầm bài:
Cây trám đen
Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước
từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô.
Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn
tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.
Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu
nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám
đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi
dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.
Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám
đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám
đen trộn với xôi hay cốm.
Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa
quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen đầu bản.
Theo VI HỒNG, HỒ THUỶ GIANG
2. Bài tập
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng:
Câu 1: (0,5 điểm) Có mấy loại trám đen trong bài văn?
A. Một loại
B. Hai loại
C. Ba loại
Câu 2: (0,5 điểm) Trám đen tẻ và trám đen nếp giống nhau ở đặc điểm nào?
A. Đều màu tím
B. Đều màu xanh
C. Đều màu xanh đen
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_202.pdf
Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì 2 Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phú Lâm (Có ma trận và đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4 NĂM HỌC 2021 - 2022 Số câu Mạch kiến thức, kĩ năng Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng và số điểm Số câu 4 1 1 6 1. Đọc hiểu văn bản Số điểm 2 1 1 4 Số câu 2 1 1 4 2. Kiến thức Tiếng Việt Số điểm 1 1 1 3 Số câu 4 3 2 1 10 Tổng Sè ®iÓm 2 2 2 1 7 MATRẬN CÂU HỎI ĐỀKIỂMTRAMÔN TIẾNGVIỆTGIỮA HỌC KÌ IILỚP 4 NĂM HỌC 2021 - 2022 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Đọc hiểu Số câu 4 1 1 6 văn bản Câu số 1,2,3,4 6 5 2. Kiến thức Số câu 1 1 1 1 1 3 Tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Tổng Số câu 4 2 1 1 1 1 7 3 | |
- TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LÂM Thứ ngày tháng năm 2021 Lớp : 4 BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: Năm học 2021 - 2022 Môn: Tiếng Việt (Bài kiểm tra đọc thầm - Thời gian 30 phút) Điểm Nhận xét của giáo viên A. Kiểm tra Đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) HS đọc một đoạn văn khoảng 85 tiếng/1 phút thuộc chủ điểm đã học ở học kì II (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt 4, tập hai; ghi tên bài số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu). Trả lời đúng câu hỏi trong nội dung bài đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập : (7 điểm) - (30 phút). 1. Đọc thầm bài: Cây trám đen Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn toả như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xoè tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang. Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt. | |
- Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Xa quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen đầu bản. Theo VI HỒNG, HỒ THUỶ GIANG 2. Bài tập Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng: Câu 1: (0,5 điểm) Có mấy loại trám đen trong bài văn? A. Một loại B. Hai loại C. Ba loại Câu 2: (0,5 điểm) Trám đen tẻ và trám đen nếp giống nhau ở đặc điểm nào? A. Đều màu tím B. Đều màu xanh C. Đều màu xanh đen Câu 3: (0,5 điểm) Trám đen có mùi vị gì đặc trưng? A. Béo, ngọt và thơm B. Béo, bùi và thơm C. Khô, bùi và mỡ màng Câu 4: (0,5 điểm) Món ăn nào của trám đen mà người miền núi thích nhất? A. Xào với tóp mỡ, làm ô mai B. Xào với tóp mỡ, trộn với xôi hay cốm C. Trộn với xôi hay cốm Câu 5: (1 điểm) Xa quê đã ngót chục năm trời, mà tác giả vẫn nhớ da diết những cây trám đen đầu bản vì: A. Cây trám đen gắn liền với tuổi thơ của tác giả. B. Cây trám đen có quả ngon, mùi vị đặc trưng, có nhiều ích lợi. C. Cây trám đen cao vút, thẳng như cột nước từ trên trời rơi xuống. | |
- Câu 6: (1 điểm) Cây trám đen có nhiều ở vùng nào? A. Đồng bằng B. Miền núi C. Trung du Câu 7: (0,5 điểm) Từ “mỡ màng” thuộc loại từ nào? A. Từ ghép B. Từ đơn C. Từ láy Câu 8: (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ trong câu: “Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.” Chủ ngữ là: Câu 9: (1 điểm) Hãy đặt một câu theo kiểu câu kể Ai làm gì? Câu 10: (1 điểm) Từ ngữ nào có thể thay thế cho từ in đậm trong câu: “Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống” mà nghĩa của câu không thay đổi ? B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả (nghe - viết) - (15 phút) (2 điểm) Thắng biển Mặt trời lên cao dần. Gió đã bắt đầu mạnh. Gió lên, nước biển càng dữ. Khoảng mênh mông ầm ĩ càng lan rộng mãi vào. Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé. Một tiếng ào dữ dội. Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào. Một cuộc vật lộn dữ dội diễn ra. Một bên là biển, là gió, trong một cơn giận dữ điên cuồng. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Tả một cây ăn quả (hoặc cây bóng mát) mà em yêu thích. | |
- ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4 NĂM HỌC 2021 - 2022 A . Kiểm tra Đọc: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Giáo viên kiểm tra đọc qua các tiết ôn tập từ tiết 1 đến tiết 6 (tuần 28) - HS đọc một đoạn văn trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 4, tập hai. - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1 điểm (Đọc quá 2 phút : 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm (Đọc sai từ 5 tiếng trở lên : 0 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm (Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm) II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B A B D A B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 0,5 Câu 8: (0,5 điểm) Chủ ngữ trong câu “Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.” là: Người miền núi. Câu 9: (1 điểm) Hãy đặt một câu theo kiểu câu kể Ai làm gì? VD: Bạn Nhung lớp trưởng lớp em đang kiểm tra bài tập về nhà. Câu 10: (1 điểm): Từ có thể thay thế từ " cao vút" mà nghĩa của câu không thay đổi là: cao chót vót. B. Kiểm tra Viết 1. Chính tả: (2 điểm) Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm | |
- 2. Tập làm văn: (8 điểm) * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): + Nội dung (ý): 4 điểm - HS viết được bài văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. - Viết được bài văn theo đúng thể loại tả cây cối, có bố cục chặt chẽ, viết đầy đủ được ba phần của bài văn: Mở bài, thân bài, kết bài . Trình bày sạch đẹp. Độ dài từ 15 câu trở lên. + Kĩ năng : 4 điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 2 điểm - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho mức độ phù hợp. Lưu ý : Bài viết trình bày không sạch sẽ, chữ viết không đúng quy định bị trừ 1 điểm toàn bài | |