Bài kiểm tra học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

I.Đọc hiểu ( 5 điểm ):

ĐÔI BẠN

Thế là niềm ao ước của Sơn là được đi trên con đường xuống huyện đã thành sự thật. Thầy Văn đã thực hiện lời hứa chở em đi trên con đường đó bằng xe máy.

Năm kia, ngay từ những ngày đầu về dạy học ở bản, thầy đã gặp Sơn. Thương Sơn gầy yếu, hoàn cảnh khó khăn, thầy đã ngày ngày đưa em đến trường. Dù có xe đạp, thầy vẫn đi bộ và cõng em, vì quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. Nay thầy đã có xe máy. Chiếc xe máy cũ thầy mua ở chợ huyện chở hai người đi trên con đường rải nhựa mịn màng. Từ lâu, Sơn đã trông thấy con đường vắt qua sườn núi bên kia. Có lần ra suối cùng mẹ, Sơn lại thấy hình như con đường ấy vừa khuất lại hiện ra rồi vòng sang hướng khác.

“Để xem sáng nay mình đi với thầy Văn xem con đường ấy thế nào". Thầy chạy xe chầm chậm để Sơn được nhìn ngắm xung quanh. Thầy vừa đi vừa giải thích vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu, phía nào có vực thẳm thì phía đó có chôn cắm cột và thanh chắn ngang. Đoạn gần thị trấn có vạch sơn trắng ở giữa nhằm hướng dẫn xe cộ luôn đi bên phải. Những chỗ vòng khuất lại có biển báo nguy hiểm.

Có cảnh này Sơn thấy rất thích thú. Đường lượn vòng qua hết núi này đến núi kia, thế mà bên dưới lòng thung, con suối cứ đi theo. Suối đi theo bên cạnh con đường, thoắt ẩn, thoắt hiện, chợt cao, chợt thấp. Nếu có đoạn trèo lên cao quả thì suối vẫn róc rách, ẩm ào bên dưới. Và khi xuống đến thị trấn thì con suối lại hiền lành chảy sát bên đường. Đường hạ thấp xuống để đi đôi cùng suối.

A, đúng rồi! Đường và suối cũng như Sơn và thầy Văn vậy.

(Theo Phạm Đình Ân)

Đọc thầm bài Đôi bạn và trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập dưới đây!

Câu 1( M1- 0.5 đ). Sơn có ao ước gì?

A. Được đi trên con đường xuống huyện. C. Được học thầy giáo Văn.

B. Được thầy Văn ngày ngày đưa em đến trường. D. Được thầy Văn chở bằng xe máy.

Câu 2(M1- 0.5 đ). Những ngày đầu về bản dạy học, thầy Văn đã làm gì để giúp đỡ Sơn?

B. Chở Sơn đi học B.Ngày ngày cõng Sơn đến trường.

C. Dạy chữ cho Sơn. D. Hai ý B và C.

docx 9 trang Mạnh Đạt 08/06/2024 720
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 1 (Có đáp án)

  1. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Số báo danh: Người Người Phòng thi: NĂM HỌC: 2023 - 2024 coi chấm Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Điểm: . Thời gian làm bài: 60 phút Bằng chữ: I.Đọc hiểu ( 5 điểm ): ĐÔI BẠN Thế là niềm ao ước của Sơn là được đi trên con đường xuống huyện đã thành sự thật. Thầy Văn đã thực hiện lời hứa chở em đi trên con đường đó bằng xe máy. Năm kia, ngay từ những ngày đầu về dạy học ở bản, thầy đã gặp Sơn. Thương Sơn gầy yếu, hoàn cảnh khó khăn, thầy đã ngày ngày đưa em đến trường. Dù có xe đạp, thầy vẫn đi bộ và cõng em, vì quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. Nay thầy đã có xe máy. Chiếc xe máy cũ thầy mua ở chợ huyện chở hai người đi trên con đường rải nhựa mịn màng. Từ lâu, Sơn đã trông thấy con đường vắt qua sườn núi bên kia. Có lần ra suối cùng mẹ, Sơn lại thấy hình như con đường ấy vừa khuất lại hiện ra rồi vòng sang hướng khác. “Để xem sáng nay mình đi với thầy Văn xem con đường ấy thế nào". Thầy chạy xe chầm chậm để Sơn được nhìn ngắm xung quanh. Thầy vừa đi vừa giải thích vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu, phía nào có vực thẳm thì phía đó có chôn cắm cột và thanh chắn ngang. Đoạn gần thị trấn có vạch sơn trắng ở giữa nhằm hướng dẫn xe cộ luôn đi bên phải. Những chỗ vòng khuất lại có biển báo nguy hiểm. Có cảnh này Sơn thấy rất thích thú. Đường lượn vòng qua hết núi này đến núi kia, thế mà bên dưới lòng thung, con suối cứ đi theo. Suối đi theo bên cạnh con đường, thoắt ẩn, thoắt hiện, chợt cao, chợt thấp. Nếu có đoạn trèo lên cao quả thì suối vẫn róc rách, ẩm ào bên dưới. Và khi xuống đến thị trấn thì con suối lại hiền lành chảy sát bên đường. Đường hạ thấp xuống để đi đôi cùng suối. A, đúng rồi! Đường và suối cũng như Sơn và thầy Văn vậy. (Theo Phạm Đình Ân) Đọc thầm bài Đôi bạn và trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập dưới đây! Câu 1( M1- 0.5 đ). Sơn có ao ước gì? A. Được đi trên con đường xuống huyện. C. Được học thầy giáo Văn. B. Được thầy Văn ngày ngày đưa em đến trường. D. Được thầy Văn chở bằng xe máy. Câu 2(M1- 0.5 đ). Những ngày đầu về bản dạy học, thầy Văn đã làm gì để giúp đỡ Sơn? B. Chở Sơn đi học B.Ngày ngày cõng Sơn đến trường. C. Dạy chữ cho Sơn. D. Hai ý B và C.
  2. Câu 3(M2-0.5đ). Sau này, khi được ngồi sau xe thầy, Sơn thấy con đường xuống huyện như thế nào? (chọn các ý đúng) A. Con đường vắt qua sườn núi bên kia B. Đường rộng gấp mấy lần đường trong bản mà lại phẳng phiu. C. Giống với con đường Sơn ra suối cùng mẹ. D. Con đường rải nhựa mịn màng. Câu 4(M2- 0.5 đ). Trên đường xuống huyện, thầy Văn nói những gì? A. Giải thích vắn tắt về con đường và những con suối. B. Giải thích vì sao quãng đường đến lớp của Sơn không dùng xe được. C. Giải thích về đường trong bản và luật đi đường trong bản. D. Giải thích về con đường và luật giao thông. Câu 5( M3- 1 đ). Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? Câu 6(M1-0.5đ). Gạch chân dưới các động từ trong đoạn văn sau: Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thử lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên. Câu 7(M2- 0.5đ). Theo em, từ nào có thể thay thế cho mỗi từ in đậm dưới đây: Thầy chạy1 xe chầm chậm cho em học sinh ngoan mà thầy yêu quý2 được nhìn ngắm3 xung quanh hai bên đường. Thầy vừa đi vừa giải thích 4 vắn tắt, dễ hiểu về con đường và luật giao thông. . Câu 8(M3- 1 đ). Viết câu có dùng từ chỉ hoạt động, trạng thái để nói về bạn Sơn trong câu chuyện Đôi bạn. . . II. Viết bài văn ( 5 điểm ) Hãy tả một con vật nuôi mà em yêu quý. . .
  3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  4. BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I Số báo danh: Người Người Phòng thi: NĂM HỌC: 2023 - 2024 coi chấm Môn Toán - Lớp 4 Điểm: . Thời gian làm bài: 40 phút Bằng chữ: Phần I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện yêu cầu của bài tập! Bài 1 (M1-0.5đ). Số 47 032 đọc là: A. Bốn mươi bảy nghìn hai trăm ba mươi. B. Bốn mươi bảy nghìn ba trăm linh hai. C. Bốn mươi bảy nghìn không trăm ba mươi hai. D. Bốn mươi bảy nghìn ba trăm không mươi hai. Bài 2 (M1-0.5đ). Chữ số 7 trong số 5 729 018 có giá trị là: A. 7 000 B. 70 000 C. 700 000 D. 700 Bài 3 (M1-0.5đ). Chữ số 6 trong số 168 752 194 thuộc hàng , lớp A. Hàng triệu, lớp nghìn B. Hàng trăm nghìn, lớp nghìn C. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng chục triệu, lớp triệu Bài 4 (M1-0.5đ). Nhà toán học Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam, ông sinh năm 1917. Ông sinh vào thế kỉ thứ mấy? A. Thế kỉ XIX B. Thế kỉ XX C. Thế kỉ XXI D. Thế kỉ XIV Bài 5 (M1-0.5đ). Viết số thích hợp vào chỗ chấm của: 4 tạ 9 kg = kg A. 400 B. 490 C. 409 D. 419 Bài 6 (M2-0.5đ). Làm tròn số 73 523 625 đến hàng trăm nghìn ta được số: A. 73 500 000 B. 73 600 000 C. 73 400 000 D. 73 520 000 Bài 7 (M2-1đ). Đúng ghi Đ, Sai ghi S: A B C H E D A. ACDH là hình thoi . B. ACDH là hình bình hành. C. Có 2 đoạn thẳng vuông góc với đoạn thẳng AC. . D. Có 2 đoạn thẳng song song với đoạn thẳng AH.
  5. Phần II. TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Bài 8 (M2-2đ). Đặt tính rồi tính. 235 789 + 121 021 89 743 – 11 599 8 067 x 8 84 368 : 6 Bài 9 (M2-1đ). Điền số thích hợp vào chỗ chấm. a) 6 tấn 245 kg = kg b) 1985 năm = thế kỉ năm d) 15 m2 3 dm2 = dm2 d) 4 giờ 36 phút = phút Bài 10 (M3-2đ). Mẹ đưa cho Hà 100 000 đồng và nhờ Hà đi mua 1 chai mắm, 1 chai tương ớt. Khi về nhà, Hà gửi lại mẹ 35 000 đồng tiền thừa. Chai nước mắm đắt hơn chai tương ớt là 29 000 đồng. Hỏi mỗi chai có giá bao nhiêu tiền ? Bài 11(M3-1đ). Hà đếm được có 10 viên gạch men được lát theo chiều dài và 8 viên gạch men được lát theo chiều rộng của căn phòng hình chữ nhật. Các viên gạch men đều có dạng hình vuông cạnh 5 dm. Hỏi căn phòng đó có diện tích bao nhiêu mét vuông, biết diện tích phần mạch vữa không đáng kể ?
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 4 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 A. Kiểm tra đọc – hiểu( 5 đ) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 6 Câu 2 Câu 3 Câu 7 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ A B A+C+D D A C C A Câu 5 : (1đ) Hs trả lời theo ý hiểu một cách phù hợp VD: Câu chuyện muốn nói với em về tình cảm thầy giáo dành cho bạn Sơn, . Câu 6 : (0,5đ) Tìm đúng mỗi động từ trong đoạn văn cho 0.1 đ Các động từ là : nằm, chờ, mọc, bay, ngắm, nhìn, nở, dìu, rời, nghe, kể, Câu 7: (0.5đ) Tìm đúng mỗi từ thay thế từ in đậm cho 0.1 điểm. Các từ thay thế theo thứ tự : 1- đi, 2- thương/ thương yêu/ yêu mến 3- quan sát/ngắm nghía/nhìn 4- nói/giảng giải/giới thiệu Câu 8 : (1đ) HS đặt 1câu đúng được 1 điểm (Nếu không viết hoa đầu câu hay tên riêng; không có dấu cuối câu trừ 0.25 điểm) Ví dụ: Hằng ngày, Sơn đi học bằng xe máy với thầy Văn. Ngồi sau thầy, Sơn vui sướng ngắm nhìn cảnh vật hai bên đường. B. Tập làm văn (5 đ) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm: - Học sinh viết đủ bố cục, đúng thể loại, câu văn đúng cú pháp, tả con vật nuôi mà em yêu quý, đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) + Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu về ngôi nhà thân yêu. + Thân bài (4 điểm): - HS có thể tả theo trình tự hình dáng hoặc hoạt động: tả đúng trọng tâm, biết chọn lựa một số đặc điểm tiêu biểu của con vật: 2 điểm - Dùng từ đúng, viết câu đúng ngữ pháp: 0.75 điểm - Có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, bài văn sinh động:0.5 điểm - Không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp: 0.75 điểm + Kết bài (0.5 điểm): Nêu tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của mình với con vật nuôi. Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, dùng từ, diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm (5; 4,5; 4 ; 3.5 ; 3 ; 2.5 ; 2 ; 1.5 ; 1 ; 0.5 )
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM TOÁN 4 HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 Phần I: TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Bài Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Đáp án C C D B d A Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 Bài 7 . A – S , B – Đ , C – Đ , D – S ( Mỗi dòng điền đúng 0,25 đ ) Phần II. TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 8 (2đ). Mỗi phép tính đúng được 0,5đ( đặt tính đúng 0,2; tính đúng 0,3) Bài 9 (1đ). Mỗi ý đúng được 0.25đ a) 6 tấn 245 kg = 6 245 kg b) 1985 năm =19 thế kỉ 85năm d) 15 m2 3 dm2 = 1503 dm2 d) 4 giờ 36 phút = 276 phút Bài 10(2đ) Bài giải Tổng số tiền Hà mua 1 chai mắm và 1 chai tương ớt là : ( 0.5đ) 100 000 – 35 000 = 65 000 ( đồng ) Một chai mắm có giá tiền là : ( 0.5đ) ( 65 000 + 29 000 ) : 2 = 47 000 ( đồng ) Một chai tương ớt có giá tiền là : ( 0.5đ) 65 000 – 47 000 = 18 000 ( đồng ) Đáp số : Chai mắm giá 47 000 đồng Chai tương ớt giá 18 000 đồng ( 0.5đ) Bài 11 (1đ) Bài giải Chiều dài của căn phòng là : ( 0.25đ) 5 x 10 = 50 ( dm ) = 5(m) Chiều rộng của căn phòng đó là : ( 0.25đ) 5 x 8 = 40 ( dm ) = 4(m) Diện tích của căn phòng đó là : ( 0.25đ) 5 x 4 = 20 ( m2 ) Đáp số : 20 m2 ( 0.25đ) Lưu ý: Câu trả lời đúng + phép tính đúng nhưng sai kết quả cho ½ số điểm. Câu trả lời sai không cho điểm Học sinh làm đúng đến đâu cho điểm đến đó.