Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

II. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt:

Đọc thầm đoạn văn sau:

Chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.

Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng..

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới.

(Theo báo Điện tử)

Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Hai hạt lúa trong bài có dặc điểm như thế nào?

A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe, chắc mẩy

C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy D. Vàng óng, to khỏe, trĩu hạt

Câu 2. Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào?

A. Muôn được cuộc sống mới của cây lúa.

B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân

C. Lăn vào góc khuất để yên thân và mọc thành cây lúa. D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.

Câu 3. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”?

A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡngnuôi sống nó.

B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt.

C. Vìhạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất.

D. Vì hạt lúa sợ bị mang đi bán cho người khác.

Câu 4. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất?

A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới.

B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới.

  1. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn.

D. Vì hạt lúa muốn được lăn mình xuống đồng ruộng có nước.

doc 7 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Điểm BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 – 2023 Bài KT Đọc: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Bài kiểm tra Đọc (Thời gian làm bài: 40 phút) Bài KT Viết: Họ và tên học sinh: . Lớp 4 Điểm chung: Trường Tiểu học I. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm, đọc một đoạn văn (do giáo viên chuẩn bị ) trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thầy/ cô giáo. II. Đọc hiểu và kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: Đọc thầm đoạn văn sau: Chuyện về hai hạt lúa Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới. (Theo báo Điện tử) Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu trong mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1. Hai hạt lúa trong bài có dặc điểm như thế nào? A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng. B. Tốt, to khỏe, chắc mẩy C. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy D. Vàng óng, to khỏe, trĩu hạt Câu 2. Hạt lúa thứ nhất có suy nghĩ và hành động như thế nào? A. Muôn được cuộc sống mới của cây lúa. B. Muốn mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng và lăn vào góc khuất để yên thân C. Lăn vào góc khuất để yên thân và mọc thành cây lúa. D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.
  2. Câu 3. Vì sao lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại “chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó”? A. Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống nó. B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt. C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị tan nát trong đất. D. Vì hạt lúa sợ bị mang đi bán cho người khác. Câu 4. Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất? A. Vì hạt lúa thấy sung sướng khi bắt đầu cuộc đời mới. B. Vì hạt lúa thấy thích thú khi được thay đổi chỗ ở mới. C. Vì hạt lúa nghĩ rằng ở trong lòng đất sẽ được an toàn. D. Vì hạt lúa muốn được lăn mình xuống đồng ruộng có nước. Câu 5. Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? A. Can đảm, dám đương đầu với khó khăn thử thách thì sẽ thành công. B. Đối mặt với khó khăn, thử thách thì cuộc sống không thể bình yên. C.Biết tránh khó khăn, thử thách thì cuộc sống sẽ luôn luôn bình yên. D. Phải biết bảo vệ bản thân mình, luôn ở những góc tối an toàn. Câu 6. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ của câu sau : Thời gian sau, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà. Câu 7. Câu: “Hai hạt lúa được giữ lại để làm giống cho vụ sau vì chúng là những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy. Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu trên. Danh từ: Động từ: Tính từ: Câu 8. Hãy chuyển câu sau thành câu khiến: Hạt lúa thứ hai mang đến cho đời những hạt lúa mới. Câu 9: Tìm trong bài văn trên 2 từ láy: Câu 10. Đặt 1 câu kể Ai làm gì ? nói về việc em làm để góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc.
  3. BÀI KIỂM TRA GIƯA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022 – 2023 Điểm MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Bài kiểm tra Viết (Thời gian làm bài: 40 phút) Họ và tên học sinh Lớp Trường Tiểu học 1. Chính tả: Nghe - viết bài “Hoa sầu đâu”( Viết từ:”Vào khoảng cuối tháng ba đến mùi thơm hoa mộc”. SGK Tiếng Việt 4 – Tập 2, trang 50)
  4. 2. Tập làm văn. Sân trường em hoặc nơi em ở thường có nhiều cây cho bóng mát. Hãy tả một cây mà em yêu thích.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Phần kiểm tra đọc, đọc - hiểu (10đ) 1. Đọc, trả lời 1 câu hỏi (3đ) - HS đọc trôi chảy, to, rõ ràng, đúng tốc độ quy định (khoảng 85 tiếng / phút) cho 2đ - HS trả lời đúng câu hỏi theo yêu cầu cho 1đ. - Nếu chưa đảm bảo yêu cầu trên thì tùy vào mức độ đọc thực tế của HS, GV cho điểm phù hợp. 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm ) Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Đáp án B B C A A Điểm 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ Câu 6: 1 đ HS gạch đúng cho 1đ Thời gian sau, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà. Câu 7: 1,5đ - DT: hạt lúa, giống, vụ sau - ĐT: Giữ lại, làm. - TT: tốt, to khỏe, chắc mẩy. Cau 8: (0,5) HS có thể dùng 1 trong 3 cách để chuyển câu kể thành câu khiến - Thêm từ hãy đừng, chở, nên vào trước động từ mang đến. - Thêm từ lên, đi, thôi, nào vào cuối câu. - Thêm từ đề nghị, xin, mong vào đầu câu. Câu 9: (0,5) HS tìm được 2 từ láy trong bài , VD: sung sướng, mới mẻ . Câu 10 (1 đ) HS đăt được câu đúng yêu cầu. II. Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả: (3,0 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (3 điểm) Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,2 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: (7,0 điểm) * Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Bài viết đúng dạng văn miêu tả cây cối, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học. (2 điểm) + Mở bài: giới thiệu được cây bóng mát em thích( 1đ) +Kết bài: Nêu được nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về cây bóng mát đó. ( 1đ) - Bài viết đảm bảo độ dài từ 15 - 20 câu. Viết câu tương đối đúng ngữ pháp, biết dùng từ, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp. (4 điểm) + Phần thân bài phải tả được đặc điểm hình dáng, các bộ phận của của cây bóng mát.( 3đ) + Tác dụng của cây .(1đ) - Có sử dụng hình ảnh so sánh trong bài văn miêu tả cây cối. (1 điểm) - Các mức điểm khác tùy mức độ sai sót GV ghi điểm cho phù hợp.
  6. * Bài đạt điểm 7 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong bài, không sai về lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu hợp lí. Ma trận đề KT giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 Năm học: 2022 – 2023 CỤM CM TRÀ SƠN Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1;4 2;3 5 Câu số 2 2 1 5 Số câu Đọc hiểu 1 văn bản 1.0 1.0 0,5 2.5 Số điểm 9 6 7,8 10 Câu số 1 1 Kiến thức 2 1 5 Tiếng Số câu Việt 2 1.0 0,5 2.0 1.0 4,5 Số điểm Tổng số 2 1 2 1 2 1 1 10 câu 3 Tổng số 1.0 0,5 1.0 1.0 2.0 0,5 1.0 7.0 điểm