Bộ 10 đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ

thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ

Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm.

- Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc

theo yêu cầu của giáo viên.

II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC

Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.

- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:

- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:

- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn

đựng nước canh trong những chiếc bát mà.

Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:

- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.

Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:

- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.

Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:

- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.

Lê Ngọc Huyền

Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?

A. Tác dụng của nước.

B. Hình dáng của nước.

C. Mùi vị của nước.

D. Màu sắc của nước

pdf 56 trang Mạnh Đạt 28/05/2024 1160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 10 đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_10_de_thi_chat_luong_giua_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.pdf

Nội dung text: Bộ 10 đề thi chất lượng giữa kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 1) A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 19 đến Tuần 27 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 2) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau: HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ. - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu: - Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: - Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
  2. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. Lê Ngọc Huyền Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng . - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1:(0,5đ) Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? A. Tác dụng của nước. B. Hình dáng của nước. C. Mùi vị của nước. D. Màu sắc của nước Câu 2:(0,5đ) Ý kiến của Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ về hình dáng của nước có gì giống nhau? A. Nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cáibát C. Nước có hình của vật chứa nó. D. Nước có hình cái chai
  3. Câu 3:(0,5đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước? A. Nước không có hình dáng nhất định, có hình của vật chứa nó. B. Nước có hình dáng nhất định. C. Nước tồn tại ở thể rắn, thể lỏng và thể khí D. Nước tồn tại ở thể thể lỏng và thể khí. Câu 4:(0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ đã tranh cãi gay gắt? A. Các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình. B. Các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác. C. Các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận. D. Cả ba ý trên. Câu 5:(1đ) Nối các câu ở cột A với các kiểu câu ở cột B cho phù hợp. Câu 6:(0,5đ) Dấu gạch ngang trong câu: - Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? có tác dụng gì? A. Đánh dấu phần chú thích trong câu. B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Cả ba ý trên.
  4. Câu 7:(0,5đ) Từ nào không điền được vào chỗ trống trong câu sau: Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc à? A. nhỏ xinh B. xinh xinh C. xinh tươi D. xinh xắn Câu 8:(1đ) Viết tiếp bộ phận vị ngữ để tạo thành câu kể Ai làm gì? Bác Tủ Gỗ Câu 9:(1 điểm) Chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi và 1 câu khiến: “Nam học bài.” - Câu hỏi: - Câu khiến: Câu 10:(1đ) Khi tranh luận một vấn đề nào đó với người khác em cần lưu ý điều gì? Hãy viết một câu để bày tỏ ý kiến của mình. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm) - 15 phút: GV đọc cho học sinh viết đoạn văn sau: Hình dáng của nước Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: - Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: - Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới
  5. dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: - Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ. II. Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích nhất. Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng: 3 điểm Tiêu chí Điểm * Đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa 0,5 Điểm - Đọc sai từ 2 - 3 tiếng, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ 0,25 Điểm - Đọc sai từ 4 tiếng trở lên, ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên 0,25 Điểm * Biết nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm của bài 0,5 Điểm - Nhấn giọng chưa đúng ở các từ gợi tả gợi cảm của bài 0,25 Điểm - Chưa biết nhấn giọng 0,25 Điểm * Giọng đọc bước đầu có biểu cảm 0,5 Điểm - Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm 0,25 Điểm - Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm 0,25 Điểm * Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu 0,5 Điểm - Đọc quá 1 phút- 2 phút 0,25 Điểm - Đọc quá 2 phút 0,25 Điểm * Trả lời đúng ý câu hỏi 1 Điểm - Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng 0,5 Điểm - Trả lời sai hoặc không trả lời được 0 Điểm
  6. d. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống. Câu 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm) a. Đứng yên không nhúc nhích b. Dùng hết sức leo lên c. Cố sức rũ đất cát xuống d. Kêu gào thảm thiết Câu 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm) a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi. c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra. d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra. Câu 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm) Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm) Câu 7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm) Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng. Câu 8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm) Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Câu 9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm) Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được. a. Đánh dấu phần chú thích. b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
  7. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm) Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố, Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. (Theo A-mi-xi) II. Tập làm văn (8 điểm) Hãy giới thiệu một cảnh đẹp trên đất nước ta mà em biết. Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm
  8. Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm Câu 4. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm Câu 5. Gợi ý: Ta đã nhầm khi cố gắng chôn sống chú lừa, nó thật thông minh và bản lĩnh! Câu 6. Gợi ý: Khi gặp khó khăn, chúng ta không nên đầu hàng mà phải cố gắng để vượt qua. Câu 7. - Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm - Đặt được câu theo yêu cầu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm - Không đặt được câu: 0 điểm Gợi ý: Bác hãy sang giúp tôi lấp cái giếng. Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: Chú lừa // lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Câu 9. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm Câu 10. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: chọn từ “dũng cảm” B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo: Kì nghỉ hè vừa rồi lớp em vinh dự được nhà trường cho đi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên em được đến Hà Nội và vào thăm lăng Bác. Em vô cùng thích thú và tự hào.
  9. Lăng Bác nằm giữa quảng trường Ba Đình,nổi bật với dòng chữ“Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá. Trong lăng là phòng lưu giữ thi hài Chủ tịch. Trước cửa lăng là quảng trường Ba Đình lịch sử được trang trí những ô cỏ xanh tươi. Bên cạnh lăng là bảo tàng, nhà sàn, hồ cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rào râm bụt, Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn, bình dị. Nhà được bao quanh bởi hàng rào râm bụt, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ đã ở và làm việc. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, một phòng Bác làm việc và một phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ, giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở hoa quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Hàng năm nhân dân cả nước về thủ đô viếng Bác rất đông. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là danh lam thắng cảnh của đất nước ta. Mọi người vào thăm lăng Bác để tỏ lòng tôn kính với vị cha già dân tộc. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 9) A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (1 điểm) đọc một đoạn trong bài tập đọc, học thuộc lòng đã học trong chương trình. (do giáo viên lựa chọn) II. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm) (khoảng 15 - 20 phút). a) Đọc thầm bài văn sau:
  10. Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. (Theo XUÂN DIỆU) b) Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Hoa phượng có màu gì? a. màu vàng b. màu đỏ c. màu tím Câu 2. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường. b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến. c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh. d. Các ý trên đều đúng
  11. Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? a. Nở nhiều vào mùa hè b. Màu đỏ rực c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui d. Các ý trên đều đúng Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng? a. So sánh b. Nhân hóa c. Cả so sánh và nhân hóa d. Tất cả đều sai Câu 6. Chủ ngữ trong câu “ Hoa phượng là hoa học trò” là: a. Hoa phượng b. Là hoa học trò c. Hoa Câu 7. “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì? a. Ai là gì ? b. Ai thế nào ? c. Ai làm gì ? Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (nghe - viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút) .
  12. Cái đẹp Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng lóng lánh sương mai, Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người, Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Hòa Bình II. Viết đoạn, bài (3 điểm) (khoảng 35 phút). Đề bài: Tả một cây có bóng mát mà em thích. Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng: (1 điểm) - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đoạn thơ đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc qua đoạn văn, đoạn thơ. II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) b. màu đỏ Câu 2: (0,5 điểm) d. Các ý trên đều đúng Câu 3: (0,5 điểm) đỏ còn non, càng tươi dịu, đậm dần, rực lên. Câu 4: (0,5 điểm) d. Các ý trên đều đúng Câu 5: (0,5 điểm) c. Cả so sánh và nhân hóa Câu 6: (0,5 điểm) a. Hoa phượng
  13. Câu 7: (0,5 điểm) b. Ai thế nào ? Câu 8: (0,5 điểm) HS đặt câu theo đúng yêu cầu B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: Nghe – viết (2 điểm) Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ bị trừ 0,5 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (3 điểm) a) Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.(0,5 điểm ) b) Thân bài: (2,0 điểm) - Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. (2,0 điểm) c. Kết bài: Nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây (0,5 điểm) * Tham khảo: Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm. Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp
  14. phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn. Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già. Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi chất lượng Giữa kì 2 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (Đề 10) A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về túi khoai tây
  15. Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì ? a. Để cho cả lớp liên hoan. b. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. c. Để cho cả lớp học môn sinh học. d. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái ?
  16. a. Đi đâu cũng mang theo. b. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước. c. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước. d. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý. Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? a. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người. b. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. c. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. d. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở ! Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha ? a. Rộng lòng tha thứ. b. Cảm thông và chia sẻ. c. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ. d. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi. Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào? Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích ? Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào ?
  17. Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3. Hãy viết câu trên thành câu khiến ? Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì ?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa? B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (3 điểm) Viết bài Khuất phục tên cướp biển ( từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67 ) II. Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất. Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1: b (0,5 điểm) Câu 2: c (0,5 điểm) Câu 3: a (0,5 điểm) Câu 4 : c (0,5 điểm) Câu 5: (0,5 điểm) Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp
  18. hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. Câu 6: (0,5 điểm) Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán. Câu 7: (1 điểm) Ví dụ: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới. Câu 8: Đặt đúng kiểu câu "Ai thế nào ?" (1 điểm) Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm) Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé ! Câu 10: (1 điểm) Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (3 điểm) Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67) Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (3 điểm) Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm II. Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết 1 đoạn văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất. *Tham khảo:
  19. Con ngõ vào nhà em có hai hàng cau được bố trồng ngay ngắn, thẳng tắp. Thân cau tròn với từng đốt cây mọc lên cao vút. Vỏ cây sần sùi, màu bạc phếch. Tàu cau xanh biếc, uốn cong như cánh tay khổng lồ dang ra đón gió. Đêm hè, được ngồi trên chiếc chõng tre, hít hà mùi hoa cau ngạt ngào thì thật là thích. Mỗi buồng cau có tới hàng chục quả, to bằng quả trứng gà, da xanh bóng. Vào mỗi buổi chợ quê, bà nội lại xách giỏ cau đem bán, phần còn lại bà cắt thành từng múi nhỏ, đem phơi khô và để dành ăn cùng với trầu. Mo cau khô, rụng xuống bỗng trở thành trò chơi ưa thích của em và lũ bạn với trò kéo mo cau. Năm tháng trôi qua, hàng cau vẫn hiền lành, đứng trầm ngâm soi bóng xuống mảnh vườn thân thuộc nhà em.