Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON

Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có thể sập xuống bất cứ lúc nào và luôn miệng hỏi mọi người:

- Có thấy Paul, con trai của tôi đâu không?

Mọi người đều nghĩ rằng ông phát cuồng vì mất con và làm cản trở công việc của những người cứu hộ. Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói:

- Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con.

Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người còn sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất:

- Bố ơi, chúng con ở đây.

Ông điên cuồng đào bới. Mọi người xung quanh thấy thế vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống, trong đó, khoảng hơn một chục đứa trẻ ngước mắt lên hi vọng, chờ đợi. Người cha lần lượt kéo từng đứa trẻ lên và Paul là người lên sau cùng.

Khi đã ở trong vòng tay cha, cậu bé nói trong nước mắt:

- Con biết bố không bao giờ bỏ con mà! Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu!

1. Động lực nào khiến bố của Paul xông vào nơi nguy hiểm để tìm con?

A. Tình yêu thương dành cho con

B. Niềm tin mãnh liệt rằng cậu bé vẫn còn sống

C. Lời hứa sẽ không bao giờ bỏ rơi con

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

2. Chi tiết “Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm.” cho thấy điều gì?

A. Người bố không bao giờ từ bỏ hi vọng sẽ tìm thấy con trong đống đổ nát.

B. Người bố nhất định không bỏ cuộc chừng nào chưa tìm thấy con.

C. Người bố có sức khỏe phi thường.

D. Cả A và B

docx 11 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1880
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_33_truong_tieu_h.docx

Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 33 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)

  1. TUẦN 33 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Tập đọc Vương quốc vắng nụ cười (tt): Tiếng cười như một phép màu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống của chúng ta. Con chim chiền chiện: Bài thơ là một tiếng reo vui khi mùa xuân về. Con chim chiền chiện hót vang báo xuân về, khiến cả đất trời cũng vui vẻ, bừng sáng. 2. Luyện từ và câu a. MRVT: Lạc quan - Yêu đời. 1. Một số từ có chứa tiếng “lạc” - Lạc có nghĩa là “vui mừng”: lạc quan, lạc thú - Lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”: lạc hậu, lạc điệu,lạc đề 2. Một số từ có chứa tiếng“quan” - Quan có nghĩa là “quan lại”: quan quân - Quan có nghĩa là “nhìn, xem”: Lạc quan - Quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”: quan hệ, quan tâm 3. Một số câu tục ngữ về chủ đề lạc quan, yêu đời: + Sông có khúc, người có lúc - Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp, . Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn. - Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình. Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí. + Kiến tha lâu cũng đầy tổ - Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ. - Nghĩa bóng (lời khuyên): Nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại thì ắt sẽ thành công. b. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu. - Để nói lên mục đích tiến hành sự việc nêu trong câu, ta có thể thêm vào câu những trạng ngữ chỉ mục đích. Ví dụ: Để bố mẹ vui lòng, Lan đã học tập rất chăm chỉ. - Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi: Để làm gì?, Nhằm mục đích gì?, Vì cái gì?, Ví dụ: Để công việc thuận lợi, anh ấy không ngại đạp xe 15 km mỗi ngày. 3. Tập làm văn
  2. a.Điền vào giấy tờ in sẵn. Đối với những giấy tờ in sẵn, thường là những bảng - biểu mẫu mang tính xác thực cao, các em học sinh cần chú ý: - Khai đúng thông tin sự thật vào giấy tờ - Trả lời các câu hỏi/các yêu cầu thông tin: ngắn gọn, đầy đủ, chính xác. - Kiểm tra lại toàn bộ thông tin trên giấy tờ in sẵn trước khi giao nộp cho bên nhận giấy. b. Miêu tả con vật (Kiểm tra viết) I. Dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật 1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng) Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?) 2. Thân bài: a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu) - Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. - Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt ), thân hình, chân, đuôi. b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu) - Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật. - Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa ) - Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. 3. Kết luận: Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
  3. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: BỐ SẼ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng. Trong khi đội cứu hộ cố gắng cứu một vài em từ những lớp học ít bị đổ nát, một người đàn ông cứ xông vào những nơi nguy hiểm vì những bức tường có thể sập xuống bất cứ lúc nào và luôn miệng hỏi mọi người: - Có thấy Paul, con trai của tôi đâu không? Mọi người đều nghĩ rằng ông phát cuồng vì mất con và làm cản trở công việc của những người cứu hộ. Họ khuyên ông nên tránh ra xa nhưng ông nói: - Tôi luôn nói với Paul rằng dù thế nào đi nữa bố cũng sẽ không bao giờ bỏ rơi con. Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người còn sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm. Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất: - Bố ơi, chúng con ở đây. Ông điên cuồng đào bới. Mọi người xung quanh thấy thế vội chạy đến hỗ trợ. Như một phép lạ, dưới đống gạch đổ nát là một khoảng trống, trong đó, khoảng hơn một chục đứa trẻ ngước mắt lên hi vọng, chờ đợi. Người cha lần lượt kéo từng đứa trẻ lên và Paul là người lên sau cùng. Khi đã ở trong vòng tay cha, cậu bé nói trong nước mắt: - Con biết bố không bao giờ bỏ con mà! Các bạn không tin con và sợ lắm nên con chờ bố đến và để các bạn ra trước vì bố sẽ không bao giờ bỏ con đâu! 1. Động lực nào khiến bố của Paul xông vào nơi nguy hiểm để tìm con? A. Tình yêu thương dành cho con B. Niềm tin mãnh liệt rằng cậu bé vẫn còn sống C. Lời hứa sẽ không bao giờ bỏ rơi con D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. 2. Chi tiết “Khi đội cứu hộ bắt đầu dừng tay và đinh ninh rằng họ đã cứu hết những người sống sót ra khỏi đống gạch vụn thì người đàn ông nọ vẫn kiên nhẫn tìm kiếm.” cho thấy điều gì?
  4. A. Người bố không bao giờ từ bỏ hi vọng sẽ tìm thấy con trong đống đổ nát. B. Người bố nhất định không bỏ cuộc chừng nào chưa tìm thấy con. C. Người bố có sức khỏe phi thường. D. Cả A và B 3.Câu “Ông điên cuồng đào bới.” thuộc kiểu câu kể nào? A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào? 4. Vì sao Paul lại nhường các bạn lên trước? A. Vì Paul là một cậu bé dũng cảm. B. Vì Paul luôn có niềm tin mãnh liệt vào lời hứa của bố. C. Vì Paul là một cậu bé thông minh. D. Cả A và B 5. Trong câu: “Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất làm những cha mẹ học sinh bật khóc vì tuyệt vọng.”, bộ phận nào là chủ ngữ? A. Khung cảnh hoang tàn B. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường C. Khung cảnh hoang tàn của ngôi trường sau khi động đất 6. Thành ngữ nào dưới đây phù hợp để miêu tả hành động cố gắng tìm kiếm con của ông bố? A. Mua việc vào người B. Còn nước còn tát C. Còn không biết, hết chẳng hay D. Cả A, B, C đều đúng. 7. Câu: “Có thấy Paul, con trai của tôi đâu không?” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? A. Câu hỏi B. Câu cảm C. Câu kể D. Câu khiến 8. Từ láy trong câu: “Bỗng ông nghe thấy một tiếng gọi xa xăm từ dưới lòng đất.” thuộc kiểu láy nào dưới đây? A. Láy vần B. Láy âm C. Láy âm và vần D. Láy tiếng 9. Từ “trận” trong câu: “Một trận động đất đã xảy ra tại một trường học ở Mĩ.” thuộc loại danh từ nào dưới đây? A. Danh từ chỉ đơn vị B. Danh từ chỉ khái niệm
  5. C. Danh từ chỉ vật D. Danh từ chỉ hiện tượng 10. Đâu là bài học có thể rút ra từ câu chuyện? A. Hãy luôn đối xử tử tế và chân thành với tất cả mọi người. B. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, đừng bao giờ từ bỏ hi vọng. C. Hãy dũng cảm đối mặt với những khó khăn trở ngại của cuộc sống. D. Cả A và C II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Chọn ch/tr, l/s, s/x điền vào từng chỗ trống thích hợp: ên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh âu ra đồng. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy ú bé tìm ỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. 2. Điền vào chỗ trống: tiếng có vần iu hoặc iêu để hoàn chỉnh thành ngữ, tục ngữ: a) Gió bấc h h , sếu kêu thì rét c) Say như đ đổ. b) Tích t thành đại. d) Đất xấu trồng cây khẳng kh 3. Đặt câu có tiếng: a) chả: b) trả: c) diều: d) dìu: 4. Trả lời câu hỏi: 4.1. Nhóm từ ngữ nào dưới đây thuộc chủ đề Lạc quan - Yêu đời? a) đi lạc, lạc đà, lạc đề b) lạc quan, lạc nghiệp c) lạc hậu, lạc lõng 4.2. Tiếng quan trong câu “Óc quan sát của nó rất tinh tế” có nghĩa nào? a) quan lại b) nhìn, xem c) liên hệ, gắn bó 4.3. Chọn từ thích hợp ở phần 1 để điền vào chỗ trống: a) Chị ấy luôn sống yêu đời. b) Nó đứng giữa chợ. c) Bài kiểm tra hôm nay của nó bị 5. Xác định trạng ngữ chỉ nguyên nhân, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. Do không nắm vững luật đi đường, cậu ấy bị công an phạt. . b. Nhờ bạn, em đã tiến bộ trong học tập.
  6. c. Vì thương con, mẹ luôn chịu khó thức khuya dậy sớm. d. Do không chú ý nghe giảng, tôi không hiểu bài. . 6. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau: - Tan hội ra về, nét mặt ai cũng sáng ngời niềm vui sau những giờ nghỉ ngơi thoải mái. - Vào hội múa sư tử, người bản xa, bản gần đều rủ nhau đến xem. - Chị Lật Đật tròn xoay đang ngủ, tỉnh dậy hỏi - Mèo ta đã quen ăn miếng ngon, chạy đến bát cơm đầy thịt cá chực ăn, Trạng cầm sẵn roi, hễ ăn thì đánh. 7. Cho biết mục đích của mỗi câu hỏi sau dùng để làm gì? a. Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống như những giọt nước cơ mà? Dùng để : . b. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ? Dùng để : c. Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao? Dùng để : d. Cháu đã biết nấu món ăn ngon như thế này từ bao giờ thế ? Dùng để : 8. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) , chúng em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. b) , mẹ em đã dậy từ sáng hái rau. c) , em phải dậy thật sớm. 9. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) Để có sức khỏe tốt, b) Để giữ vững biên cương của Tổ quốc, c) Để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nói về những việc em thường làm ở nhà trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích. III. TẬP LÀM VĂN 1. Tả con vật mà em yêu quý.
  7. 2. Em sơ xuất làm mất thẻ học sinh. Hãy điền vào mẫu sau để xin làm lại thẻ. PHÒNG GIÁO DỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUẬN/HUYỆN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TRƯỜNGTIỂU HỌC , ngày tháng năm ĐĂNG KÝ LÀM LẠI THẺ HỌC SINH Kính gửi: - Ban Giám hiệu Trường Tiểu học - Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A Họ và tên: Ngày sinh: Lớp: Nơi sinh: Quê quán: Chỗ ở hiện nay: Điện thoại: Lí do xin làm lại thẻ học sinh: Em xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường. Xác nhận của cô giáo chủ nhiệm Người viết đơn
  8. ĐÁP ÁN I. ĐỌC HIỂU 1. D 2. D 3. A 4. D 5. C 6. B Giải thích + Còn nước còn tát: Dù tình thế có nguy cấp nhưng vẫn cố gắng làm đến cùng. + Mua việc vào người: Ý nói tự nhận một việc không phải nhiệm vụ của mình. + Còn không biết, hết chẳng hay: Chê người chủ, người quản lí không quan tâm đến tình hình chung. Như vậy, hành động tìm kiếm con dù còn một chút hi vọng gợi nhắc đến thành ngữ “Còn nước còn tát”. 7. A 8. B 9. A 10. B I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn đánh trâu ra đồng. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm. 4.Trả lời câu hỏi: 4.1.b 4.2. b 4.3. Chọn từ thích hợp ở phần 1 để điền vào chỗ trống: a) Chị ấy luôn sống lạc quan yêu đời. b) Nó đứng lạc lõng giữa chợ. c) Bài kiểm tra hôm nay của nó bị lạc đề. 5. Xác định trạng ngữ chỉ nguyên nhân, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. Do không nắm vững luật đi đường, cậu ấy/ bị công an phạt. TN CN VN b. Nhờ bạn, em/ đã tiến bộ trong học tập. TN CN VN c. Vì thương con, mẹ /luôn chịu khó thức khuya dậy sớm. TN CN VN d. Do không chú ý nghe giảng, tôi/ không hiểu bài. TN CN VN 6. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
  9. - Tan hội ra về, nét mặt ai/ cũng sáng ngời niềm vui sau những giờ nghỉ ngơi thoải mái. TN CN VN TN - Vào hội múa sư tử, người bản xa, bản gần/ đều rủ nhau đến xem. TN CN VN - Chị Lật Đật tròn xoay/ đang ngủ, tỉnh dậy hỏi. CN VN - Mèo ta /đã quen ăn miếng ngon, chạy đến bát cơm đầy thịt cá chực ăn, Trạng/ cầm sẵn CN VN CN roi, hễ ăn thì đánh. VN 7. Cho biết mục đích của mỗi câu hỏi sau dùng để làm gì? a. Bà ơi, ai cũng bảo anh em cháu giống như những giọt nước cơ mà? Dùng để : . b. Những con bồ câu cũng cần ăn chứ nhỉ ? Dùng để : c. Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao? Dùng để : d. Cháu đã biết nấu món ăn ngon như thế này từ bao giờ thế ? Dùng để : 8. Thêm trạng ngữ chỉ mục đích vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) , chúng em đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập. b) , mẹ em đã dậy từ sáng hái rau. c) , em phải dậy thật sớm. 9. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu: a) Để có sức khỏe tốt, b) Để giữ vững biên cương của Tổ quốc, c) Để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu nói về những việc em thường làm ở nhà trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích.