Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 1 (Có đáp án)

II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm)

Đọc thầm văn bản sau:

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên.

Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng.

Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi.

Khoanh vào chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là:

A. lái xe cứu thương.

B. chăm sóc y tế cho vận động viên.

C. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua .

D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua.

2.“Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì?

A. Một người đàn ông to khỏe.

B. Một người phụ nữ xinh đẹp.

C. Một người phụ nữ bị tật nguyền.

D. Một người cứu thương.

3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng:

Đôi chân ………của chị tưởng chừng như……….bước đi được, chứ đừng nói là chạy.

4.Viết lại những câu văn miêu tả sự khó khăn của người về đích cuối cùng khi tham gia cuộc đua.

doc 4 trang Mạnh Đạt 31/05/2024 1360
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 1 (Có đáp án)

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN Thứ ngày tháng 3 năm 2022 TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên: Năm học 2021 – 2022 Lớp: 4A Môn Tiếng Việt – Lớp 4 (Thời gian làm bài: 40 phút) Nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: Điểm đọc . Đọc thầm: . I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKII môn Tiếng Việt lớp 5 II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm) Đọc thầm văn bản sau: NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc đua marathon hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Anh tài xế và tôi ngồi trong xe, phía sau hàng trăm con người, chờ tiếng súng lệnh vang lên. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị , rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Tôi nửa muốn cho chị dừng lại nửa cầu mong chị tiếp tục. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Khoanh vào chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: 1. Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. lái xe cứu thương. B. chăm sóc y tế cho vận động viên. C. bắn tiếng súng lệnh cho cuộc đua .
  2. D. hò reo cổ vũ cho cuộc đua. 2.“Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua là ai? Có đặc điểm gì? A. Một người đàn ông to khỏe. B. Một người phụ nữ xinh đẹp. C. Một người phụ nữ bị tật nguyền. D. Một người cứu thương. 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: Đôi chân của chị tưởng chừng như .bước đi được, chứ đừng nói là chạy. 4.Viết lại những câu văn miêu tả sự khó khăn của người về đích cuối cùng khi tham gia cuộc đua. 5. Điền “Đúng” hoặc “Sai” vào ô trống theo nội dung bài học. Thông tin Trả lời Cuộc đua marathon ở thành phố thường tổ chức vào mùa hè. Marathon là cuộc đua dành cho người leo núi. Tôi cầu mong cho người phụ nữ ấy về đích trước tiên. Cuối cùng chị cũng chạy về đến đích. 6. Đoạn cuối bài “Kể từ hôm đó, nhẹ nhàng đối với tôi” tác giả muốn khuyên em điều gì? . . 7. Câu: “ Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng” là kiểu câu: A. Câu khiến B. Câu kể Ai làm gì? C. Câu kể Ai là gì? D. Câu kể Ai thế nào? 8. Tập hợp từ nào sau đây chỉ toàn là từ láy? A. xanh um, lộng lẫy, ngay ngáy, rực rỡ, mênh mông B. rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, bờ bến C. rực rỡ, lộng lẫy, xanh um, ngay ngáy, ấm áp D. rực rỡ, lộng lẫy, xúm xít, ngay ngáy, ấm áp 9. Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: 10. Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” Chủ ngữ là: Vị ngữ là: . CMHS kí và ghi rõ họ tên
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA VIẾT GHKII NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 I. Chính tả ( 2 điểm) GV đọc cho HS viết bài: Mua giầy Một người định mua cho mình một đôi giày. Trước khi đi, anh ta đo vẽ kích thước chân mình lên một tờ giấy. Đến tiệm chọn giày, anh ta phát hiện mình để quên tờ giấy ở nhà nên nói với chủ tiệm: - Tôi để quên cái mẫu đo ở nhà, để tôi chạy về lấy mẫu. Xong anh ta vội vàng chạy về nhà lấy tờ giấy. Khi quay lại thì cửa hàng đã đóng cửa và anh ta không mua được giày. Có người hỏi anh: - Tại sao lúc đó anh không lấy ngay chân của anh mang thử giày? - Tôi thà tin sự đo mẫu hơn là tin ở đôi chân của mình! – anh ta trả lời. Theo Truyện ngụ ngôn hay II. TẬP LÀM VĂN ( 8 điểm) Đề bài: Hãy tả lại một cây mà em yêu thích.
  4. BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN CHẤM BÀI ĐỌC HIỂU LỚP 4 ĐÁP ÁN CÂU 1- B (0,5 điểm) CÂU 2- C (0,5 điểm) CÂU 3: tật nguyền, không thể nào (đúng mỗi ý cho 0,25đ) CÂU 4: - Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. (0,5 điểm) - Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. (0,5 điểm) CÂU 5: ý 1: ĐÚNG; ý 2: SAI; ý 3: SAI; ý 4: ĐÚNG ( mỗi ý đúng 0,25đ) CÂU 6: Tác giả khuyên em trong mọi khó khăn gian khổ cần kiên trì bền bỉ quyết tâm để vượt qua.( nếu hs trả ý tương đương vẫn cho điểm) (1 điểm) CÂU 7: D (0,5 điểm) CÂU 8: D (0,5 điểm) CÂU 9: Em đặt câu kể “Ai là gì?” để khen chị vận động viên đã chiến thắng: (0,5 điểm) Chị là người rất kiên trì hoặc Chị là người đáng quý . hoặc Chị là người chiến thắng CÂU 10: Trong câu: “Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra.” Chủ ngữ : Bàn chân chị ấy (0,5 điểm) Vị ngữ: cứ chụm vào mà đầu gối lại đưa ra (0,5 điểm) ĐÁP ÁN CHẤM ĐIỂM BÀI VIẾT MÔN TIẾNG VIỆT I. CHÍNH TẢ ( 2điểm) - Bài viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng cỡ chữ, rõ ràng trình bày đúng đoạn văn (2đ) + Sai từ 6 lỗi trở lên trừ 1 đ, nếu hs sai 4- 5 lỗi trừ 0,5 đ + Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn trừ 0,5 -1điểm toàn bài. II.TẬP LÀM VĂN (8 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau : + Viết được một bài văn tả cây cối rõ bố cục có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm. + Tả bao quát cây đó: 0,5 điểm + Tả chi tiết từng bộ phân của cây theo trình tự hợp lý hoặc từng thời kì phát triển của cây: 3 điểm + Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả : 1 điểm. + Bài viết có cảm xúc, biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng nghệ thuật hợp lý : 2 điểm. - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ : 0,5 điểm ( chỉ cho điểm với bài HS hoàn thành) - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 7,5 đ; 7 đ; 6,5 đ; 6 đ ( Nếu bài văn mắc từ 4 lỗi chính tả trở lên không ghi điểm 8)