Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

1. Chi tiết nào nói lên vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm của Ăng - co Vát vào lúc hoàng hôn?

a. Ăng - co Vát thật huy hoàng.

b. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.

c. Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt.

d. Cả a, b, c.

2. Ăng - co Vát là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của đất nước nào?

a. Việt Nam c. Cam-pu-chia

b. Lào d. Trung Quốc

3. Ăng - co Vát được xây dựng thời gian nào?

a. Đầu thế kỉ XII c. Đầu thế kỉ XIII

b. Đầu thế kỉ XI d. Đầu thế kỉ XIV

Bài 2. Con chuồn chuồn nước

1. Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B

A B A-B
a. Lũy Tre xanh 1.Với những khóm khoai nước rung rinh
b. Bờ ao 2. Với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ
c. Cánh đồng 3. là đàn cò dang bay, là trời xanh trong và cao vút
d. Dòng sông 4. Rì ràot rong gió
e. Trên tầng cao 5. Với những đoàn thuyền ngược xuôi
docx 9 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 2440
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_31_truong_tieu_h.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 31 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

  1. TUẦN 31 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Ăng - co Vát: Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia. Con chuồn chuồn nước: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả đối với đất nước, quê hương. 2. Luyện từ và câu a. Thêm trạng ngữ cho câu. 1. Trạng ngữ là gì? - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, của sự việc nêu trong câu. Ví dụ: Chiều nay, trường tôi tổ chức sơ khảo văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11 Vì lười học, Lan đã làm bố mẹ rất buồn học. 2. Công dụng của trạng ngữ Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Ví dụ: Để bố mẹ vui lòng, Long luôn cố gắng chăm chỉ học hành. Trên sân trường, các bạn học sinh đang chơi đùa vui vẻ. b. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. - Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu, ta thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào câu - Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Ví dụ: Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng. 3. Tập làm văn a. Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật. - Lựa chọn bộ phận con vật muốn miêu tả. - Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu. - Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn. b. Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. Trong bài văn miêu tả con vật: 1. Mỗi đoạn văn có một nội dung nhất định, chẳng hạn: tả bao quát, tả từng bộ phận của con vật hoặc tả theo từng giai đoạn phát triển của con vật 2. Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần xuống dòng.
  2. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. TẬP ĐỌC Bài 1: Ăng – co Vát 1. Chi tiết nào nói lên vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm của Ăng - co Vát vào lúc hoàng hôn? a. Ăng - co Vát thật huy hoàng. b. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. c. Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt. d. Cả a, b, c. 2. Ăng - co Vát là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của đất nước nào? a. Việt Nam c. Cam-pu-chia b. Lào d. Trung Quốc 3. Ăng - co Vát được xây dựng thời gian nào? a. Đầu thế kỉ XII c. Đầu thế kỉ XIII b. Đầu thế kỉ XI d. Đầu thế kỉ XIV Bài 2. Con chuồn chuồn nước 1. Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B A B A-B a. Lũy Tre xanh 1.Với những khóm khoai nước rung rinh b. Bờ ao 2. Với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ c. Cánh đồng 3. là đàn cò dang bay, là trời xanh trong và cao vút d. Dòng sông 4. Rì ràot rong gió e. Trên tầng cao 5. Với những đoàn thuyền ngược xuôi 2. Bài văn trên thể hiện tình cảm gì của tác giả II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
  3. 1 . Gạch dưới bộ phận trạng ngữ có trong các câu sau: a) Tuần sau, chúng tôi được đi thăm lăng Bác . b) Nhờ chăm chỉ học tập, bạn ấy đã tiến bộ nhiều. c) Những con chim đang hót líu lo trên các cành cây. d . Chúng tôi đều viết bài bằng bút bi nước. 2 . Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu dưới đây: a) Tiếng trống vừa vang lên , các bạn đã ùa cả ra sân. b) Các bạn nam đá cầu , bắn bị ngay dưới gốc những cây bàng. c) Nhiều bạn đang ngồi trong lớp để viết bài. d) Các bạn đang tranh thủ học vì sắp sửa đến ngày thi. 3. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ thích hợp sau đây: a . . . . . . . . . . . . . . ., các bác xã viên đang đi thăm đồng . . b . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ., bà con đã có thể đi gặt . c . Những ruộng lúa nằm rạp xuống . . . . . . d . Nhiều người đi buộc lúa lại . . . . . " ( vì gió to, để hạt lúa không mọc mầm, xa xa, chỉ vài tuần nữ . ) 4. Chọn đáp án đúng cho mỗi câu sau đây: a . Từ in đậm trong câu “ Bên ngoài, trời mưa mỗi lúc một to . ” là từ chỉ: A. thời gian B. nơi chốn C. nguyên nhân. b . Từ in đậm trong câu “ Từ bé, chúng tôi đã chơi với nhau.” là từ chỉ: A. thời gian B. mục đích C. nguyên nhân. c. Từ in đậm trong câu “ Vì bố mẹ, tôi ra sức học tập." là từ chỉ : A. nguyên nhân B. nơi chốn C. mục đích. d. Từ in đậm trong câu “ Vì bạn ấy nên tôi phải về muộn " là từ chỉ :
  4. A. mục đích B. nguyên nhân C. thời gian .5. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu dưới đây: a. Tờ mờ sáng, khi những chú chim còn đang ngủ say, họ đã lục đục dậy chuẩn bị cho buổi chợ sớm. b. Để góp phần ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, trường em đã tổ chức một chương trình từ thiện thật ý nghĩa. c.Trên đồng, dưới ruộng, sau lũy tre đầu làng, những cánh cò trắng phấp phới chao liệng. d. Bên kia sườn núi, nơi có những chú cừu thường qua lại, một thảo nguyên bao la hiện ra trước mắt. 6. Viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu về con vật em yêu quý trong đó có sử dụng trạng ngữ. 7. Tìm trạng ngữ trong các câu sau: a) Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta – nu – ki thơ mộng, trường học tiếp xúc với thiên nhiên thu hút hàng chục ngàn “học viên” mỗi năm. b) Vào mùa hè, ngôi trường này có rất đông các bạn trẻ và cả người lớn tới đăng kí làm “học sinh”. 8. Điền trạng ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau : a) .luỹ tre toả bóng che nắng cho trâu nằm, ru cho Trâu ngủ .
  5. b) em thuờng mong bố mẹ đến đón em về ngôi nhỏ nhỏ bé thân thương của mình. c) ., trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa hiện lên lung linh . d) ., trường em hiện ra với những mái ngói đỏ tươi , những phòng học quét vội vàng san sát bên nhau . 9. Gạch dưới trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau : a ) Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ rực như bông hoa râm bụt đang đưa tay lên vẫy Ngọc Loan. b ) Trong đám cỏ, chúng tôi thường sôi nổi đàm luận việc đời , thích nhất là những chuyện đường xa. c ) Ở dưới nước, đàn chuối Con chờ đợi mãi không thấy mẹ . d ) Trên bờ, những cây củi to và khô được vứt thêm vào đống lửa. . 10. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn phù hợp cho những câu sau: a) ., người ta lắp đường ống dẫn khí mát từ rừng về làm giảm nhiệt cho ngôi nhà. b) . ., một đàn chuồn chuồn đậu nhởn nhơ. c) ,một chiếc máy kể chuyện cổ tích tự động luôn sẵn sàng phục vụ bạn. d) , cây phượng như một người khổng lồ có mái tóc màu xanh. e) , những lá khô cong như những chiếc bánh tráng phủ đầy mặt đất. f) , ba em trồng một cây hoa mai tứ quý. g) ., tôi có thể đi men theo rất nhiều ngả đường. 11. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau : a. Suốt dọc đường tàu xuyên Việt, cơ man nào là bông ngũ sắc. . b. Sau khi dùng khói ghi một dấu hiệu làm mốc, hai đứa bé đi sau vào khe hở. c. Chúng, sau đấy, đi đến một cái hang rộng có nhiều thạch nhũ treo lủng lẳng.
  6. d. Mấy mươi năm xa, tôi không thể nào quên và thấy bông của chúng nở đầy kí ức. III. TẬP LÀM VĂN Tả một con vật mà em yêu thích.
  7. ĐÁP ÁN PHIẾU CUỐI TUẦN 31 TẬP ĐỌC ĂNG - CO VÁT 1. Chi tiết nào nói lên vẻ đẹp cổ kính và yên tĩnh của Ăng - co Vát vào lúc hoàng hôn? d. Cả a, b, c. 2. Ăng - co Vát là công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của đất nước nào? c. Cam-pu-chia 3. Ăng - co Vát được xây dựng thời gian nào? a. Đầu thế kỉ XII CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC 1. Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B A B A-B a. Lũy Tre xanh 1.Với những khóm khoai nước rung rinh A-4 b. Bờ ao 2. Với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ B-1 c. Cánh đồng 3. là đàn cò dang bay, là trời xanh trong và cao vút C-2 d.Dòng sông 4. Rì ràot rong gió D-5 e. Trên tầng ao 5. Với những đoàn thuyền ngược xuôi E-3 3.Bài văn trên thể hiện tình cảm gì của tác giả? LUYỆN TỪ VÀ CÂU 5. Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu dưới đây: a. Tờ mờ sáng, khi những chú chim còn đang ngủ say, họ đã lục đục dậy chuẩn bị cho buổi chợ sớm. b. Để góp phần ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, trường em đã tổ chức một chương trình từ thiện thật ý nghĩa. c.Trên đồng, dưới ruộng, sau lũy tre đầu làng, những cánh cò trắng phấp phới chao liệng.
  8. d. Bên kia sườn núi, nơi có những chú cừu thường qua lại, một thảo nguyên bao la hiện ra trước mắt. 7. Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta – nu – ki thơ mộng (Trạng ngữ chỉ nơi chốn) 8. a ) Giữa đám đông, một cô bé mặc váy đỏ rực như bông hoa râm bụt đang đưa tay lên vẫy Ngọc Loan. b ) Trong đám cỏ, chúng tôi thường sôi nổi đàm luận việc đời , thích nhất là những chuyện đường xa. c ) Ở dưới nước, đàn chuối Con chờ đợi mãi không thấy mẹ . d ) Trên bờ, những cây củi to và khô được vứt thêm vào đống lửa. . 9. a) Buổi trưa b) Sau mỗi buổi học ở trường c) Giữa hồ d) Từ xa nhìn lại 10. a) Để làm mát các phòng trong nhà d) Nhìn từ xa trường e) Dưới gốc bàng b) Trước hiên nhà f) Trước sân nhà c) Góc sân g) Từ nhà tới trường TẬP LÀM VĂN 1. Mở bài: - Tên con vật ( ở đâu ) - Lí do em thích con vật 2 Thân bài: - Tả bao quát: hình dáng, màu lông, một vài đặc điểm nổi bật: - Tả chi tiết: + Đầu và mặt (hình dáng, màu sắc, một vài bộ phận nhỏ khác ở đầu và mặt, một vài nét hấp dẫn khác) + Thân hình: (hình dáng, hoạt động của thân hình khi đi lại hoặc làm việc) + Chân: (hình dáng, móng vuốt, bước đi, một vài đặc điểm lợi hại ) + Hoạt động tiêu biểu - Lợi ích của con vật
  9. 3. Kết bài: - Tình cảm và mong muốn của em đối với con vật: Tham khảo: Mỗi khi hè về em lại được về thăm quê nội. Quê nội có rất nhiều điều thú vị khiến em phải say mê, nhưng điều làm em ấn tượng và thích thú nhất là được chơi cùng chú trâu đáng yêu. Hè năm ngoái em về chơi thì chú trâu mới được đón về cách đó ít lâu, khi đó nó còn là một con nghé xinh xắn, dễ thương. Thế mà bây giờ đã là một chú trâu đực to lớn, hùng dũng. Em phải nhón chân, với tay mới sờ được trên sống lưng nó. Thân hình của nó thật to lớn, vòng thân có lẽ lớn gấp tư cây dừa. Da nó dày và đen nhánh, trông thật khỏe và hơi dữ tợn. Cái đầu khá vuông vức, góc cạnh, trên có cặp sừng nhọn hoắt và cong vút. Cái mũi thật to, đen ươn ướt lúc nào cũng thở phì phì. Tuy dáng vẻ của nó nhìn rất mạnh mẽ và dữ tợn, nhưng cặp mắt thật hiền lành. Cặp mắt đen tròn, to như quả chanh, lúc nào cũng ươn ướt, có vẻ ngơ ngác rất dễ thương. Bốn chân lớn, bắp thịt cuồn cuộn, săn chắc. Cái đuôi dài, tận cùng là một chùm lông lúc nào cũng phe phẩy như cây phất trần của ông tiên. Nó cứ phe phẩy đuôi như thế để xua ruồi nhặng. Về quê thấy lũ trẻ ở quê dắt trâu đi ăn, em cũng muốn được tận hưởng cảm giác ấy nên đã xin bà đưa trâu ra bãi cho trâu ăn. Vừa dắt ra khỏi cổng chuồng, chú trâu đực đã kêu lên "nghé ọ ", giọng vang rền có vẻ sung sướng lắm. Em đòi bà bế lên ngồi trên lưng trâu để giống với lũ trẻ trong làng. Chắc nó đã nhận ra em là người bạn cũ của nó, nên mắt nó chớp vài cái có vẻ thân thiện. Chú trâu đi chầm chậm, bước những bước đủng định và vững vàng. Cái cảm giác được cưỡi trâu, ngồi trên lưng trâu, tay nắm lấy sừng trâu thật là tuyệt! Ra đễ bãi sông, em nằm xoài trên bãi cỏ, chú trâu thong thả gặm cỏ non rất ngon lành. Khi tôi về thăm quê thì quê tôi cũng đã xong mùa vụ, trâu không phải lao động vất vả, chỉ việc đi kiếm ăn và về chuồng thôi. Ngày mùa trâu vất vả lắm, trâu phải kéo những xe lúa nặng trĩu vai, phải cày bừa những thửa ruộng lớn. Trâu làm việc rất chăm chỉ và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của con người. Em rất yêu quý trâu, nó rất gần gũi và là người bạn tri kỉ của nhà nông. Trâu đã làm rất nhiều việc giúp đỡ con người, và luôn nghe lời chỉ dẫn của con người. Giờ đây khi xã hội đã phát triển, các máy móc đã làm đỡ công việc của trâu, trâu đỡ vất vả hơn nhiều, nhưng tình cảm của người nôn dân thì vẫn con đó. Nhiều nhà vẫn nuôi trâu như một thói quen khó bỏ, như một người bạn mãi mãi gắn bó với nghề nông.