Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

Bài 1: Vương quốc vắng nụ cười

1. Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?

a. Vì cư dân ở đó không ai biết cười.

b. Vì mặt trời không muốn dậy.

c. Vì hoa trong vườn chưa nở đã tàn.

2. Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối câu chuyện?

.......................................................................................................................................

3. Em hãy tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn.

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bài 2: Ngắm trăng – Không đề

1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

a. Trong lúc bị tù đày.

b. Trong lúc đang ở chiến khu để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp.

c. Trong lúc hòa bình, Bác sống ở Hà Nội.

2. Những câu thơ nào trong bài Ngắm trăng cho thấy Bác Hồ với trăng gắn bó như những người bạn?

a. Câu thứ nhất và câu thứ hai

b. Câu thứ hai và câu thứ ba

c. Câu thứ ba và câu thứ tư

3. Vẻ đẹp của Bác Hồ được thể hiện qua bài Ngắm trăng là gì?

a. Tình yêu thiên nhiên tha thiết.

b. Lạc quan, yêu đời.

c. Cả a và b

docx 13 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1940
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_32_truong_tieu_h.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

  1. TUẦN 32 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Vương quốc vắng nụ cười: Câu chuyện kể về một vương quốc không có niềm vui và tiếng cười, rất buồn tẻ. Người lớn không ai biết cười, khiến cho thiên nhiên cũng trở nên buồn theo. Nhà vua phái người đi học về môn cười, nhưng người đó cũng học không vào. Đang rầu não thì có kẻ cười ngoài đường, liền bị đưa vào triều. Ngắm trăng: là bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh làm khi ở trong tù. Tuy trong hoàn cảnh khó khăn, tù đày, Bác vẫn ngắm trăng và hòa mình với thiên nhiên, không để tinh thần bị giam cầm. Không đề: là bài thơ của Bác, viết về cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, có hoa đón khách, chim bay đón cán bộ. Việc nước bàn xong, Bác lại làm công việc bình dị như tưới rau, chơi đùa với trẻ nhỏ. 2. Luyện từ và câu a. Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu. - Để xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ thời gian. Ví dụ: Buổi sáng hôm nay, trời đột nhiên trở gió, đông đã về rồi. - Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho các câu hỏi: bao giờ? khi nào? mấy giờ?, Ví dụ: Mùa xuân, cây cối đâm trồi nảy lộc. b.Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu. - Để giải thích nguyên nhân của sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Ví dụ: Nhờ nỗ lực trong học tập, năm học này, Tùng đã vươn lên đứng đầu lớp. - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho các câu hỏi: Vì sao?, Nhờ đâu?, Tại đâu? Ví dụ: - Tại Long không hoàn thành nhiệm vụ mà cả tổ bị phạt. 3. Tập làm văn a. Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật. 1. Luyện tập viết mở bài Có hai kiểu mở bài: - Mở bài trực tiếp: Đi thẳng vào việc giới thiệu đối tượng cần miêu tả - Mở bài gián tiếp: Nhắc tới những sự vật có liên quan sau đó mới đi vào giới thiệu đối tượng cần miêu tả. 2. Luyện tập viết kết bài Có hai kiểu kết bài:
  2. Kết bài không mở rộng: Bày tỏ tình cảm đối với đối tượng được miêu tả Kết bài mở rộng: Mở rộng ra những vấn đề khác xoay quanh đối tượng cần miêu tả b. Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật. I. Dàn bài chung miêu tả con vật lớp 4 1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng) Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?) 2. Thân bài: a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu) - Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. - Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt ), thân hình, chân, đuôi. b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu) - Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật. - Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa ) - Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. 3. Kết luận: Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
  3. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. TẬP ĐỌC Bài 1: Vương quốc vắng nụ cười 1. Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? a. Vì cư dân ở đó không ai biết cười. b. Vì mặt trời không muốn dậy. c. Vì hoa trong vườn chưa nở đã tàn. 2. Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối câu chuyện? 3. Em hãy tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn. Bài 2: Ngắm trăng – Không đề 1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? a. Trong lúc bị tù đày. b. Trong lúc đang ở chiến khu để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp. c. Trong lúc hòa bình, Bác sống ở Hà Nội. 2. Những câu thơ nào trong bài Ngắm trăng cho thấy Bác Hồ với trăng gắn bó như những người bạn? a. Câu thứ nhất và câu thứ hai b. Câu thứ hai và câu thứ ba c. Câu thứ ba và câu thứ tư 3. Vẻ đẹp của Bác Hồ được thể hiện qua bài Ngắm trăng là gì? a. Tình yêu thiên nhiên tha thiết. b. Lạc quan, yêu đời. c. Cả a và b 4. Bài thơ Không đề được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? a. Trong lúc bị tù đày.
  4. b. Trong lúc đang ở chiến khu Việt Bắc lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp. c. Trong lúc hòa bình, Bác sống ở Hà Nội. II. Luyện từ và câu 1) Điền vào chỗ trống s hoặc x: Mùa uân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng a bay tới, lượn vòng trên bến đò, đuổi nhau ập è chung quanh những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi oi dài nổi lên đây đó giữa ông những con giang, con ếu cao gần bằng người, không biết từ đâu về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng óa. 2) Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ: a) Đầu đuôi chuột c) Nước lá khoai. b) Cá mè lứa d) Chạy long gáy 3) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau: a. Nhờ sự chăm sóc tận tình, chu đáo của cô giáo chủ nhiệm, lớp chúng em đã đứng đầu trường về mặt thi đua. b. Do mải chơi, Lan đã không kịp làm bài tập. c. Ta đã bao lần đi bên sông Tô Lịch, trước kia ta khó chịu vì mùi bùi oi nồng Ta đã mấy lần hành quân bên sông Tô Lịch, ta yêu sông vì bọt tăm sủi, vì màu xanh non tươi trẻ có công vun đắp của dòng sông. Nguyễn Văn Thạc d. Nhờ dòng sông Lạ, nhờ buổi hoàng hôn và nhờ cả cô lái đò, ngay phút đầu tiên bước sang đất quê nhà, tôi tự hào về quê hương của mình. Hoàng Thượng Lân 4) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu dưới đây. a. Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. b. Chiều chiều, khi vừng mặt trời từ từ lặn xuống núi, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. 5) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B, để phân biệt ý nghĩa của trạng ngữ: A B
  5. 1.Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt a. Nguyên nhân dân tới kết quả đầu bằng các từ vì,do xấu 2. Bắt đầu bằng từ nhờ b. Không phân biệt kết quả tốt hay xấu 3. Bắt đầu bằng từ tại c. Nguyên nhân dẫn tới kết quả tốt 6) Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Nhờ lạc quan, yêu đời, Bác vẫn sống ung dung trong mọi hoàn cảnh. b) Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải nghỉ học. c) Tại vì không nghe lời mẹ, Cún con đã lạc đường. 7) Điền từ nhờ, bởi vì, tại vì vào chỗ trống: a .chăm chỉ làm lụng, họ đã xây dựng được một căn nhà rất khang trang. b thiếu cẩn thận, Hà đã để nồi cơm cháy khét. c. Chúng em đã trưởng thành công lao dạy dỗ của thầy cô. d .trời mưa to, dòng suối chảy chảy mạnh hơn. 8) Xác định trạng ngữ chỉ nguyên nhân, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. Do không nắm vững luật đi đường, cậu ấy bị công an phạt. . b. Do sự cảnh giác của bà con khối phố, tên lưu manh đã bị bắt. c. Nhờ bạn, em đã tiến bộ trong học tập. d. Vì bị cảm, Nam phải nghỉ học. . e. Vì thương con, mẹ luôn chịu khó thức khuya dậy sớm. g. Do không chú ý nghe giảng, tôi không hiểu bài. . h. Nhờ kiên trì luyện viết chữ với một nghị lực phi thường, cậu bé Nguyễn Ngọc Kí đã viết chữ rất đẹp. 9) Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho từng câu sau: a ,anh ta bị công an phạt.
  6. b ,nó không thể đi thăm quan. c ,bạn Lan khóc. d ,mẹ An rất buồn. e. ., mái tóc bà bạc trắng. g , đường trở nên lầy lội. h. . , bác Lê phải lao động quần quật cả ngày 10) Đặt câu có trạng ngữ bắt đầu bằng từ: a. vì, do: b. nhờ, tại: . TẬP LÀM VĂN 1. Viết tiếp đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Cô mèo ấy trông mới điệu làm sao! 2. Viết kết bài mở rộng cho bài văn sau LŨ VỊT BẦU Lâu rồi, em mới có dịp về thăm Củ Chi - nơi đó là quê ngoại của em. Bên con đường làng có một cái đầm rộng, trong đó lũ vịt bầu đang ngụp lặn, bơi lội kiếm mồi. Chẳng biết bầy vịt này là của ai, trông chúng mập mạp, đáng yêu. Con nào con nấy trông trắng toát. Riêng một chú vịt hình như đã ăn no, đứng rỉa lông, rỉa cánh trên bờ. Cái mỏ chú vàng nhạt, dẹp và dài luôn hếch qua hếch lại. Cái đầu xinh xinh, phía trên có một chỏm lông dựng đứng trông giống chiếc mũ lông công của người da đỏ. Đôi mắt nhỏ chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh, lúc nào cũng lóng lánh đưa qua, đưa lại như có nước. Sau một hồi ria lông, chú lạch bạch đì lại trên bờ, đuôi chú ngúc ngắc trông thật buồn cười. Hai chân chú ngắn ngủn. Bàn chân màu vàng có màng để bơi.
  7. Chợt mắt chú sáng rực lên, hình như chú đã phát hiện thấy một con cá đang bơi dưới nước. Chú lật đà lật đật xuống đầm, đôi chân bơi nhanh, đẩy thân mình lướt trên mặt nước và cặp ngay chú cá con vào mỏ. Tội nghiệp chú cá đang quẫy đành đạch. Sau đó, chú xốc xốc mấy cái rồi nuốt chửng chú cá con vào bụng. Ở trên bờ, chú đi lại rất chậm chạp, thế nhưng khi xuống nước, chú bơi rất nhanh giống như một chiếc thuyền đang lướt trên mặt nước. Thỉnh thoảng, chú lại chổng ngược đuôi lên trời, đầu cắm xuống nước để bắt mồi. Khi ăn no, chú vươn mình, vỗ đôi cánh phành phạch, miệng kêu “cạc, cạc ”. Vịt là loài gia cầm đẻ nhiều và cũng là một vận động viên bơi lội tài giỏi. 3. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi CHIM BÓI CÁ Trên một cành tre mảnh dẻ, lướt xuống mặt ao, một con chim bói cá đậu coi rất cheo leo. Lông cánh nó xanh biếc như lơ, mình nó nhỏ, mỏ nó dài, lông ức nó màu hung hung nâu, coi xinh lạ. Nó thu mình trên cành tre, cổ rụt lại, đầu cúi xuống như kiểu soi gương. Nó lẳng lặng như vậy khá lâu, ai cũng tưởng nó nghỉ. Vụt một cái, nó lao đầu xuống nước rồi lại bay vụt lên, nhanh như cắt: trong cái mỏ dài và nhọn, người ta thấy một con cá nhỏ mình trắng như bạc, mắc nằm ngang. Bay lên cành cao, lấy mỏ dập dập mấy cái, nó nuốt xong mồi, rồi lại đậu xuống nhẹ nhàng trên cành tre như trước. (Theo Lê Văn Hòe) a) Bài văn tả những bộ phận nào của chim bói cá? b) Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả 4. Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn tả con vật nuôi trong nhà hoặc ở vườn thú mà em quan sát được.
  8. Mở bài gián tiếp: Kết bài mở rộng::
  9. ĐÁP ÁN PHIẾU CUỐI TUẦN 32 TẬP ĐỌC: VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI 1. Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy? a. Vì cư dân ở đó không ai biết cười. 2. Điều gì bất ngờ xảy ra ở phần cuối câu chuyện. - Bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường. 3. Em hãy tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn. - Mặt trờ không muốn dậy, chim không muốn hót,hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà NGẮM TRĂNG- KHÔNG ĐỀ 1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? a. Trong lúc bị tù đày. 2. Những câu thơ nào trong bài Ngắm trăng cho thấy Bác Hồ với trăng gắn bó như những người bạn? c. Câu thứ ba và câu thứ tư 3. Vẻ đẹp của Bác Hồ được thể hiện qua bài Ngắm trăng là gì? c. Cả a và b 4. Bài thơ Không đề được tác gỉa sáng tác trong hoàn cảnh nào? b. Trong lúc đang ở chiến khu Việt Bắc lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1) Điền vào chỗ trống s hoặc x: Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên bến đò, đuổi nhau xập xè chung quanh những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu về, theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa.
  10. 2) Điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành ngữ: a) Đầu voi đuôi chuột c) Nước đổ lá khoai. b) Cá mè một lứa d) Chạy long tóc gáy 3) Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân trong các câu sau: a. Nhờ sự chăm sóc tận tình, chu đáo của cô giáo chủ nhiệm, lớp chúng em đã đứng đầu trường về mặt thi đua. b. Do mải chơi, Lan đã không kịp làm bài tập. c. Ta đã bao lần đi bên sông Tô Lịch, trước kia ta khó chịu vì mùi bùi oi nồng Ta đã mấy lần hành quân bên sông Tô Lịch, ta yêu sông vì bọt tăm sủi, vì màu xanh non tươi trẻ có công vun đắp của dòng sông. Nguyễn Văn Thạc d. Nhờ dòng sông Lạ, nhờ buổi hoàng hôn và nhờ cả cô lái đò, ngay phút đầu tiên bước sang đất quê nhà, tôi tự hào về quê hương của mình. Hoàng Thượng Lân 4. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian trong các câu dưới đây. a. Chưa đầy một thế kỉ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê cho ra đời một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. b. Chiều chiều, khi vừng mặt trời từ từ lặn xuống núi, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. 5) Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ thích hợp ở cột B, để phân biệt ý nghĩa của trạng ngữ: A B 1.Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt a. Nguyên nhân dân tới kết quả đầu bằng các từ vì,do xấu 2. Bắt đầu bằng từ nhờ b. Không phân biệt kết quả tốt hay xấu 3. Bắt đầu bằng từ tại c. Nguyên nhân dẫn tới kết quả tốt 6) Gạch dưới trạng ngữ trong mỗi câu sau: a) Nhờ lạc quan, yêu đời, Bác vẫn sống ung dung trong mọi hoàn cảnh. b) Vì gặp nhiều khó khăn, bạn Lan phải nghỉ học. c) Tại vì không nghe lời mẹ, Cún con đã lạc đường. 7) Điền từ nhờ, bởi vì, tại vì vào chỗ trống:
  11. a. Nhờ chăm chỉ làm lụng, họ đã xây dựng được một căn nhà rất khang trang. b. Bởi vì (tại vì) thiếu cẩn thận, Hà đã để nồi cơm cháy khét. c. Chúng em đã trưởng thành nhờ công lao dạy dỗ của thầy cô. d. Tại vì (bởi vì ) trời mưa to, dòng suối chảy chảy mạnh hơn. 8) Xác định trạng ngữ chỉ nguyên nhân, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. Do không nắm vững luật đi đường, cậu ấy/ bị công an phạt. TN CN VN b. Do sự cảnh giác của bà con khối phố, tên lưu manh/ đã bị bắt. TN CN VN c. Nhờ bạn, em/ đã tiến bộ trong học tập. TN CN VN d. Vì bị cảm, Nam /phải nghỉ học. TN CN VN e. Vì thương con, mẹ /luôn chịu khó thức khuya dậy sớm. TN CN VN g. Do không chú ý nghe giảng, tôi /không hiểu bài. TN CN VN h. Nhờ kiên trì luyện viết chữ với một nghị lực phi thường, cậu bé Nguyễn Ngọc Kí/ đã TN CN viết chữ rất đẹp. VN 9) Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho từng câu sau: a. Vì lái xe quá tốc độ, anh ta bị công an phạt. b. Vì bị ốm, nó không thể đi thăm quan. c. Do đi học muộn, bạn Lan khóc. d. Vì con trai không tiến bộ, mẹ An rất buồn. e. Do nước gội thời gian, mái tóc bà bạc trắng. g. Tại mưa to, đường trở nên lầy lội. h. Vì không có việc làm ổn định, bác Lê phải lao động quần quật cả ngày.
  12. TẬP LÀM VĂN 1. Viết tiếp đoạn văn có chứa câu mở đoạn như sau: Tham khảo: Cô mèo ấy trông mới điệu làm sao! Sự duyên dáng của cô đã chinh phục tôi ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Và từ đó đến nay, Mina, cô mèo đẹp nhất xóm đã trở thành người bạn thân thiết của tôi. 2. Viết kết bài mở rộng cho bài văn sau: Tham khảo: Vịt là người bạn thân thiết của nhà nông. Dù đi đâu xa em cũng nhớ về quê hương với những nét giản dị đáng yêu, trong đó có hình ảnh bầy vịt trắng toát bồng bềnh trên mặt nước. 3. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi a) Bài văn tả những bộ phận của chim bói cá: Lông cánh, mình, mỏ, lông ức, cổ, đầu. b) Viết lại những đặc điểm chính của mỗi bộ phận được miêu tả: Lông cánh: xanh biếc như lơ Mình: nhỏ Mỏ: mỏ dài và nhọn Lông ức: màu hung hung nâu, coi xinh lạ