Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

KIẾN MẸ VÀ CÁC CON

Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn, Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:

– Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con

Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.

Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì:

– Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!

Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.

( Theo Chuyện của mùa Hạ )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?

a. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con

b. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu

c. Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con

Câu 2: Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ?

a. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ

b. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con

c. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con

Câu 3: Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi?

a. Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ

b. Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con

c. Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh

docx 8 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1780
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_30_truong_tieu_h.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 30 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

  1. TUẦN 30 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. Dòng sông mặc áo: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương. 2. Luyện từ và câu a. MRVT: Du lịch - Thám hiểm. I. Du lịch – Thám hiểm là gì? - Du lịch là đi chơi đến những nơi xa để hiểu biết thêm về phong cảnh, con người, cuộc sống. - Thám hiểm là đi tới những vùng xa hoặc hiểm trở ít người đặt chân tới để khám phá, khảo sát. II. Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm 1. Mở rộng vốn từ Du lịch - Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: mũ nón, quần áo, lều trại, giầy thể thao, túi xách, đồ ăn, nước uống, la bàn - Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, xe máy, xe đạp, xích lô, sân bay, nhà ga, vé xe - Tổ chức, nhâ viên phục vụ du lịch: Nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, tua du lịch - Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, hang động, hồ, núi, thác nước, di tích lịch sử, bảo tàng, công viên, khu vui chơi 2. Mở rộng vốn từ Thám hiểm - Một số đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, đèn pin, lều trại, đồ ăn thức uống, bật lửa, - Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, bão tuyết, cái đói, cái khát, sự cô đơn, - Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: can đảm, nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại khó ngại khổ, ưa mạo hiểm, ham hiểu biết, b. Câu cảm. 1. Khái niệm câu cảm Câu cảm (câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên, ) của người nói. Ví dụ: - Chiếc váy này đẹp quá! - Bạn Ngọc thông minh thật! 2. Dấu hiệu nhận biết câu cảm
  2. - Trong câu cảm, thường có các từ ngữ: ôi, chào, chà, trời; quá lắm, thật, - Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu chấm than (!) Ví dụ: - Trời ơi! Anh ta đã đi rồi. - Ôi chao! Cậu bất ngờ tới làm mình bất ngờ quá! - Chị Mai mặc chiếc váy này xinh thật! 3. Tập làm văn a. Luyện tập quan sát con vật. Những lưu ý khi quan sát con vật: - Con quan sát những con vật thường gặp, chú ý đặc điểm các bộ phận sau của chúng: mắt, mũi, lông, tai, mũi, chân, Đối với những con vật có những đặc điểm nổi bật, cần chú ý quan sát kĩ hơn những bộ phận đó của con vật. Ví dụ: + Con voi có tai lớn và cái vòi dài. + Con công đực có cái đuôi đẹp mắt, ấn tượng. - Con chú ý quan sát chúng trong một số hoạt động thường ngày như: ngủ, ăn, trông nhà, bắt chuột, phản ứng khi gặp người lạ, phản ứng khi gặp người quen, b. Điền vào giấy tờ in sẵn. Đối với những giấy tờ in sẵn, thường là những bảng - biểu mẫu mang tính xác thực cao, các em học sinh cần chú ý: - Khai đúng thông tin sự thật vào giấy tờ - Trả lời các câu hỏi/các yêu cầu thông tin: ngắn gọn, đầy đủ, chính xác. - Kiểm tra lại toàn bộ thông tin trên giấy tờ in sẵn trước khi giao nộp cho bên nhận giấy.
  3. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH TẬP ĐỌC Bài 1. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất 1. Mục đích cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng là gì?. 2. Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải trên đường đi là gì? 4. Những kết quả mà đoàn thám hiểm của Ma- gien-lăng đã đạt được là gì? 5. Nêu cảm nghĩ của em về các nhà thám hiểm trong câu chuyện trên. Bài 2. Dòng sông mặc áo 1. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? 1. Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay? Vì sao? KIẾN MẸ VÀ CÁC CON Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn, Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói: – Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con
  4. Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con. Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì: – Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy! Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con. ( Theo Chuyện của mùa Hạ ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1: Mỗi buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? a. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con b. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu c. Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con Câu 2: Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ? a. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ b. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con c. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con Câu 3: Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi? a. Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ b. Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con c. Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh Câu 4: Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện? a. Kiến Mẹ vĩ đại b. Cú Mèo thông minh c. Nụ hôn của mẹ Câu 5 : Qua bài đọc trên , em hãy nói lên suy nghĩ của em về mẹ mình.
  5. . LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ nào cùng nghĩa với du lịch? a. mải chơi b. tham quan c. giải trí 2. Từ nào chỉ đức tính nổi bật nhất mà một nhà thám hiểm cần có? a. dũng cảm c. bao dung b. thật thà d. nghiêm khắc 3. Gạch dưới các từ thể hiện cảm xúc của người viết trong mỗi câu sau. a. Ôi, em tôi ngã đau quá! c. Ôi chao, hồ nước này mới rộng làm sao! 4. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm: a. Trời mùa thu man mát, dễ chịu. b. Dòng sông xanh biếc. TẬP LÀM VĂN Miêu tả con vật mà em yêu quý.
  6. ĐÁP ÁN PHIẾU CUỐI TUẦN 30 TẬP ĐỌC: Hơn một nghìn vòng quanh trái đất 1. Mục đích cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng là gì?. - Khám phá ra những con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới 2. Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải trên đường đi là gì? -Cạn thức ăn, hết nước ngọt, giao tranh với những người dân trên đảo 4. Những kết quả mà đoàn thám hiểm của Ma- gien-lăng đã đạt được là gì? -Khẳng đinh trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới 5. Nêu cảm nghĩ của em về các nhà thám hiểm trong câu chuyện trên. -Dũng cảm, ham hiểu biết, ham khám phá những điều mới lạ Dòng sông mặc áo 1. Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? -lụa đào, áo xanh, ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa 1. Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay? Vì sao? - Biện pháp nhân hóa làm cho sự vật trở nên gần gũi - Làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian Kiến mẹ và các con Câu 1 2 3 4 10 Đáp án a b c Tùy Hs chọn b Câu 5: HS tự nêu suy nghĩ - Gợi ý: Mẹ luôn là người hy sinh tất cả vì con. - Mẹ là người thật vĩ đại, có thể vì con mà làm mọi việc. - Cuộc sống thật tuyệt vì có mẹ. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ nào cùng nghĩa với du lịch? b. tham quan 2. Từ nào chỉ đức tính nổi bật nhất mà một nhà thám hiểm cần có? a. dũng cảm 3. Gạch dưới các từ thể hiện cảm xúc của người viết trong mỗi câu sau. a. Ôi, em tôi ngã đau quá! c. Ôi chao, hồ nước này mới rộng làm sao! 4. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm: a. Trời mùa thu man mát, dễ chịu. b. Dòng sông xanh biếc. GV căn cứ vào bài làm của HS để đánh giá
  7. TẬP LÀM VĂN Bài tham khảo: Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường. Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn co dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe '“xực xực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi. Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía đểlàm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản Vì thế, bà con nông dân ta có câu: "Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.