Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
I. ĐỌC HIỂU: ( 7điểm)
Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập bên dưới:
Viếng Lê – nin
Mát – xcơ- va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê- nin vừa mất được mấy hôm.
Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát- két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói:
- Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa- ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê- nin.
Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến
ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi.
Ngoài trời lúc này tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người.
Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mạt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập:
- Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không?
Theo Giéc-ma-nét-tô
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1 (0,5đ): Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để làm gì?
- Để nhờ đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi viếng Lê-nin
- Để nhờ đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin
- Để chào đồng chì người Pháp và I-ta-li-a
Câu 2 (0,5đ): Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi?
- Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn.
- Vì thấy anh chưa có áo ấm.
- Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu hơn, còn đủ thời gian đi viếng.
File đính kèm:
- bai_tap_cuoi_tuan_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_35_truong_tieu_h.docx
Nội dung text: Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Đồng Hòa (Có đáp án)
- TUẦN 35 Họ và tên: Lớp Kiến thức cần nhớ 1. Luyện từ và câu A. Mở rộng vốn từ a. Mở rộng vốn từ Lạc quan – Yêu đời 1.1. Một số từ có chứa từ “lạc” - Lạc có nghĩa là “vui mừng”: lạc quan, lạc thú - Lạc có nghĩa là “rớt lại, sai”: lạc hậu, lạc điệu,lạc đề 1.2. Một số từ có chứa từ “quan” - Quan có nghĩa là “quan lại”: quan quân - Quan có nghĩa là “nhìn, xem”: Lạc quan - Quan có nghĩa là “liên hệ, gắn bó”: quan hệ, quan tâm 1.3. Một số câu tục ngữ có liên quan: + Sông có khúc, người có lúc - Nghĩa đen: Dòng sông có khúc thẳng, khúc quanh, khúc rộng, khúc hẹp, . Con người cũng như vậy, có lúc sướng, lúc khổ, lúc vui, lúc buồn. - Nghĩa bóng (lời khuyên): Cuộc sống gặp phải những khó khăn vất vả là chuyện thường tình. Không nên vì vậy mà buồn phiền hoặc nản chí. + Kiến tha lâu cũng đầy tổ - Nghĩa đen: Con kiến rất nhỏ bé, mỗi lần chỉ tha được một ít mồi, nhưng tha mãi cũng có ngày đầy tổ. - Nghĩa bóng (lời khuyên): Nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại thì ắt sẽ thành công. 2. Mở rộng vốn từ Du lịch – Thám hiểm 2.1. Mở rộng vốn từ Du lịch - Đồ dùng cần cho chuyến du lịch: mũ nón, quần áo, lều trại, giầy thể thao, túi xách, đồ ăn, nước uống, la bàn - Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện giao thông: tàu hỏa, ô tô, máy bay, xe buýt, xe máy, xe đạp, xích lô, sân bay, nhà ga, vé xe - Tổ chức, nhâ viên phục vụ du lịch: Nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ty du lịch, tua du lịch - Địa điểm tham quan, du lịch: phố cổ, bãi biển, hang động, hồ, núi, thác nước, di tích lịch sử, bảo tàng, công viên, khu vui chơi 2.2. Mở rộng vốn từ Thám hiểm - Một số đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm: la bàn, đèn pin, lều trại, đồ ăn thức uống, bật lửa, - Những khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua: núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, mưa gió, bão tuyết, cái đói, cái khát, sự cô đơn,
- - Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm: can đảm, nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại khó ngại khổ, ưa mạo hiểm, ham hiểu biết, B. Các kiến thức về từ và câu a. Ôn tập về trạng ngữ 1. Trạng ngữ là gì? - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, của sự việc nêu trong câu. Ví dụ: Chiều nay, trường tôi tổ chức sơ khảo văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 11 2. Công dụng của trạng ngữ Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Để làm gì? Ví dụ: Để bố mẹ vui lòng, Long luôn cố gắng chăm chỉ học hành. 3. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu - Để làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu, ta thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn vào câu. - Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi Ở đâu? 3. Tập làm văn a. Dàn bài chung bài văn tả cây cối 1. Mở bài: Giới thiệu cây định tả • Chủng loại (cây gì?) • Vị trí, địa điểm (trồng ở đâu?) • Nguồn gốc (ai trồng?) • Thời gian (trồng vào dịp nào?) 2. Thân bài: Tả cây a) Tả bao quát: Hình dáng của cây - Nhìn từ xa, cây có hình dáng ra sao? - Khi đến gần, cây thế nào? b) Tả chi tiết từng bộ phận: • Gốc, rễ, thân, nhánh, cành, tán lá, chồi non. • Hoa : cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhụy hoa. • Thời tiết, những điều kiện cho cây phát triển? c) Các yếu tố tác động và có ảnh hưởng đến cây. - Con người - Chim chóc, ong bướm. 3. Kết bài - Cảm nhận của bản thân về ích lợi của cây. - Suy nghĩ về cây đã tả. b. Ôn tập văn miêu tả con vật Các bước làm bài văn miêu tả con vật: - Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề bài - Bước 2: Lựa chọn đối tượng miêu tả - Bước 3: Quan sát đối tượng, chọn lọc các chi tiết - Bước 4: Xây dựng dàn bài theo một thứ tự hợp lí - Bước 5: Viết thành bài văn hoàn chỉnh
- - Bước 6: Đọc và chỉnh sửa lại các lỗi sai Dàn bài chung của bài văn tả con vật lớp 4 1. Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp) (3-4 dòng) Giới thiệu con vật định tả là con gì, một con hay cả bầy (Con vật đang ở đâu? Em thấy con vật này vào lúc nào?) 2. Thân bài: a. Tả đặc điểm hình dáng bên ngoài của con vật (6-8 dòng) (mỗi đặc điểm 2-3 câu) - Tả bao quát: vóc dáng, bộ lông hoặc màu da. - Tả từng bộ phận: đầu (tai, mắt ), thân hình, chân, đuôi. b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật: (6-8 dòng) (mỗi hoạt động 2-3 câu) - Tả một vài biểu hiện về tính nết, thói quen của con vật. - Tả một số hoạt động chính của con vật: bắt mồi, ăn, kêu (gáy, sủa ) - Chú ý kết hợp tả một vài nét về cảnh hoặc người liên quan đến môi trường sống của con vật. 3. Kết luận: Nêu ích lợi của con vật và tình cảm của người tả đối với con vật. (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng) (3-4 dòng)
- BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU: ( 7điểm) Đọc thầm bài văn sau và làm bài tập bên dưới: Viếng Lê – nin Mát – xcơ- va, tháng 1 năm 1924, giữa mùa đông nước Nga. Khí trời lạnh dưới 40 độ âm. Lê- nin vừa mất được mấy hôm. Một sáng, phòng số 8 khách sạn Luých có tiếng gõ cửa nhẹ. Một thanh niên gầy gò, đầu đội mũ cát- két, mình mặc chiếc áo mỏng mùa thu, tay xách một va-li bé tí bước vào nói: - Tôi là Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam. Tôi vừa ở Pa- ri đến. Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê- nin. Mấy đồng chí người Pháp và I-ta-li-a trong phòng đều khuyên anh đợi đến ngày mai có áo ấm hãy đi. Người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Ai cũng cho rằng thế là anh chịu nghe rồi. Ngoài trời lúc này tuyết tạm ngừng rơi, lạnh như cắt ruột. Rét quá! Tiết trời như cũng chia buồn với lòng người. Khoảng mười giờ đêm, phòng số 8 lại có tiếng gõ cửa nhẹ. Cửa mở. Vẫn là người thanh niên trong bộ quần áo mỏng mùa thu. Mạt anh xanh xám, ngón tay, mũi và tai thâm tím vì giá rét. Anh vừa nói vừa run cầm cập: - Tôi vừa đi viếng Lê-nin về. Tôi không thể chờ đến ngày mai mới viếng người bạn vĩ đại của nhân dân các nước thuộc địa. Các đồng chí có nước chè nóng không? Theo Giéc-ma-nét-tô Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1 (0,5đ): Nguyễn Ái Quốc gõ cửa phòng số 8 để làm gì? a. Để nhờ đồng chí người Pháp và I-ta-li-a dẫn đi viếng Lê-nin b. Để nhờ đồng chí người Pháp và I-ta-li-a hướng dẫn đi viếng Lê-nin c. Để chào đồng chì người Pháp và I-ta-li-a Câu 2 (0,5đ): Vì sao mọi người khuyên Nguyễn Ái Quốc ngày mai hãy đi?
- a. Vì ngày mai trời sẽ ấm hơn. b. Vì thấy anh chưa có áo ấm. c. Vì nghĩ rằng anh ở Mát-xcơ-va lâu hơn, còn đủ thời gian đi viếng. Câu 3 (0,5đ): Vì sao Nguyễn Ái Quốc vẫn đi viếng Lê-nin ngày hôm ấy? a. Vì anh rất thương tiếc Lê-nin. b. Vì anh đã quen chịu lạnh. c. Vì ngày mai anh phải trở về Pa-ri. Câu 4 (0,5đ): Câu chuyện đã giúp em hiểu về điều gì về người thanh niên Nguyễn Ái Quốc? a. Đó là một người yêu nước. b. Đó là một người rất giàu tình cảm và kính trọng Lê-nin. c. Đó là một người rất giản dị. Câu 5 (0,5đ): Dòng nào sau đây viết đúng chính tả tên riêng nước ngoài? a. Mát xcơ va, I ta li a, Lê nin, Pi tơ. b. Mát- xcơ- va, I-ta-li-a, Pi-Tơ, Lê-Nin. c. Mát- xcơ- va, I-ta-li-a, Pi-tơ, Lê-nin. Câu 6 ( 1đ): Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau. Lúc ấy, người thanh niên thở dài, ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình. Câu 7 (1đ): Bài văn có mấy từ láy: a. Một từ láy b. Hai từ láy . c. Ba từ láy Câu 8 (1đ): Tìm danh từ. động từ, tính từ trong câu: “ Một thanh niên gầy gò, tay xách một va-li bé tí bước vào.” - Danh từ - Động từ - Tính từ Câu 9 (1đ): Tìm trong bài văn trên một câu cảm, một câu hỏi, một câu khiến và ghi vào những dòng bên dưới:
- a. Câu cảm là: . b. Câu khiến là: . . c. Câu hỏi là: . Câu 10 (0,5đ): Những câu hỏi nào được dùng với mục đích không phải để hỏi? a. Bạn mới đến à? b. Cậu có thể cho tớ mượn chiếc bút máy của cậu một chút được không? c. Sao cậu khéo tay thế? d. Có ai ở trong đó không ạ? e. Tại sao các cậu không cho bạn Lan chơi cùng? g. Các bạn đã biết hết bí mật của tớ rồi chứ gì? TẬP LÀM VĂN 1. Chính tả (Nghe- viết): (2 điểm) Bãi ngô Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánhnắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà. Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh. NGUYÊN HỒNG
- 2. Tập làm văn: 8 điểm Hoa hồng được mệnh danh là Chú tể của các loài hoa. Em hãy tả lại cây hoa hồng.
- ĐÁP ÁN II. ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 5 Đáp án a b a b c Câu 6: Trạng ngữ:Lúc ấy Chủ ngữ:: người thanh niên thở dài Vị ngữ: ngồi uống nước chè rồi trở về phòng mình Câu 7: trong bài có 2 từ láy đó là: gầy gò, cầm cập Câu 8: Danh từ Động từ Tính từ Thanh niên, va-li , tay Xách, bước vào gầy gò, bé tí Câu 9: a.Câu cảm: Rét quá! b. Câu khiến:Nhờ các đồng chí hướng dẫn tôi đi viếng Lê- nin. c.Câu hỏi: Các đồng chí có nước chè nóng không? II.TẬP LÀM VĂN Tả cây hoa hồng Bài tham khảo 1: Trong số các loài hoa với những vẻ đẹp khác nhau, em thích nhất là hoa hồng kiêu sa. Nhưng hoa hồng lại có rất nhiều loại: hoa hồng nhung kiều diễm, hoa hồng trắng thanh nhã Bản thân em, em lại thích nhất là hoa hồng vàng. Hoa hồng vàng – nhắc đến tên gọi của nó là ta đã có thể mường tượng ra hình ảnh của loại hoa này trong đầu. Nó chính là hoa hồng, nhưng những cánh hoa mịn màng nhỏ xinh ấy lại không phải là một màu hồng phấn dễ thương hay màu đỏ đậm quyến rũ mà là một màu vàng ấm áp có phần kiêu kì như nàng công chúa. Hoa hồng vàng cũng giống như những bông hoa hồng khác. Nó có một thân nhỏ màu xanh vô cùng cứng cáp như lâu đài cao xa của nàng công chúa Tóc Mây, đỡ lấy bông hoa xinh đẹp. Trên thân là những chiếc gai nhỏ sờ vào hơi ram ráp, xuất hiện trên đó là vài chiếc gai nhọn. Em luôn ví đó là những chàng kị sĩ – người bảo vệ ngọn tháp của công chúa hoa hồng vàng khỏi những kẻ có ý đồ xấu với nàng. Một chiếc đài nho nhỏ được tạo nên bởi bốn chiếc lá dài mảnh, yểu điệu như những hoa văn, họa tiết tô điểm cho vẻ đẹp của nàng công chúa. Màu xanh hơi đậm vô cùng đặc trưng tôn lên thêm màu vàng kiêu sa. Đẹp nhất vẫn chính là bông hoa hồng màu vàng. Bông hoa ban đầu chỉ là nụ hoa nho nhỏ, những cánh hoa cuộn mình vào, bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng bên trong. Chúng hơi nhọn lên như muốn kiêu sa mà đón nhận
- lấy tinh hoa của đất trời, của nắng, của gió để rồi từ đó qua thời gian, những cánh hoa dần hé mở, cánh hoa này xếp so le với cánh hoa kia, tạo thành một vẻ đẹp hài hòa mà không kém phần hấp dẫn. Hoa hồng vàng – loài hoa mang màu vàng quý phái, kiêu hãnh, như nàng công chúa được yêu chiều, bảo hộ trong lâu đài. Màu vàng – màu sắc chẳng hề quá rực rỡ như màu đỏ, cũng chẳng hề quá nhạt như màu hồng phấn, chúng mang một vẻ đẹp rất riêng khiến em vô cùng yêu thích. Những bông hoa hồng vàng có một hương thơm dịu nhẹ thoải mái, thoang thoảng trong không gian như mời gọi ong bướm. Em rất thích hoa hồng vàng. Bởi vậy em và mẹ đã trồng trong vườn nhà rất nhiều những bông hoa hồng với màu sắc khác nhau, trong đó màu vàng là nhiều nhất. Em sẽ chăm sóc cho chúng cẩn thận để sắc vàng ấy ngày càng nở rộ. Bài tham khảo 2 Nhắc đến chúa tể của những loài hoa, không ai không nhớ đến hoa hồng, một loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngào ngạt của nó. Nhà tôi có trồng một khóm hoa hồng nhung, ngày ngày tỏa sắc rực rỡ. Hoa hồng có nhiều loại, nhiều màu sắc như vàng, trắng, cam nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhung đỏ. Thân cây khẳng khiu màu xanh thẫm nhưng có nhiều gai, những chiếc gai nhọn nhô lên như để bảo vệ cho bông hoa của mình. Lá cây hoa nhỏ, có đường viền hình răng cưa, trên mặt lá là những đường gân hình xương cá, phía dưới là lớp phấn mỏng trắng muốt. Đặc biệt nhất vẫn là bông hoa. Hoa hồng nhung có rất nhiều cánh, khi hoa chưa nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ. Khi hoa đã nở rộ, những cánh hoa to dần và dần dần tách rời, xếp chồng vào nhau thành các lớp. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại như làn da em bé. Mỗi buổi sáng sớm, những giọt sương mai trong suốt như hạt ngọc đọng lại trên cánh hoa khiến cho bông hoa như mang một vẻ đẹp vừa mong manh, vừa quyến rũ. Màu đỏ của hoa hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của người phụ nữ trưởng thành. Ở giữa là nhụy hoa nhỏ, ẩn hiện sau lớp áo đỏ như e ấp, giấu mình. Nâng đỡ cho cả bông hoa là những đài hoa bao quanh bên ngoài. Hoa hồng mang một hương thơm không quá nồng nàn như hoa ly, cũng không thoang thoảng như hoa cúc mà nó dịu dàng, man mác, mang đến cảm giác dễ chịu, lan tỏa trong không gian. Tuy đẹp là vậy nhưng hoa hồng cũng dễ tàn và nhanh úa, nó không phải là một loài hoa dễ trồng và dễ nở, tuy vậy khi mỗi bông hoa được kết thành là khi nó đem hết nhựa sống của mình để tỏa sáng một vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ nhất. Mỗi khi rảnh, tôi thường ra tưới nước cho những bông hồng nhà tôi, ngắm nhìn những bông hoa đỏ rực khoe sắc trong gió, lòng tôi lại thấy vui lạ thường. Bố tôi nói rằng hoa hồng mang rất nhiều ý nghĩa hay, mỗi loại hồng lại có một ý nghĩa riêng, còn hoa hồng nhung nhà mình mang ý
- nghĩa của tình yêu say đắm và nồng nhiệt. Phải chăng vì thế mà dù chống chọi với bao nắng, mưa, hoa hồng ấy vẫn luôn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của mình, tỏa sắc giữa cuộc đời. Tôi rất yêu thích hoa hồng. Còn gì tuyệt vời hơn được ngăm nhìn những bông hồng nhung đỏ, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai. Tôi hy vọng khóm hồng nhung nhà tôi sẽ luôn phát triển tươi tốt và khỏe mạnh. Bài tham khảo 3 Xuân đến, nắng xuân ấm áp lấp lánh ánh vàng, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm làm rực rỡ cả vườn cây nhà em. Hoa nào cũng đẹp, mỗi loài hoa đều có hương sắc riêng nhưng đặc biệt và em yêu quý hơn cả là cây hoa hồng. Cây nằm ở vị trí khiêm tốn trong góc vườn. Cây hồng do bố em trồng từ trước Tết. Cây cao bằng vai em. Lá của nó có màu xanh mơn mởn, hoa có màu đỏ thắm trông như một ngọn lửa hồng đang rực cháy. Gốc của cây rất cứng và có màu xanh sẫm. Thân cây mập mạp cũng có màu xanh sẫm, tuy nhiên nó có nhiều gai nhọn cứng và toả ra nhiều nhánh rất nhỏ. Cành của cây hồng có rất nhiều gai. Ở mép lá có rất nhiều răng cưa, lá già thì có màu xanh sẫm, còn lá non thì có màu xanh xám. Nụ hồng có hình ngọn nến, khi nụ còn bé thì nó khoác một chiếc áo choàng màu xanh, có nụ thì đã ló dạng màu đỏ của cánh hoa. Có những bông hoa nở còn xoè cánh đỏ phô nhuỵ vàng và có một mùi thơm thoang thoảng. Buổi sáng, khi thức dậy em nhìn thấy những giọt sương sớm long lanh đậu lên những cánh hoa, tạo thành những hạt nhỏ li ti. Ong bay đến để hút mật, chim chóc bay đến hót vang chào một ngày mới. Em thường xuyên tưới nước cho cây và rất yêu cây. Em rất thích cây hoa hồng vì cây toả hương thơm ngát và làm đẹp cho vườn cây nhà em. Bài tham khảo 4 Sau vườn nhà em có trồng nhiều loại hoa đẹp như: hoa mai, hoa cúc, hoa lan nhưng trong đó em thích nhất là cây hoa hồng nhung được bố em trồng từ khi em còn nhỏ tí. Nhìn từ xa em thấy cây hoa hồng nhung có dáng vẻ khẳng khiu, mảnh dẻ, cây cao khoảng đầu gối của em. Gốc cây to bằng ngón cái của em. Rễ cây ăn sâu vào trong lòng đất giúp cây không bị đổ. Thân cây có màu xanh thẩm và có nhiều gai nhọn. Cành đâm tua tủa và phủ đầy lá xanh. Lá hoa có hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nham nhám, xung quanh lá có hình răng cưa. Nụ hoa hồng hé nở có màu xanh mơn mởn, khi nở to bằng cái chun uống nước khoe màu đỏ thắm tươi. Cánh hoa mỏng manh, mịn màng như nhung xếp bọc lấy nhau, e ấp như một nàng công chúa đang làm duyên che lấp nhị vàng. Từ những cành hoa, một mùa thơm thoang thoảng tỏa ra, bay theo làn gió cùng
- không khí trong lành của ánh sáng ban mai quyến rủ ong bướm đến hút mật, những hạt sương mai lấp lánh làm tăng thêm vẻ đẹp yêu kiều của đóa hoa hồng. Em rât yêu thích cây hoa hồng nhung vì hoa hồng tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, có thể làm quà tặng người thân, trang trí nhà cửa Mỗi khi học bài xong, em thường giúp bố chăm sóc cây vì mẹ bảo hoa liền cành mới giữ được vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc tươi bền. Bài tham khảo 5 Mùa xuân cây hoa trong vườn nhà em đua nhau khoe sắc, hoa nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất vẫn là cây hoa hồng, đó cũng là cây hoa mà em rất thích. Cây cao đến đầu gối nhưng cũng được mẹ em trồng được vài tháng rồi. Thân cây có màu xanh, mảnh, có gai, mọi người còn nói:" Hoa hồng đẹp nhưng gai hồng sắc''. Từ thân cây mọc ra rất nhiều cành nhỏ và từ những cành nhỏ rất nhiều nụ hồng mọc ra. Nụ hồng lúc bé có màu xanh, khi lớn dần lên, cánh hồng bắt đầu lộ ra. Trông nụ hồng lúc bé thật là đẹp, đáng yêu. Cánh hồng mềm, mịn như nhung, đựơc xếp vòng quanh trông như một cô công chúa mặc một chiếc vày nhiều tầng. Hoa hồng có rất nhiều màu sắc như: đỏ, vàng, da cam, trắng, hồng Bên cạnh màu sắc sặc sỡ của hoa hồng là chiếc lá nhỏ hình bầu dục có răng cưa làm nổi bật lên những bông hồng nhiều màu sắc. Hoa hồng đẹp được ví như nữ hoàng của các loài hoa. Hương hoa hồng không quá nồng, nhưng nó thoang thoảng, dễ chịu, đẳng cấp. Nên hoa hồng thường được người ta tặng nhau và còn là biểu tượng của tình yêu, tình bạn cao đẹp. Thỉnh thoảng, em lên sân thượng để tưới cho cây hoa hồng những gáo nước mát để cây mau lớn, nở ra những đoá hoa thật đẹp cho em ngắm.