Bài kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)
Em học sinh mới
Đang giờ học Toán, một phụ nữ dắt bé gái nhỏ nhắn đến cửa lớp, nói với cô giáo: “Thưa cô, con gái tôi được chuyển đến học lớp cô”.
Nhìn em học sinh nhỏ bé, lưng bị gù, cô giáo hồi hộp nghĩ: “Liệu cả lớp sẽ đón bạn mới với thái độ thế nào?” Cô nhìn học trò như muốn nói lời tha thiết: “Hãy đừng để người bạn mới thấy trong đôi mắt các em sự ngạc nhiên và chế nhạo!” Đáp lại là những nụ cười âu yếm và niềm vui loé lên trong ánh mắt các em.
Cô nhẹ nhàng nói:
- Tên bạn là Ô-li-a. Bạn từ xa chuyển đến, người nhỏ yếu. Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô-li-a?
Cả sáu em ngồi bàn đầu đều giơ tay xin chuyển. Ô-li-a ngồi vào chỗ một bạn được chuyển đi. Em nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.
(Theo Xu-khôm-lin-xki)
Khoanh vào đáp án đúng.
Câu 1. (0,5 điểm) Hình dáng của Ô-li-a như thế nào?
A. Nhỏ nhắn, duyên dáng.
B. Nhỏ bé, lưng bị gù.
C. Cao, khỏe mạnh.
Câu 2. (0,5 điểm) Khi nhận Ô-li-a vào lớp, cô giáo nhìn học sinh như muốn nói điều gì?
A. Đừng hoan hô chào đón.
B. Đừng tỏ thái độ ngạc nhiên và chế nhạo bạn.
C. Cả hai đáp án trên.
Câu 3. (0,5 điểm) Đáp lại ánh mắt của cô, các bạn đã có biểu hiện như thế nào?
A. Cười âu yếm, ánh mắt lóe lên niềm vui.
B. Cười chế nhạo, ánh mắt lóe lên niềm vui.
C. Cười chế nhạo, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên.
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2022_2023.doc
Nội dung text: Bài kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
- BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - BÀI ĐỌC HIỂU (Thời gian làm bài: 35 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 4A Phòng Số báo danh: Giám thị: 1, 2, Số phách: . Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) II. ĐỌC HIỂU (7 điểm) Em học sinh mới Đang giờ học Toán, một phụ nữ dắt bé gái nhỏ nhắn đến cửa lớp, nói với cô giáo: “Thưa cô, con gái tôi được chuyển đến học lớp cô”. Nhìn em học sinh nhỏ bé, lưng bị gù, cô giáo hồi hộp nghĩ: “Liệu cả lớp sẽ đón bạn mới với thái độ thế nào?” Cô nhìn học trò như muốn nói lời tha thiết: “Hãy đừng để người bạn mới thấy trong đôi mắt các em sự ngạc nhiên và chế nhạo!” Đáp lại là những nụ cười âu yếm và niềm vui loé lên trong ánh mắt các em. Cô nhẹ nhàng nói: - Tên bạn là Ô-li-a. Bạn từ xa chuyển đến, người nhỏ yếu. Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô-li-a? Cả sáu em ngồi bàn đầu đều giơ tay xin chuyển. Ô-li-a ngồi vào chỗ một bạn được chuyển đi. Em nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. (Theo Xu-khôm-lin-xki) Khoanh vào đáp án đúng. Câu 1. (0,5 điểm) Hình dáng của Ô-li-a như thế nào? A. Nhỏ nhắn, duyên dáng. B. Nhỏ bé, lưng bị gù. C. Cao, khỏe mạnh. Câu 2. (0,5 điểm) Khi nhận Ô-li-a vào lớp, cô giáo nhìn học sinh như muốn nói điều gì? A. Đừng hoan hô chào đón. B. Đừng tỏ thái độ ngạc nhiên và chế nhạo bạn. C. Cả hai đáp án trên. Câu 3. (0,5 điểm) Đáp lại ánh mắt của cô, các bạn đã có biểu hiện như thế nào? A. Cười âu yếm, ánh mắt lóe lên niềm vui. B. Cười chế nhạo, ánh mắt lóe lên niềm vui. C. Cười chế nhạo, ánh mắt lộ vẻ ngạc nhiên.
- Câu 4. (0,5 điểm) Trước thái độ thân thiện của bạn bè trong lớp, Ô-li-a đã làm gì? A. Nhìn cả lớp với ánh mắt sợ sệt. B. Nhìn cả lớp với ánh mắt biết ơn. C. Nhìn cả lớp với ánh mắt dịu dàng, tin cậy. Câu 5. (1 điểm) Theo em, câu chuyện muốn nói điều gì? Câu 6. (0,5 điểm) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Cô nhẹ nhàng nói: - Tên bạn là Ô-li-a. Bạn từ xa chuyển đến, người nhỏ yếu. Em nào ngồi bàn đầu xung phong chuyển chỗ khác để nhường chỗ cho Ô-li-a? A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật. B. Giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Cả hai đáp án trên. Câu 7. (0,5 điểm) Tìm 3 từ láy có trong bài. Câu 8. (1 điểm) Xác định từ loại các từ được gạch chân trong câu sau. Cô nhìn học trò như muốn nói lời tha thiết. Câu 9. (1 điểm) Viết lại tên sau cho đúng. quy nhơn, hoàng liên sơn, an–be anhxtanh, lu-i paxtơ Câu 10. (1 điểm) - Đặt một câu hỏi để thể hiện thái độ khen (hoặc chê). - Đặt một câu hỏi để thể hiện yêu cầu, mong muốn.
- BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 - BÀI VIẾT (Thời gian làm bài: 55 phút không kể giao đề) Họ và tên: Lớp 4A Phòng Số báo danh: Giám thị: 1, 2, Số phách: . Giám khảo: 1, 2, Số phách: Điểm Lời nhận xét của giáo viên I. Chính tả (3 điểm) Kéo co (Sách TV4 tập 1 trang 156. Viết đoạn “Làng Tích Sơn đến hết.”) II. Tập làm văn (7 điểm) Tả chiếc cặp sách của em.
- BIỂU ĐIỂM CHẤM Câu 1. Đáp án: B. Câu 2. Đáp án: B. Câu 3. Đáp án: A Câu 4. Đáp án: C Câu 5. Dựa vào nội dung câu trả lời để cho điểm Câu 6. Đáp án: A Câu 7. Đáp án: nhỏ nhắn, hồi hộp, tha thiết, nhẹ nhàng, dịu dàng Câu 8. Đáp án: Cô nhìn học trò như muốn nói lời tha thiết DT ĐT DT ĐT DT TT Câu 9. Đáp án: Quy Nhơn, Hoàng Liên Sơn, An–be Anh–xtanh, Lu-i Pa-xtơ Câu 10. Căn cứ vào câu để cho điểm II. BÀI VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả (3,0 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn - cho 3,0 điểm. - Sai 3 lỗi về âm đầu, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định- trừ 1,0 điểm. 2. Tập làm văn (7,0 điểm) - Bài viết rõ bố cục 3 phần, đúng thể loại văn tả đồ vật, đảm bảo bố cục bài văn gồm 3 phần, độ dài bài viết từ 15 câu trở lên. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ (4 điểm) - Bài viết đúng trọng tâm. Câu văn có hình ảnh, giàu cảm xúc, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. (5 điểm) - Bài văn thể hiện được tình cảm của bản thân mình với cặp sách. (6 điểm) - Bài văn biết sử dụng các biện pháp tu từ đã học để miêu tả. (7 điểm) - Tuỳ mức độ sai sót GV có thể cho các mức điểm: 6,5- 6,0- 5,5- 5,0 – 4,5 – 4,0 – 3,0 * Lưu ý: Toàn bài viết bẩn trừ 1 điểm