Bài kiểm tra học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)
Câu 1. Trong số 18 763 872 chữ số 6 thuộc:
A. Hàng chục nghìn, lớp nghìn C. Hàng nghìn, lớp nghìn
B. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng nghìn, lớp chục nghìn
Câu 2. Làm tròn số 125 736 804 đến hàng trăm nghìn được:
A. 125 000 000 B. 125 700 000 C. 125 800 000 D. 125 600 000
Câu 3 : Số thứ sáu trong dãy số 212, 232, 252, 272, …. là:
A. 292 B. 302 C. 312 D. 322
Câu 4 : Trong các số đo dưới đây, số đo lớn nhất là:
A. 3m2 18dm2 B. 300dm2 18cm2 C. 3m2 170cm2 D. 700cm2
Câu 5. Năm 2000 là năm Canh Thìn. Hỏi năm đó thuộc thế kỉ nào?
A. XIX B. XVIII C. XXI D. XX
Câu 6. Giá trị của biểu thức a + b : c với a = 16 000 , b = 4 000 và c = 5 là:
A. 20 000 B. 800 C. 16 800 D. 3 600
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Đề 2 (Có đáp án)
- Số báo danh: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I GV coi GV chấm Phòng thi: NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Toán - Lớp 4 Điểm: . Thời gian làm bài: 40 phút Bằng chữ: I. TRẮC NGHIỆM (Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng) Câu 1. Trong số 18 763 872 chữ số 6 thuộc: A. Hàng chục nghìn, lớp nghìn C. Hàng nghìn, lớp nghìn B. Hàng triệu, lớp triệu D. Hàng nghìn, lớp chục nghìn Câu 2. Làm tròn số 125 736 804 đến hàng trăm nghìn được: A. 125 000 000 B. 125 700 000 C. 125 800 000 D. 125 600 000 Câu 3 : Số thứ sáu trong dãy số 212, 232, 252, 272, . là: A. 292 B. 302 C. 312 D. 322 Câu 4 : Trong các số đo dưới đây, số đo lớn nhất là: A. 3m2 18dm2 B. 300dm2 18cm2 C. 3m2 170cm2 D. 700cm2 Câu 5. Năm 2000 là năm Canh Thìn. Hỏi năm đó thuộc thế kỉ nào? A. XIX B. XVIII C. XXI D. XX Câu 6. Giá trị của biểu thức a + b : c với a = 16 000 , b = 4 000 và c = 5 là: A. 20 000 B. 800 C. 16 800 D. 3 600 Câu 7. Các bạn học sinh lớp 4A tổ chức liên hoan ở một khoảng sân có kích thước như các hình vẽ sau. Em sẽ chọn khoảng sân nào để có diện tích lớn nhất? 9m 8m 5m 3m 4m 5m A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 II. TỰ LUẬN Câu 8. Đặt tính rồi tính 756 183 + 215 278 439 200 - 215 308 6 109 x 8 68 127 : 4
- Câu 9. Điền số thích hợp vào chỗ trống. a) 19 tấn 50 yến = yến b) 6 528dm2 = m2 dm2 c) 8 phút 12 giây = giây d) 5m2 29dm2 = dm2 Câu 10. Linh được mẹ cho 80 000 đồng để mua đồ dùng học tập. Sau khi mua một quyển vở và một hộp bút thì Linh còn lại 16 000 đồng. Quyển vở có giá rẻ hơn hộp bút 38 000 đồng. Hỏi quyển vở có giá bao nhiêu tiền, hộp bút có giá bao nhiêu tiền? Câu 11. Tính diện tích của bảng mạch máy tính có kích thước như hình dưới đây.
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: TOÁN - LỚP 4 Câu số Đáp án Số điểm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ) Câu 1 A 0, 5 đ Câu 2 B 0, 5 đ Câu 3 C 0, 5 đ Câu 4 A 0, 5 đ Câu 5 D 0, 5 đ Câu 6 C 0, 5 đ Câu 7 B 1 đ II. PHẦN TỰ LUẬN (6đ) Câu 8 Mỗi phần đúng được 0,5 đ - Đặt tính đúng được 0,2 đ 2 đ - Tính đúng được 0,3 đ Câu 9 Mỗi phần đúng được 0,25đ. a) 19 tấn 50 yến = 1 950 yến b) 6 528dm2 = 65m2 28dm2 1 đ c) 8 phút 12 giây = 492 giây d) 5m2 29dm2 = 529dm2 Câu 10 Bài giải Linh mua vở và hộp bút hết số tiền là: 80 000 - 16 000 = 64 000 (đồng) 0,75 đ đ Giá tiền của 1 quyển vở là: ( 64 000 - 38 000) : 2 = 13 000 (đồng) 0,5 đ Giá tiền của 1 hộp bút là: 13 000 + 38 000 = 51 000 (đồng) 0,5 đ Đáp số: Vở: 13 000 đồng Hộp bút: 51 000 đồng. 0,25 đ Câu 11 Diện tích hình chữ nhật có chiều dài 10cm, chiều rộng 0,5 đ 5cm là: 10 x 5 = 50 (cm2) Diện tích 1ô vuông cạnh 1cm là: 1 x 1 = 1 (cm2) 0,25 đ Diện tích của bản mạch máy tính là: 50 - 1 x 2 = 48 (cm2) 0,15 đ Đáp số: 48cm2 0,1 đ
- Số báo danh: BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I GV coi GV chấm Phòng thi: NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Tiếng Việt - Lớp 4 Điểm: . Thời gian làm bài: 60 phút Bằng chữ: I. ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. Đọc thầm: CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên: - Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé! - Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa. Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp là mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía. Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa. Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phủi những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn: - Con đừng dại dột như thế nữa nhé! Chim em ngoan ngoãn rúc vào cảnh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ. (Theo Phong Thu) 2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Những ngày nằm chờ đủ lông đủ cánh, hai chú chim khuyên non khao khát điều gì? A. Được mẹ cưng hơn. B. Được xuống mặt đất. C. Được thấy mẹ bay đi mỗi sáng. D. Được bay đi khám phá những điều mới lạ. Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra với chim em khi nó tự ý rời tổ? A. Chim em bị ngã. B. Chim em bị thương. C. Chim em bị mẹ quở trách. D. Chim em bị rơi xuống vực
- Câu 3. Lúc gặp lại mẹ, chim em làm gì? A. Mở choàng mắt ra gọi mẹ. B. Vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe, ngoan ngoãn rúc vào cảnh mẹ. C. Ôm lấy mẹ, kể cho mẹ nghe. D. Phủi những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình. Câu 4. Theo em, câu chuyện có ngụ ý gì? A. Mỗi trải nghiệm là một bài học bổ ích. B. Không nghe lời cha mẹ là dại dột. C. Tình cảm gia đình là điểm tựa cho mỗi thành viên. Câu 5. Vì sao chim anh được mẹ dìu rời khỏi tổ trước? Câu 6. Dòng nào chỉ gồm các động từ? A. học, nghe giảng, phát biểu, đọc, buồn, bài tập. B. học, nghe giảng, phát biểu, đọc, buồn, hộp màu C. học, nghe giảng, phát biểu, đọc, buồn, xinh đẹp. D. học, nghe giảng, phát biểu, đọc, buồn, hát. Câu 7. Dòng nào viết đúng tên các cơ quan, tổ chức? A.Trường Tiểu học thị trấn Vĩnh bảo; Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch. B. Trường Tiểu Học Thị Trấn Vĩnh Bảo; Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch. C. Trường Tiểu học Thị trấn Vĩnh Bảo; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. D. Trường Tiểu học Thị Trấn Vĩnh Bảo, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch. Câu 8. a)Tìm trong bài “Chim Khuyên non muốn bay” một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa. b) Đặt câu kể hoặc câu tả về một hiện tượng tự nhiên trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.
- II. VIẾT ĐOẠN VĂN Đề bài: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động đó.
- HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 1. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (5 điểm) Câu số Đáp án Số điểm Câu 1 D 0,5 đ Câu 2 A 0,5 đ Câu 3 B 0,5 đ Câu 4 C 0,5 đ Câu 5 Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. 1 đ (hoặc học sinh trả lời theo ý hiểu) Câu 6 D 0,5 đ Câu 7 C 0,5 đ Câu 8 a) Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm 0,5 đ vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Học sinh đặt câu có hình ảnh nhân hóa nói về hiện tượng tự nhiên. 0,5 đ Ví dụ: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời. 2. Viết bài văn (5 điểm) TT Điểm thành Mức độ yêu cầu phần - Giới thiệu hoạt động trải nghiệm em được tham gia ( tên hoạt 1. Mở bài (0,5đ) động, thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động hoặc lí do em tham gia hoạt động) - Nội dung cơ bản trong bài văn: Thuật lại hoạt động trải nghiệm. + Kể lần lượt các hoạt động theo trình tự (sử dụng các từ ngữ hợp lí) 2. Thân bài (4đ) + Mỗi hoạt động cần nêu cụ thể hoạt động diễn ra trong bao lâu, thực hiện hoạt động đó như thế nào? + Bài viết câu văn rõ ý, trình bày rõ ràng. + Bài viết thể hiện tình cảm, cảm xúc tự nhiên. Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của em về hoạt động trải nghiệm đó: 3. Kết bài (0,5đ) nêu kết quả của hoạt động, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.