Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 2 (Có đáp án)
A. Đọc thầm văn bản sau:
Cây gạo Tại các làng quê chúng ta, cây gạo thường được trồng ở những mảnh đất trống, vắng, xa một chút với đình, chùa. Nó ở đầu chợ, cuối chợ, cuối làng. Nó lạnh lẽo, cô đơn, cao lêu nghêu, khẳng khiu, ít lá. Nó tượng trưng cho cuộc đời, cho sự ngay thẳng. Nó chễm chệ nghiêm túc, kiên cường như anh lính gác. Mùa xuân, cây gạo gọi các loài chim đến. Chim nhỏ ở các cành thấp hơn. Chúng ríu rít, giọng cao, giọng trầm, chuyện trò với nhau tưng bừng, nhộn nhịp, lại tranh cãi với nhau như họp chợ. Nhưng cây gạo chỉ là câu lạc bộ để các đàn chim nghỉ ngơi trong chốc lát, chuẩn bị cho những chuyến bay dài mà thôi. Chúng không bao giờ làm tổ trên cây gạo. Vì cây gạo mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại. Cây gạo ra hoa làm đỏ rực cả một khoảng trời. Ở Chùa Hương, đến mùa hoa gạo nở, màu đỏ hai bên núi chạy dọc theo suối Yến. Nhiều hàng cây gạo tập trung lại với nhau như những dãy đèn, làm nên những đám cháy. Cây gạo làm đẹp thêm cho quang cảnh quanh mình. Đến cuối tháng tư, tháng năm, bông gạo bay tả tơi theo tất cả các làn gió, giăng đầy không gian như tuyết rơi, gợi lên mái tóc của các mẹ già. Ngày xưa, người nghèo thường gom nhặt bông gạo để may áo bông chống rét. Người Tây Nguyên dùng làm đệm trải giường. Cây gạo sống hàng ngàn năm. Nó chứng kiến mọi việc, biết hết, nhìn thấu tất cả những gì đã xảy ra với những con người trong làng, xóm từ đời nọ đến đời kia. (Sưu tầm) |
B. Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1.(0,5 điểm) Tại các làng quê, cây gạo thường được trồng ở đâu?
a. Ở những mảnh đất trống, xa một chút với đình, chùa.
b. Ở những mảnh đất trống, vắng.
c. Ở những mảnh đất trống, vắng, xa một chút với đình, chùa.
d. Ở những mảnh đất gần đình, chùa.
Câu 2.(0,5 điểm) Cây gạo tượng trưng cho điều gì?
a. Sự may mắn b. Sự ngay thẳng c. Sự cô đơn d. Sự lạnh lẽo
Câu 3.(0,5 điểm) Em hiểu “bông gạo” trong bài chỉ sự vật nào?
a. Bông hoa gạo đỏ. b. Cánh hoa gạo trắng như bông.
c. Sợi bông trong quả gạo. d. Những bông tuyết rơi.
Câu 4.(1 điểm) Vì sao cây gạo có thể nhìn thấu tất cả những gì đã xảy ra với những con người trong làng xóm, từ đời nọ đến đời kia?
a. Vì con người thường gom nhặt bông gạo để may áo bông chống rét, làm đệm trải giường.
b. Vì cây gạo sống hàng ngàn năm, nó chứng kiến mọi việc xảy ra xung quanh nó.
c. Vì mọi người hay ngồi kể chuyện dưới gốc cây gạo nên cây gạo nghe hết mọi chuyện.
d. Vì cây gạo được trồng ở đầu chợ, cuối chợ, cuối làng.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Gia Thượng - Đề 2 (Có đáp án)
- TRƯỜNG TIỂU HỌC GIA THƯỢNG Thứ ngày tháng năm 2022 Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Lớp 4: MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC - HIỂU) - LỚP 4 NĂM HỌC 2021 - 2022 Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của giáo viên . . A. Đọc thầm văn bản sau: Cây gạo Tại các làng quê chúng ta, cây gạo thường được trồng ở những mảnh đất trống, vắng, xa một chút với đình, chùa. Nó ở đầu chợ, cuối chợ, cuối làng. Nó lạnh lẽo, cô đơn, cao lêu nghêu, khẳng khiu, ít lá. Nó tượng trưng cho cuộc đời, cho sự ngay thẳng. Nó chễm chệ nghiêm túc, kiên cường như anh lính gác. Mùa xuân, cây gạo gọi các loài chim đến. Chim nhỏ ở các cành thấp hơn. Chúng ríu rít, giọng cao, giọng trầm, chuyện trò với nhau tưng bừng, nhộn nhịp, lại tranh cãi với nhau như họp chợ. Nhưng cây gạo chỉ là câu lạc bộ để các đàn chim nghỉ ngơi trong chốc lát, chuẩn bị cho những chuyến bay dài mà thôi. Chúng không bao giờ làm tổ trên cây gạo. Vì cây gạo mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại. Cây gạo ra hoa làm đỏ rực cả một khoảng trời. Ở Chùa Hương, đến mùa hoa gạo nở, màu đỏ hai bên núi chạy dọc theo suối Yến. Nhiều hàng cây gạo tập trung lại với nhau như những dãy đèn, làm nên những đám cháy. Cây gạo làm đẹp thêm cho quang cảnh quanh mình. Đến cuối tháng tư, tháng năm, bông gạo bay tả tơi theo tất cả các làn gió, giăng đầy không gian như tuyết rơi, gợi lên mái tóc của các mẹ già. Ngày xưa, người nghèo thường gom nhặt bông gạo để may áo bông chống rét. Người Tây Nguyên dùng làm đệm trải giường. Cây gạo sống hàng ngàn năm. Nó chứng kiến mọi việc, biết hết, nhìn thấu tất cả những gì đã xảy ra với những con người trong làng, xóm từ đời nọ đến đời kia. (Sưu tầm) B. Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Tại các làng quê, cây gạo thường được trồng ở đâu? a. Ở những mảnh đất trống, xa một chút với đình, chùa. b. Ở những mảnh đất trống, vắng. c. Ở những mảnh đất trống, vắng, xa một chút với đình, chùa. d. Ở những mảnh đất gần đình, chùa.
- Câu 2. (0,5 điểm) Cây gạo tượng trưng cho điều gì? a. Sự may mắn b. Sự ngay thẳng c. Sự cô đơn d. Sự lạnh lẽo Câu 3. (0,5 điểm) Em hiểu “bông gạo” trong bài chỉ sự vật nào? a. Bông hoa gạo đỏ. b. Cánh hoa gạo trắng như bông. c. Sợi bông trong quả gạo. d. Những bông tuyết rơi. Câu 4. (1 điểm) Vì sao cây gạo có thể nhìn thấu tất cả những gì đã xảy ra với những con người trong làng xóm, từ đời nọ đến đời kia? a. Vì con người thường gom nhặt bông gạo để may áo bông chống rét, làm đệm trải giường. b. Vì cây gạo sống hàng ngàn năm, nó chứng kiến mọi việc xảy ra xung quanh nó. c. Vì mọi người hay ngồi kể chuyện dưới gốc cây gạo nên cây gạo nghe hết mọi chuyện. d. Vì cây gạo được trồng ở đầu chợ, cuối chợ, cuối làng. Câu 5. (0,5 điểm) Câu “Nó chễm chệ nghiêm túc, kiên cường như anh lính gác.” thuộc kiểu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 6. (0,5 điểm) Vị ngữ trong câu “Cây gạo mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại.” là: a. Cây gạo b. Cây gạo mềm dẻo c. Mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại d. Niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại Câu 7. (0,5 điểm) Có thể thay từ “đỏ rực” trong câu “Cây gạo ra hoa làm đỏ rực cả một khoảng trời.” bằng từ nào dưới đây? a. đỏ chói b. đỏ ửng c. đỏ hồng d. đỏ au Câu 8. (1 điểm) Chọn từ có tiếng “tài” để điền vào chỗ chấm cho phù hợp. a. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những . cho đất nước. b. Người nghệ sĩ ấy đang dùng đôi tay của mình để tạo hình cho tác phẩm. Câu 9. (1 điểm) Đâu là câu kể Ai thế nào? Trong các câu dưới đây A. Bạn Lan là lớp trưởng. B. Bạn Tiến học giỏi nhất lớp. C. Em nhỏ đùa vui trước sân nhà. D. Mẹ em đang nấu cơm. Câu 10. (1 điểm) Đặt một câu Ai thế nào để miêu tả loài cây mà em thích . .
- B – Kiểm tra viết:(10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết: (2 điểm) (15 phút) Mùa đông trên rẻo cao Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô dài những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao. 2. Tập làm văn:(8 điểm) (25 phút) Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh và hoa đep̣. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích
- ĐÁP ÁN A. Đọc thầm văn bản sau: B. Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Tại các làng quê, cây gạo thường được trồng ở đâu? a. Ở những mảnh đất trống, xa một chút với đình, chùa. b. Ở những mảnh đất trống, vắng. c. Ở những mảnh đất trống, vắng, xa một chút với đình, chùa. d. Ở những mảnh đất gần đình, chùa. Câu 2. (0,5 điểm) Cây gạo tượng trưng cho điều gì? a. Sự may mắn b. Sự ngay thẳng c. Sự cô đơn d. Sự lạnh lẽo Câu 3. (0,5 điểm) Em hiểu “bông gạo” trong bài chỉ sự vật nào? a. Bông hoa gạo đỏ. b. Cánh hoa gạo trắng như bông. c. Sợi bông trong quả gạo d. Những bông tuyết rơi. Câu 4. (1 điểm) Vì sao cây gạo có thể nhìn thấu tất cả những gì đã xảy ra với những con người trong làng xóm, từ đời nọ đến đời kia? a. Vì con người thường gom nhặt bông gạo để may áo bông chống rét, làm đệm trải giường. b. Vì cây gạo sống hàng ngàn năm, nó chứng kiến mọi việc xảy ra xung quanh nó. c. Vì mọi người hay ngồi kể chuyện dưới gốc cây gạo nên cây gạo nghe hết mọi chuyện. d. Vì cây gạo được trồng ở đầu chợ, cuối chợ, cuối làng. Câu 5. (0,5 điểm) Câu “Nó chễm chệ nghiêm túc, kiên cường như anh lính gác.” thuộc kiểu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Ai thế nào? Câu 6. (0,5 điểm) Vị ngữ trong câu “Cây gạo mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại.” là: a. Cây gạo b. Cây gạo mềm dẻo c. Mềm dẻo, niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại d. Niềm nở đón và tiễn những làn gió qua lại Câu 7. (0,5 điểm) Có thể thay từ “đỏ rực” trong câu “Cây gạo ra hoa làm đỏ rực cả một khoảng trời.” bằng từ nào dưới đây? a. đỏ chói b. đỏ ửng c. đỏ hồng d. đỏ au Câu 8. (1 điểm) Chọn từ có tiếng “tài” để điền vào chỗ chấm cho phù hợp. a. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những tài năng (nhân tài) cho đất nước. b. Người nghệ sĩ ấy đang dùng đôi tay tài hoa của mình để tạo hình cho tác phẩm. Câu 9. (1 điểm) Đâu là câu kể Ai thế nào? Trong các câu dưới đây
- A. Bạn Lan là lớp trưởng. B. Bạn Tiến học giỏi nhất lớp. C. Em nhỏ đùa vui trước sân nhà. D. Mẹ em đang nấu cơm. Câu 10. (1 điểm) Đặt một câu Ai thế nào để miêu tả loài cây mà em thích Ví dụ: Cây hoa phượng ra hoa đỏ rực. II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 2 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2điểm - Sai từ 2-> 4 lỗi chính tả trừ 0.5 điểm - Sai 5 lỗi chính tả trừ 1 điểm. - Bài viết xấu, bẩn, không đúng cỡ chữ toàn bài trừ 0.5 điểm - Không trừ quá 1 điểm bài viết bẩn, sai cỡ chữ 2. Tập làm văn: 8 điểm Viết đúng cấu trúc bài văn miêu tả cây cối đảm bảo đủ 12 câu văn trở lên, có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài cho: 4 điểm. - Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh từ ngữ gợi tả, gợi cảm cho 1, 5 điểm - Giữa các đoạn có sự liên kết câu chặt chẽ, kết nối giữa các đoạn văn trong bài cho 1 điểm. - Biết lồng cảm xúc trong khi viết, viết sáng tạo cho 1 - Trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ cho 0.5 điểm Lưu ý: bài viết không đủ số câu, không rõ 3 phần cho tối đa 3 điểm. Số câu quá ít, không đủ cấu trúc tùy theo nội dung GV cho từ 2,5-2-1,5 đ Bài viết còn mắc từ 5 lỗi chính tả hoặc dùng từ trở lên không cho điểm 7 phần viết TLV.