Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh An

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 7 điểm)

a) Đọc thầm bài văn sau:

NGƯỜI TRỒNG NGÔ

Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình.

- Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? - Phóng viên hỏi.

- Anh không biết sao? - Bác nông dân đáp. - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng trang trại của tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã!

Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.

(Theo Báo Điện tử)

b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài tập.

Câu 1: Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn? (0,5 điểm)

A. Vì bác đem ngô từ trang trại rất gần đến dự hội chợ liên bang.

B. Vì bác thường xuyên đem ngô đến dự hội chợ liên bang.

C. Vì bác trồng được những cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang.

D. Vì bác có bí quyết trồng ngô nên năm nào bác cũng được giải Nhì liên bang.

Câu 2: Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân? (0,5 điểm)

A. Bác có một bí quyết trông ngô rất độc đáo không ai biết.

B. Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất.

C. Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được.

D. Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ.

doc 12 trang Mạnh Đạt 07/06/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2023_202.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Vĩnh An

  1. Họ và tên : BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II Người coi Người chấm Lớp : NĂM HỌC 2023 - 2024 (Kí và ghi tên ) ( Kí và ghi tên ) Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Điểm đọc : (Thời gian làm bài : 60 phút ) ~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Điểm viết: Điểm : A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu ( 7 điểm) a) Đọc thầm bài văn sau: NGƯỜI TRỒNG NGÔ Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình. - Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? - Phóng viên hỏi. - Anh không biết sao? - Bác nông dân đáp. - Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng trang trại của tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã! Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới. (Theo Báo Điện tử) b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài tập. Câu 1: Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn? (0,5 điểm) A. Vì bác đem ngô từ trang trại rất gần đến dự hội chợ liên bang. B. Vì bác thường xuyên đem ngô đến dự hội chợ liên bang. C. Vì bác trồng được những cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang. D. Vì bác có bí quyết trồng ngô nên năm nào bác cũng được giải Nhì liên bang. Câu 2: Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân? (0,5 điểm) A. Bác có một bí quyết trông ngô rất độc đáo không ai biết. B. Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất.
  2. C. Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được. D. Năm nào hàng xóm của bác cũng đem ngô đến hội chợ. Câu 3: Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất? ( 0,5 điểm) A. Vì bác hiểu rằng những người hàng xóm có được giống ngô tốt thì ngô của bác mới tốt. B. Vì bác cho rằng hạt giống tốt cũng không tạo ra năng suất cao. C. Vì những người xung quanh trả cho bác nhiều tiền để mua hạt giống. D. Vì nhờ những người xung quanh mà ngô của bác có năng suất cao. Câu 4: Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ ngữ ở cột bên phải cho phù hợp với nội dung của bài: (0,5 điểm) a, Những người muốn được phải giúp những người quanh mình hạnh phúc thành công. (1) b, Những người muốn được phải giúp những người sống quanh thành công mình hạnh phúc. (2) Câu 5. Bài đọc trên nói về ai? (0,5 điểm) . Câu 6. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm) . Câu 7. Chủ ngữ trong câu: “Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn “chạm” tới.” Là: (0,5 điểm) A . Giá trị cuộc sống B. Cuộc sống của bạn C. Giá trị cuộc sống của bạn D. bạn Câu 8. Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu sau và cho biết trạng ngữ bổ sung thông tin gì cho câu: (1 điểm) Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. . Câu 9. Tìm công dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau: (0,5 điểm) Đến với “Dế Mèn phiêu lưu kí”, các bạn nhỏ được lạc vào thế giới của những loài vật gần gữi, thân thương.” A . Đánh dấu tên tác phẩm, tài liệu B. Đánh dấu lời đối thoại C. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp D. Đánh dấu phần chú thích
  3. Câu 10. Dòng nào chỉ gồm tính từ trong mỗi dãy từ dưới đây: (0,5 điểm) A. xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, đen kịt, thấp tè, cao vút, nghe giảng, thơm phức, mỏng dính. B. thông minh, ngoan ngoãn, xấu xa, giỏi giang, đẹp đẽ. C. cao, thấp, nông, sâu, dài, ngắn, thức, nặng, nhẹ, to, nhỏ. Câu 11. Đặt một câu có trạng ngữ chỉ phương tiện và xác định các thành phần của câu. (1 điểm) . II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm Đề bài: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích. Bài làm
  4. CÁC BÀI ĐỌC THÀNH TIẾNG
  5. ĐỀ 1 CÔ BÉ ẤY ĐÃ LỚN Bố của Phương mới trồng một cây sấu. Một lần, các bạn đến nhà Phương chơi. Trông thấy cây sấu nhỏ xinh trong vườn, cả bọn trầm trồ bàn tán. Ai cũng ao ước cây sấu lớn thật mau, cho thật nhiều quả. Mai ước: – Tớ sẽ làm sấu dầm – Thế ăn một mình à? Không cho bọn tớ ăn với à? – Hoa nói. – Không cho – Mai nửa đùa nửa thật. – Tớ sẽ làm ô mai sấu! – Hoa hăm hở. – Tớ cũng không cho các cậu. – Tớ sẽ hái hết trước các cậu. – Cường vừa nói vừa làm bộ ôm mặt khóc. Phương bực bội: – Tớ sẽ không cho ai vào nhà, thế là hết cả sấu dầm với ô mai sấu! Một mình tớ sẽ tha hồ hái. Hai năm trôi qua, cây sấu đã cao lớn, tán xoè rộng che mắt một góc vườn. Những con mắt lá biếc xanh trong nắng và những nụ hoa đầu tiên rụt rè xuất hiện. Đang kì hoa sấu nở rộ thì gặp bão. Suốt đêm mưa gió gào thét. Sáng ra, đầy sân trắng hoa sấu. Nhưng giữa những vòm lá rậm tít trên cao, sấu vẫn giữ lại được mấy chùm quả nhỏ xíu. Một sớm, vừa bước ra vườn, Phương sửng sốt khi thấy mấy chùm sấu đã chín. Những chùm quả vàng tươi trong kẽ lá nhắc Phương nhớ đến câu chuyện hai năm trước. Hôm ấy, vừa tới lớp, Phương đã ríu rít: – Mai ơi! Hoa ơi! Cường ơi! Cuối tuần sang nhà tớ hái sấu nhé! Sáng thứ Bảy, bố giúp Phương và các bạn hái sấu. Phương chọn những quả ngon nhất để dành cho mẹ và bé Lan. Vừa “ăn dè" từng miếng sấu chín, các bạn vừa vui vẻ ôn lại chuyện ngày trước. Tất cả đều tự cười mình thật là “trẻ con”. (Trần Hoài Dương) Câu 1: Các bạn cùng ao ước điều gì khi trông thấy cây sấu? Vì sao? Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thú vị? Câu 3: Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm. Câu 4: Phương làm gì khi thấy mấy chùm sấu đã chín?
  6. ĐÁP ÁN CÂU TRẢ LỜI Câu 1: Các bạn cùng ao ước điều gì khi trông thấy cây sấu? Vì sao? Trả lời: Khi trông thấy cây sấu các bạn đều nghĩ sẽ hái, làm món mình thích và không cho các bạn của mình. Vì các bạn còn nhỏ mà chỉ muốn giữ nó cho riêng mình. Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy cuộc trò chuyện của các bạn nhỏ rất thú vị? Trả lời: Chi tiết cho thấy cuộc nói chuyện của các bạn rất thú vị là: “Mai ước: – Tớ sẽ làm sấu dầm – Thế ăn một mình à? Không cho bọn tớ ăn với à? – Hoa nói. – Không cho! – Mai nửa đùa nửa thật. – Tớ sẽ làm ô mai sấu! – Hoa hăm hở. – Tớ cũng không cho các cậu. –Tớ sẽ hái hết trước các cậu. – Cường vừa nói vừa làm bộ ôm mặt khóc. Phương bực bội. – Tớ sẽ không cho ai vào nhà, thế là hết cả sấu dầm với ô mai sấu! Một mình tớ sẽ tha hồ hái! Câu 3: Tìm từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm. Trả lời: Từ ngữ cho thấy sự thay đổi của cây sấu sau hai năm: cao lớn, tán xòe rộng, nụ hoa đầu tiên rụt rè, . Câu 4: Phương làm gì khi thấy mấy chùm sấu đã chín? Trả lời: - Khi thấy mấy chùm sấu đã chín Phương đã nhớ đến các bạn và rủ các bạn sang nhà hái sấu.
  7. ĐỀ 2 MÙA THU Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ. Theo Huỳnh Thị Thu Hương CÂU HỎI Câu 1: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào? Câu 2: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. Câu 3: Cách tả hoa, lá mùa thu có gì đặc biệt? Câu 4: Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? ĐÁP ÁN CÂU TRẢ LỜI Câu 1: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng những hình ảnh và âm thanh nào?
  8. Trả lời: Trong đoạn văn thứ nhất, tác giả tả khu vườn mùa thu bằng: + Những hình ảnh: khu vườn đầy lá vàng; trái bưởi bông tròn căng; đêm hội rằm phá cỗ; đám sẻ non nhảy nhót; những hạt thóc; mảnh sân vuông. + Những âm thanh: xao động; tíu tít. Câu 2: Tìm từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng. Trả lời: Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng là: nhẹ tên;, mỏng manh; trôi bồng bềnh; tròn vành vạnh. Câu 3: Cách tả hoa, lá mùa thu có gì đặc biệt? Trả lời: Hoa lá mùa thu được tả như “bung”, như “dịu dàng, lung linh”, làm bạn nhỏ cảm thấy “nôn nao”. Cách tả như vậy làm cho mùa thu như nhẹ nhàng, đẹp từ những thứ tự nhiên, thân quen mà cũng làm bạn nhỏ lưu luyến, nhớ mãi trong lòng. Câu 4: Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? Trả lời: Về mùa thu được tả trong bài, em thích vầng trăng nhất. Vầng trăng tròn là dịp mừng đêm Trung thu. Nhìn trăng to và rõ, em thấy trăng đẹp hơn bao giờ hết.
  9. ĐỀ 3 THÂN THƯƠNG XỨ VÀM Chợ Vàm Cái Đôi nép vào một góc bến tàu, họp từ khi bình minh chưa lên. Giữa khuya, xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng, đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ. Chợ nhỏ và ôn hòa, bình dị lắm. Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu. Người tới sau thì kiếm chỗ nào còn trống mà ngồi. Người nào lỡ có lấn sang bên kia tí thì cũng cười xòa, có nhiêu đâu, dân ruộng với nhau mà. Ở Vàm Cái Đôi hay gắn chữ “ruộng” phía sau mỗi tên gọi. Ví như “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng”, Cách gọi ấy gửi gắm biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình. Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa sậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn. Theo Nguyễn Thị Việt Hà CÂU HỎI Câu 1: Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm? Câu 2: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hoà? Câu 3: Cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng" thể hiện điều gì? Câu 4: Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Câu 5: Em ấn tượng nhất về điều gì ở xứ Vàm? Vì sao?
  10. ĐÁP ÁN CÂU TRẢ LỜI Câu 1: Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm? Trả lời: Những chi tiết cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm: họp từ khi bình minh chưa lên; giữa khuya, xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng, đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ. Câu 2: Vì sao tác giả nhận xét chợ Vàm Cái Đôi ôn hoà? Chọn đáp án đúng: • Vì chợ nhỏ, nép vào một góc bến tàu. • Vì chợ họp từ khi bình minh chưa lên. • Vì chợ bày bán đủ loại rau, cá, củ, quả. • Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện. Trả lời: • Vì chợ có những người mua bán rất thân thiện. Câu 3: Cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng" thể hiện điều gì? Trả lời: Cách gọi ấy gửi gắm biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình của người dân xứ Vàm. Câu 4: Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ những hình ảnh nào ở quê mình? Trả lời: Khi đi xa, người dân xứ Vàm nhớ hình ảnh phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng, nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn. Câu 5: Em ấn tượng nhất về điều gì ở xứ Vàm? Vì sao? Trả lời: HS trả lời theo cảm nhận cá nhân, có thể là: - Em ấn tượng nhất về con người xứ Vàm. Vì họ buôn bán hàng hoá mà lại không xô lấn, không chen chúc. Họ không mang tâm lí hơn thua và rèm pha nhau. Đây quả thực là điều kì diệu từ chính những người bán hàng phiên chợ Vàm. - Điều em thấy ấn tượng nhất ở xứ Vàm là cách gọi "rau ruộng", "cá ruộng", "đám cưới ruộng", của người dân nơi đây. Cách gọi ấy gợi lên biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.
  11. ĐỀ 4 KÌ QUAN ĐÊ BIỂN Không chỉ có cối xay gió và những cánh đồng hoa tu líp bạt ngàn, đê biển cũng được xem là hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan. Là vùng đất thấp, Hà Lan đã nhiều lần trải qua thảm họa triều cường. Vì thế, chính phủ đã xây dựng một con đê giữa biển có chiều dài 32km, rộng 90m, cao hơn 7m so với mực nước biển. Công trình khổng lồ này vừa ngăn được sự tấn công của nước biển, vừa giúp có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt. Nhờ nó, giao thông cũng thuận lợi hơn nhiều. Trải qua hơn nửa thế kỉ, Hà Lan đã hoàn thành hệ thống 65 đê chắn sóng khổng lồ cùng với nhiều cửa van và đập nước di động. Cùng với kim tự tháp ở Ai Cập, đường hầm qua eo biển Măng-xơ, kênh đào Pa-na- ma , hệ thống đê biển ở Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh. (Vân Vũ) CÂU HỎI Câu 1: Những hình ảnh nào được xem là biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan? Câu 2: Tìm từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ kì vĩ của hệ thống đê biển ở Hà Lan. Câu 3: Công trình đê biển và đập nước di động đem lại những lợi ích gì cho đất nước Hà Lan? Câu 4: Vì sao các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh? Câu 5: Bài đọc cho em hiểu thêm vẻ đẹp gì của con người?
  12. ĐÁP ÁN CÂU TRẢ LỜI Câu 1: Những hình ảnh nào được xem là biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan? Trả lời: Những hình ảnh được xem là biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan: cối xay gió, cánh đồng hoa tu líp, đê biển. Câu 2: Tìm từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ kì vĩ của hệ thống đê biển ở Hà Lan. Trả lời: Từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp kì vĩ của hệ thống đê biển ở Hà Lan: giữa biển; dài 32 ki-lô-mét; rộng 90 mét; cao hơn 7 mét so với mực nước biển; hoàn thành 65 đê chắn khổng lồ; nhiều cửa van, đập nước di động; là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh. Câu 3: Công trình đê biển và đập nước di động đem lại những lợi ích gì cho đất nước Hà Lan? Trả lời: Công trình đê biển và đập nước di động giúp Hà Lan ngăn sự tấn công của nước biển, có thêm đất đai xây dựng và trồng trọt; làm cho giao thông thuận lợi hơn. Câu 4: Vì sao các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn đê biển của Hà Lan là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh? Trả lời: Đê biển của Hà Lan được bầu chọn là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh vì có được xây dựng công phu, hiện đại, giúp cứu cánh quốc gia Hà Lan từ vùng đất thấp hơn mực nước biển tồn tại được tới ngày nay. Câu 5: Bài đọc cho em hiểu thêm vẻ đẹp gì của con người? Trả lời: Qua bài đọc, em thấy con người thật tài giỏi. Những khó khăn to lớn, mà con người cũng có thể “chống lại”, ngăn cách sự vùi lấp và không bình thường từ tự nhiên. Sự lạc quan và lòng quyết tâm duy trì sự sống tại một vùng đất nhiều khó khăn.