Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
Phần I. Đọc hiểu
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
TRƯỜNG HỌC ĐẶC BIỆT
Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng, trường học tiếp xúc với thiên nhiên thu hút hàng chục ngàn “ học viên ” mỗi năm.
Vào mùa hè, ngôi trường này có rất đông các bạn trẻ và cả người lớn tới đăng kí làm “ học sinh ” . Mỗi khóa học được tổ chức tại đây có thể kéo dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của từng nhóm học sinh. Các hoạt động trong ngôi trương này đều hướng đến một mục đích – Đó là tạo ra những cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên.
Được bao bọc bởi núi rừng ngút ngát, mái nhà lại được trồng cỏ nên nhìn từ xa, thật khó có thể phân biệt được đâu là trường học và đâu là màu xanh của lá rừng. Bên trong “ ngôi nhà thiên nhiên” ấy có một hệ thống dẫn khí mát từ rừng vào để giảm nhiệt cho ngôi nhà thay vì sử dụng máy điều hòa. Năng lượng điện sử dụng cho việc thắp sáng bên trong cũng được tận dụng từ thiên nhiên : Năng lượng gió!
“ Nội thất” của ngôi trường không hề “ lạc điệu ” so với cái tên. Các bạn hãy nhìn mà xem, trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những sinh vật sống trong rừng. Thùng thư bằng lá cây đan một cách khéo léo và giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh. Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng kính trong suốt nên có thể cây cối , chim muông ở thật gần.
Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức , ngôi trường này cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hay chỉ đơn giản là một “ người bạn ” gần gũi với thiên nhiên. Đã có rất nhiều đoàn học sinh đễn đây và tổ chức các hoạt động trải nghiệm : Tham gia lớp học gọi chim, lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật, các động vật quý hiếm, thám hiểm núi lửa, hang động, …
Tiếp xúc với thiên nhiên bằng mắt, bằng những bài học, bằng cả những giác quan và niềm say mê nghiên cứu…đó là điều đặc biệt thú vị mà ngôi trường đã , đang và sẽ mang đến cho các “ du khách học trò ”.
Thảo Khuyên
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 và trả lời các câu hỏi còn lại
1. Trường học được nhắc đến trong bài có vị trí đặc biệt như thế nào?
A. Trường học nằm ở trên đỉnh núi Phú Sĩ hùng vĩ, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng thơ mộng.
B. Trường học nằm ở một thị trấn nhỏ ngay cạnh núi Phú Sĩ, từ nơi đây có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của ngọn núi.
C. Trường học nằm ngay trên một gò nhỏ nằm giữa hồ Ta-nu-ki thơ mộng.
D. Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng.
2. Mỗi khóa học của trường học này thường kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Một năm học.
B. Dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn,
C. Khoảng từ một đến ba tháng.
D. Một ngày học.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_29_truong_tieu_h.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 29 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
- TUẦN 29 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Đường đi Sa Pa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. Trăng ơi từ đâu đến?: Hiểu được bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, sự gần gũi của nhà thơ với trăng. Bài thơ là khám phá rất độc đáo của nhà thơ về trăng. Mỗi khổ thơ như một giả định về nơi trăng đến để tác giả nêu suy nghĩ của mình về trăng. 2. Luyện từ và câu a. MRVT: Du lịch - Thám hiểm. I. Du lịch là gì? Thám hiểm là gì? - Du lịch là đi chơi đến những nơi xa để hiểu biết thêm về phong cảnh, con người, cuộc sống. - Thám hiểm là đi tới những vùng xa hoặc hiểm trở ít người đặt chân tới để khám phá, khảo sát. II. Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm 1. Mở rộng vốn từ Du lịch - Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: mũ nón, quần áo, lều trại, giầy thể thao, túi xách, đồ ăn, nước uống, la bàn - Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, xe máy, xe đạp, xích lô, sân bay, nhà ga, vé xe - Tổ chức, nhâ viên phục vụ du lịch: Nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, tua du lịch - Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, hang động, hồ, núi, thác nước, di tích lịch sử, bảo tàng, công viên, khu vui chơi 2. Mở rộng vốn từ Thám hiểm - Một số đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, đèn pin, lều trại, đồ ăn thức uống, bật lửa, - Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, bão tuyết, cái đói, cái khát, sự cô đơn, - Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: can đảm, nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại khó ngại khổ, ưa mạo hiểm, ham hiểu biết, b. Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. 1. Khi yêu cầu, đề nghị, phải giữ phép lịch sự. 2. Muốn cho lời yêu cầu, đề nghị được lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ các từ như: làm ơn, giùm, giúp 3. Có thể dùng câu hỏi để nêu yêu cầu, đề nghị 3. Tập làm văn a.Luyện tập tóm tắt tin tức. Các bước khi tóm tắt một bảng tin: - Đọc kĩ để nắm vững nội dung bảng tin. - Chia bảng tin thành các đoạn.
- - Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn. - Tuỳ mục đích tóm tắt, có thể trình bày mỗi sự việc chính bằng một, hai câu hoặc bằng những số liệu, từ ngữ nổi bật. b. Cấu tạo bài văn miêu tả con vật. Bài văn miêu tả con vật lớp 4 có cấu tạo như sau: 1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ miêu tả. 2. Thân bài: - Tả ngoại hình con vật. - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động của con vật. 3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ về con vật. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH Phần I. Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: TRƯỜNG HỌC ĐẶC BIỆT Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng, trường học tiếp xúc với thiên nhiên thu hút hàng chục ngàn “ học viên ” mỗi năm. Vào mùa hè, ngôi trường này có rất đông các bạn trẻ và cả người lớn tới đăng kí làm “ học sinh ” . Mỗi khóa học được tổ chức tại đây có thể kéo dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của từng nhóm học sinh. Các hoạt động trong ngôi trương này đều hướng đến một mục đích – Đó là tạo ra những cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên. Được bao bọc bởi núi rừng ngút ngát, mái nhà lại được trồng cỏ nên nhìn từ xa, thật khó có thể phân biệt được đâu là trường học và đâu là màu xanh của lá rừng. Bên trong “ ngôi nhà thiên nhiên” ấy có một hệ thống dẫn khí mát từ rừng vào để giảm nhiệt cho ngôi nhà thay vì sử dụng máy điều hòa. Năng lượng điện sử dụng cho việc thắp sáng bên trong cũng được tận dụng từ thiên nhiên : Năng lượng gió! “ Nội thất” của ngôi trường không hề “ lạc điệu ” so với cái tên. Các bạn hãy nhìn mà xem, trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những sinh vật sống trong rừng. Thùng thư bằng lá cây đan một cách khéo léo và giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh. Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng kính trong suốt nên có thể cây cối , chim muông ở thật gần. Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức , ngôi trường này cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hay chỉ đơn giản là một “ người bạn ” gần gũi với thiên nhiên. Đã có rất nhiều đoàn học sinh đễn đây và tổ chức các hoạt động trải nghiệm : Tham gia lớp học gọi chim, lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật, các động vật quý hiếm, thám hiểm núi lửa, hang động, Tiếp xúc với thiên nhiên bằng mắt, bằng những bài học, bằng cả những giác quan và niềm say mê nghiên cứu đó là điều đặc biệt thú vị mà ngôi trường đã , đang và sẽ mang đến cho các “ du khách học trò ”. Thảo Khuyên Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 và trả lời các câu hỏi còn lại
- 1. Trường học được nhắc đến trong bài có vị trí đặc biệt như thế nào? A. Trường học nằm ở trên đỉnh núi Phú Sĩ hùng vĩ, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng thơ mộng. B. Trường học nằm ở một thị trấn nhỏ ngay cạnh núi Phú Sĩ, từ nơi đây có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của ngọn núi. C. Trường học nằm ngay trên một gò nhỏ nằm giữa hồ Ta-nu-ki thơ mộng. D. Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng. 2. Mỗi khóa học của trường học này thường kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu? A. Một năm học. B. Dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn, C. Khoảng từ một đến ba tháng. D. Một ngày học. 3. Mục đích chính của ngôi trường này là gì? A. Tổ chức cho học viên tham quan , dã ngoại. B. Tổ chức cho học viên tham dự trại hè. C. Tạo cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên. D. Tổ chức cho mọi người có cơ hội trò chuyện, tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tạo tình thân ái giữa các thành viên trong lớp học. 4. Người ta làm mát ngôi nhà bằng cách nào? A. Lắp điều hòa nhiệt độ. B. Lắp hệ thống ống dẫn khí mát từ rừng vào. C. Lắp máy giảm nhiệt độ. D. Lắp hệ thống quạt điện 5. Năng lượng điện dùng trong trường học này lấy từ đâu? A. Từ thiên nhiên. B. Từ nhà máy thủy điện. C. Từ nhà máy nhiệt điện. D. Từ các cối xay gió 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S “ Nội thất” của ngôi trường có điểm gì thú vị?
- Trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những sinh vật sống trong rừng. Thùng thư bằng vỏ thân cây đan một cách khéo léo Giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh. Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng lá cây nên khiến người học có cảm giác gần gũi với thiên nhiên. 7. Bạn có thể tham gia những lớp học nào ở ngôi trường này? A. Lớp học múa , hát; lớp học Toán và Tiếng Anh. B. Lớp học thể dục thể thao. C. Lớp học trải nghiệm các hoạt động xã hội D. Lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật, 8. Theo em, điều đặc biệt thú vị mà ngôi trường đã , đang và sẽ mang đến cho các “ du khách học trò ” là gì? 9. Chủ ngữ trong câu: “ Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức , ngôi trường này cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hay chỉ đơn giản là một “ người bạn ” gần gũi với thiên nhiên.” là: A. Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức. B. Ngôi trường này C. Nhà nghiên cứu nhỏ tuổi D. Người bạn 10. Hãy tưởng tượng em được đến học tại ngôi trường, viết 1-2 câu để nêu cảm nhận của em về ngôi trường, trong câu có sử dụng hình ảnh so sánh.
- Phần II. Luyện từ và câu Bài 1: Chúng ta thường đến nơi nào trong các chuyến du lịch? Khoanh vào chữ cái trước ý phù hợp. a) Nơi có phong cảnh đẹp. b) Nơi dân cư đông đúc. c) Nơi có lịch sử văn hóa. d) Nơi có nhiều công trình kiến trúc đẹp. e) Nơi có nhiều cửa hàng bán hàng hóa đẹp và rẻ. g) Nơi có nhiều nhà máy, công xưởng. h) Nơi có nhiều phong tục hay thức ăn ngon. Bài 2: Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh lời giải câu đố về địa danh (1) Ở đâu có lắm mỏ than? (Tỉnh .) (2) Ở đâu đồng lúa bạt ngàn mênh mông? (Đồng bằng sông ) (3) Ở đâu có cảng Nhà Rồng? (Thành phố .) (4) Ở đâu sương phủ rừng thông sớm chiều? (Thành phố .) (5) Ở đâu quê Bác kính yêu? (Xã Kim Liên, , .) (6) Ở đâu gang thép rất nhiều – Đố em? (Khu gang thép ) Bài 3 : Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Khách khắp nơi đều rất thích đến .ở vịnh Hạ Long. Từng đoàn ngồi trên các ra thăm đảo. Nơi đây còn có hòn đảo mang tên nhà .vũ trụ người Nga: Giéc-man Ti-tốp.
- Bài 4 : Sắp xếp các từ đã cho sau đây vào hai nhóm sao cho hợp lí nhà nghỉ hang động phòng ngủ di tích lịch sử công ty du lịch tua du lịch phố cổ bãi biển Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch Địa điểm tham quan, du lịch Bài 5: Những đề nghị nào sau đây là lịch sự? Khoanh vào chữ cái trước những lời đề nghị đó. a) Lan mở cửa ra đi! b) Lan mở giúp chị cái cửa! c) Lan mở cửa hộ chị với! d) Hồng cầm hộ tớ cái cặp về nhà có được không? e) Hồng cầm cái cặp này về nhà cho tớ! g) Hồng giúp tớ mang cái cặp này về nhà nhé! Bài 6: Viết cách nói phù hợp vào chỗ trống trong bảng sau: Nội dung yêu cầu đề nghị Cách nói phù hợp, lịch sự . . . . . a) Hỏi bác hàng xóm địa chỉ nhà bạn Lan. . . . . b) Xin giúp bố (hoặc mẹ) bạn Lan cho nói . . . . . chuyện điện thoại với Lan. . . . . . . . . . c) Hỏi chú công an đường ra bến xe ô tô. . . . .
- Bài 7: Hãy đặt câu khiến có sử dụng các từ làm ơn, xin lỗi để thể hiện phép lịch sự của em trong giao tiếp. Bài 8*: Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng hai cách: thêm từ ngữ, bớt từ ngữ. a. Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa. b. Để chi đội 4A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội. Bài 9: Cho đoạn văn sau : Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời . Trời xanh thẳm , biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch . Trời rải mây trắng nhạt , biển mơ màng dịu hơi sương . Trời âm u mây mưa , biển xám xịt nặng nề . Trời ầm ầm dông gió , biển đục ngầu giận giữ . Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng , lúc sôi nổi , hả hê, lúc đăm chiêu , gắt gỏng. a) Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên , rồi xếp vào hai nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp , và từ ghép có nghĩa phân loại . b) Tìm từ láy trong các từ in đậm ở đoạn văn trên , rồi xếp vào ba nhóm: Từ láy âm đầu , từ láy vần , từ láy cả âm đầu và vần (láy tiếng). c) Xác định từ loại của các từ được in đậm.
- Bài 10: Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi. a) Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ? b) Các bạn có thể ra chỗ khác đá bóng được không? c) Mục “ Những kỉ lục Việt Nam” trên truyền hình hay nhỉ? d) Chơi đá cầu mà cậu bảo không thú vị à? Phần III. Tập làm văn Bài 1: Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho bài văn tả một con vật nuôi trong nhà mà em quan sát được. Gợi ý: a) Mở bài (Giới thiệu con vật em chọn tả). VD: Đó là con gì, được nuôi từ bao giờ, hiện nay ra sao? b) Thân bài – Hình dáng: Trông cao to hay thấp bé? To nhỏ bằng chừng nào, giống vật gì? Màu da (hoặc lông) con vật thế nào? Các bộ phận chủ yếu (đầu, mình, chân, đuôi ) có nét gì đặc biệt? (VD: Có sừng hay mỏ ở đầu ra sao? Đôi tai thế nào? Mắt, mũi có gì đặc biệt? ) - Tính nết, hoạt động: biểu hiện qua việc ăn, ngủ, đi đứng, chạy nhảy ra sao? Điều đó gợi cho em suy nghĩ, cảm xúc gì (về thói quen, tính nết của con vật)? c) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của em về con vật được tả.
- Bài 2: Dựa vào dàn ý vừa lập, hãy viết bài văn tả một con vật nuôi trong nhà mà em quan sát được.
- Phần IV. Chính tả Bài 1: a) Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống tr hoặc ch: (1) Ngay ong buổi ào cờ đầu tuần, cô hiệu ưởng nhà ường đã phát động phong ào thi đua “Nói lời hay- Làm việc tốt”. (2) Mặt ời vừa tắt ánh nắng ói ang, những vệt khói lam .iều đã tỏa lan .ơi vơi sau lũy e làng. b) Viết lại các câu dưới đây sau khi điền vào chỗ trống tiếng chứa êt hoặc êch: (1) Áo quần bạc / . (2) Ăn mặc nhác/ (3) Anh em đoàn / (4) Ngọc không tì / . Bài 2: Nghe - viết: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, ? Người ta gọi các chữ số 1, 2, 3, 4, là chữ số A-rập vì cho rằng chúng do người A-rập nghĩ ra. Sự thực thì không phải như vậy. Vào năm 750, một nhà thiên văn học Ấn Độ đã đến thăm Bát-đa. Ông mang theo một bảng thiên văn do người Ấn Độ làm ra để dâng tặng quốc vương đang trị vì. Các chữ số Ấn Độ 1, 2, 3, 4, dùng trong bẳng đó đã được người A-rập nhanh chóng tiếp thu và về sau được truyền bá rộng rãi. Theo báo THIẾU NIÊN TIỀN PHONG Phần V. Cảm thụ văn học Trong bài “Ngày em vào Đội” , nhà thơ Xuân Quỳnh có viết: Màu khăn tuổi thiếu niên Suốt đời tươi thắm mãi Như lời ru vời vợi Chẳng bao giờ cách xa. Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với các em Đội viên điều gì?
- ĐÁP ÁN Phần I. Đọc hiểu Câu 1 2 3 4 5 7 9 Đáp án D B C B A D B 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S “ Nội thất” của ngôi trường có điểm gì thú vị? Trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những sinh vật sống trong rừng. Đ và . Thùng thư bằng vỏ thân cây đan một cách khéo léo S Giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh. Đ Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng lá cây nên S khiến người học có cảm giác gần gũi với thiên nhiên. 8. Theo em, điều đặc biệt thú vị mà ngôi trường đã , đang và sẽ mang đến cho các “ du khách học trò ” là các học viên sẽ được tiếp xúc với thiên nhiên bằng mắt, bằng những bài học, bằng cả những giác quan và khóa học sẽ khơi gợi niềm say mê nghiên cứu của mỗi người. 10. Ngồi trong lớp học của ngôi trường này, ta có cảm giác như mình được lạc vào thiên đường, không gian mát mẻ và dễ chịu vô cùng. Phần II. Luyện từ và câu Bài 1: a. Nơi có phong cảnh đẹp b. Nơi có lịch sử văn hoá d. Nơi có nhiều công trình kiến trúc đẹp g. Nơi có nhiều phong tục hay và thức ăn ngon. Bài 2: Giải đáp (thứ tự điền tên địa lý): Quảng Ninh, Cửu Long, Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Nam Đàn- Nghệ An, Thái Nguyên Bài 3 : Thứ tự từ ngữ cần điền: du lịch, du ngoạn, du khách, du thuyền, du hành Bài 4 : Sắp xếp các từ đã cho sau đây vào hai nhóm sao cho hợp lí Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch Địa điểm tham quan, du lịch nhà nghỉ hang động phòng ngủ di tích lịch sử công ty du lịch phố cổ tua du lịch bãi biển Bài 5: Những đề nghị là lịch sự đó là: b. Lan mở giúp chị cái cửa!
- c. Lan mở cửa hộ chị với! d. Hồng cầm hộ tớ cái cặp về nhà có được không? g. Hồng giúp tớ mang cái cặp này về nhà nhé! Bài 6: Viết cách nói phù hợp vào chỗ trống trong bảng sau: Nội dung yêu cầu đề nghị Cách nói phù hợp, lịch sự a. Hỏi bác hàng xóm địa chỉ nhà a. Bác ơi, bác có thể cho cháu xin bạn Lan địa chỉ nhà bạn Lan không ạ? b. Xin giúp bố (hoặc mẹ) bạn Lan b. Bác ơi, bác chuyển máy cho cho nói chuyện điện thoại với Lan. cháu được nói chuyện với bạn Lan ạ! c. Hỏi chú công an đường ra bến c. Chú ơi, chú cho cháu hỏi đường xe ô tô. ra bến xe ô tô đi như thế nào ạ! Bài 7: Hãy đặt câu khiến có sử dụng các từ làm ơn, xin lỗi để thể hiện phép lịch sự của em trong giao tiếp. - Làm ơn chỉ cháu đường đến đồn công an với ạ! - Xin lỗi em nghe không rõ, anh nhắc lại lần nữa đi ạ! Bài 8*: Chữa lại mỗi câu sai ngữ pháp dưới đây bằng hai cách: thêm từ ngữ, bớt từ ngữ. a. Cách 1: Khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa. Cách 2: Trên khuôn mặt bầu bĩnh, hồng hào, sáng sủa, mồ hôi tuôn ra như mưa. b. Cách 1: Chi đội 4A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội. Cách 2: Để chi đội 4A trở nên vững mạnh, dẫn đầu toàn liên đội, tất cả các thành viên của lớp phải phấn đấu nỗ lực hết mình. Bài 9: Láy âm đầu Láy vần Láy cả âm đầu và vần ầm ầm Danh từ Tính từ Động từ màu sắc, mây trời, con người đăm chiêu, buồn vui, xanh thay đổi ,mơ màng, gắt gỏng thẳm, chắc nịch, đục ngầu, nặng nề , lạnh lùng, hả hê, sôi nổi , ầm ầm
- Bài 10: Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi. a) Anh chị làm ơn nói chuyện nhỏ một chút ạ. b) Các bạn giúp mình ra chỗ khác đá bóng nhé! c) Mục “ Những kỉ lục Việt Nam” trên truyền hình thật là hay! d) Chơi đá cầu thú vị biết nhường nào! Phần III. Tập làm văn Bài 1: Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu sơ về con chó nhà em hay con chó nhà người quen. - Nêu cảm nghĩ của em về con chó: Con chó giúp ích gì cho nhà em, Con chó là người bạn thân thiết của em. 2. Thân bài - Giới thiệu về nguồn gốc của con chó: Con chó nhà em nuôi từ lúc nào, xin nó về nuôi ở đâu hay nhặt được. + Chó nhà em thuộc giống chó gì: Chó becgiê, chó cỏ, chó Alaska, Chó Phú Quốc - Tả về ngoại hình con chó: Màu sắc của lông, kích thước của con chó + Con chó mà em tả có lông màu gì: vàng, trắng, đen lông con chó dài hay ngắn, mượt mà không? + Kích thước con chó nhà em to hay nhỏ: Tuỳ thuộc vào con chó giống gì: Như Alaska thì to cao, Chó Phú Quốc hay chó cỏ của ta thì nhỏ gọn khoẻ khoắn + Tả mặt mũi của con chó: gương mặt có đẹp không? Dễ thương không? Mắt của con chó màu gì, to tròn tinh mắt. Hai tai của con chó ra sao, dài vểnh cao hay tai cụp xinh xinh. + Mũi mõm của con chó như thế nào. + Tả 4 chân của con chó: cao to khoẻ khoắn, chạy nhanh thoăn thoắt - Tả về tính cách và hoạt động của con chó + Con chó nhà em rất hiền lành hay hung dữ. Gặp người quen thì vui mừng quẩy đuôi, gặp người lạ thì ẩn nấp và sủa cảnh báo. + Hàng ngày con chó làm những việc gì: Mỗi lần em đi học về từ xa con chó đã biết và chạy ra đón nhảy chồm theo người em. + Con chó nhà em rất thính tai, nó thường nghe tiếng và bắt chuột ở dưới bếp giúp gia đình. + Ban đêm con chó ngủ ngoài sân canh trộm, nhiều lần đã giúp cảnh báo trộm cho gia đình em. + Buổi chiều tối em hay đi chơi quanh xóm/phố phường thì con chó vẫn chạy theo chơi cùng em. 3. Kết bài - Nêu cảm nhận về con chó, tình cảm của em đối với con chó. - Con chó là một thành viên trong gia đình em nên cả gia đình rất yêu quý Bài 2: Bài làm tham khảo Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.
- Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng. Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi. Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói. . Phần IV. Chính tả Bài 1: a) (1) Ngay trong buổi chào cờ đầu tuần, cô hiệu trưởng nhà trường đã phát động phong trào thi đua “ Nói lời hay- Làm việc tốt”. (2) Mặt trời vừa tắt ánh nắng chói chang, những vệt khói lam chiều đã tỏa làm chơi vơi sau lũy tre làng. b) (1) Áo quần bạc phếch (2) Ăn mặc nhếch nhác (3) Anh em đoàn kết (4) Ngọc không tì vết Phần V. Cảm thụ văn học Đáp án tham khảo: Qua đoạn thơ trên, tác giả muốn nói với các em Đội viên rằng: Màu khăn quảng đỏ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tượng trưng cho màu cờ của Tổ quốc, sẽ tươi thắm mãi trong cuộc đời các em, tựa như “ lời ru vời vợi” chứa chan tình yêu thương của người mẹ luôn dành cho con, tiếp thêm sức mạnh cho con, giúp con vươn lên, vững vàng trong cuộc sống.