Bộ 15 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (3 điểm):

(GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS)

2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài

văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Mai Văn Tạo

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ) M1

A. Miền Bắc.

B. Miền Nam.

C. Miền Trung.

Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M2

A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà.

B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài

nhụy li ti giữa những cánh hoa.

C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M4

A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến.

B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ) M1

A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

pdf 50 trang Mạnh Đạt 28/05/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 15 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_15_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 15 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

  1. MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I TIẾNG VIỆT LỚP 4 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường Nội Chủ đề Mạnh kiến thức Số Mức Mức Mức Mức Tổng dung câu 1 2 3 4 kiểm tra Số điểm Câu số ĐỌC TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc HS đọc một 1 đoạn Số 1 1 thành văn hoặc một bài câu tiếng thơ trong chường trình từ tuần 1 đến tuần 9 Câu số Số 3 3 điểm
  2. Đọc hiểu -Xác định được văn bản hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi Số tiết trong bài bằng 2 2 1 1 4 2 suy luận trực tiếp câu hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. -Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Câu 1- 3- 5 6 số 2 4 Số 1 1 1 1 2 2 điểm Kiến thức - Hiểu nghĩa và sử Tiếng dụng được một số Việt từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông Số 1 1 1 1 2 2 dụng) thuộc các câu chủ điểm đã học. - Sử dụng được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm
  3. than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang - Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; biết dùng biện pháp so sánh và nhân hóa để viết được câu văn hay. Câu 7 8 9 10 số Số 0,5 0,5 1 1 1 2 điểm VIẾT Chính tả HS viết chính tả 1 1 nghe đọc với Số đoạn theo yêu câu cầu. Câu số Số 2 2 điểm Tập làm Số 1 1 văn câu Câu số Số 8 8 điểm
  4. Tổng Số 3 1 4 2 3 7 6 câu Số 1,5 2 4,5 2 10 6 14 điểm Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 1) A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm): 1. Đọc thành tiếng (3 điểm): (GV kiểm tra đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 24 ở SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 kết hợp trả lời câu hỏi đối với từng HS) 2. Đọc hiểu + Kiến thức tiếng Việt (7 điểm) - (20 phút): Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới. Sầu riêng Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chin quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
  5. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. Mai Văn Tạo Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (1 đ) M1 A. Miền Bắc. B. Miền Nam. C. Miền Trung. Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M2 A. Hoa đậu từng chùm màu trắng ngà. B. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1 đ) M4 A. Trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. B. Mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. C. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Bộ phận nào là vị ngữ? (1 đ) M1 A. đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. B. hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. C. ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
  6. Câu 5. Câu Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lại này là kiểu câu: (1 đ) M2 A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 6. Câu nào có kiểu câu Ai thế nào? (1 đ) M3 A. Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. B. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi. C. Tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Câu 7. Em hãy tìm và viết ra 5 từ láy có trong bài? (1 đ) M2 B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (Nghe – viết) bài “Hoa học trò” (2 điểm) 2. Tập làm văn: Hãy tả một cây gần gũi mà em yêu thích (8 điểm) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 2) A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm.
  7. A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp. Từ thay thế: B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông. Từ thay thế: Câu 6 (1 điểm). Tìm danh từ, động từ trong câu Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều. - Danh từ: - Động từ: Câu 7 (0,75 điểm). Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải: Câu Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu 1. Quả đúng là “Học thầy không tày học a. Đánh dấu lời nói trực tiếp bạn”. 2. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi. b. Đánh dấu từ ngữ mượn của người khác. 3. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan là c. Đánh dấu từ ngữ được dùng món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !” với ý nghĩa đặc biệt. Câu 8 (1 điểm). Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm: A. vui à B. thẳng à Câu 9 (0,75 điểm). Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp (chú ý viết hoa lại cho đúng): (a ma dôn, bắc kinh) A. Thủ đô của Trung Quốc là
  8. B. Dòng sông lớn chảy qua Bra-xin là B. KIỂM TRA PHẦN VIẾT I. Chính tả (2 điểm) Nghe viết: Buổi sáng trên bờ biển Sáng sớm, trời quang hẳn ra. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, trên phía quãng đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn, năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh. (Bùi Hiển) II. Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nói về mơ ước của em. Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 11 )
  9. A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ (với tốc độ khoảng 75 tiếng/phút) trong các bài tập đọc đã học từ Tuần 1 đến Tuần 8 (Tiếng Việt lớp 4 – Sgk tập 1) do HS bốc thăm. - Trả lời được 1 – 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn văn (thơ) đã đọc theo yêu cầu của giáo viên. II. Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Em hãy đọc thầm bài văn sau: ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng tiền vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ? - Thưa ông, cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu một đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé tiếp:
  10. - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy đã bị xe tông, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. (Theo Truyện khuyết danh nước Anh) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy thực hiện yêu cầu sau: Câu 1. Cậu bé Rô-be làm nghề gì? (0,5 điểm) A. Làm nghề bán báo. B. Làm nghề đánh giày. C. Làm nghề bán diêm. Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Rô-be? (0,5 điểm) Câu 3. Qua ngoại hình của Rô-be, em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cậu ta? (0,5 điểm) Câu 4. Vì sao Rô-be không quay lại ngay để trả tiền thừa cho người mua diêm? (0,5 điểm) A. Vì Rô-be không đổi được tiền lẻ. B. Vì Rô-be không muốn trả lại tiền. C. Vì Rô-be bị xe tông, gãy chân. Câu 5. Qua hành động trả lại tiền thừa cho người khách, em thấy cậu bé Rô-be có điểm gì đáng quý? (1 điểm) Câu 6. Nếu em là người khách mua diêm của cậu bé Rô-be trong câu chuyện này, em sẽ làm gì khi biết tin cậu bé bị xe tông, gãy chân đang nằm ở nhà? (1 điểm) Câu 7. a- Tìm ít nhất 3 từ ngữ thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại: (0,5 điểm) b- Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được? (0,5 điểm)
  11. Câu 8. Trong các từ sau, từ nào là từ láy: be bé, buồn bực, buôn bán, mênh mông, mệt mỏi: (0,5 điểm) Từ láy: Câu 9. Em hãy dùng dấu ngoặc kép có tác dụng dùng để nêu ý nghĩa đặc biệt có trong câu sau: (0,5 điểm) Chỉ trong 10 năm, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một bậc anh hùng kinh tế như đánh giá của người cùng thời. Câu 10. Viết lại câu sau cho hay hơn (bằng cách sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm hay sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, ) (1 điểm) Em rất yêu mẹ. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe – viết) (3 điểm): Bài "Đồng tiền vàng" đoạn (Một hôm . quay lại trả ông ngay) II. Tập làm văn: (7 điểm) Đề bài: Một người thân của em ở xa đang bị ốm, em không đến thăm được, em hãy viết một lá thư để thăm hỏi và động viên người thân đó. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút
  12. (không kể thời gian phát đề) (Đề số 12 ) A. Kiểm tra Đọc I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÂY SỒI VÀ CÂY SẬY Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình. Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi: - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước? Cây sậy trả lời: - Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi. Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa. (Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài) Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu sau: Câu 1. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm) A. Vì sồi thấy mình vĩ đại. B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
  13. C. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước. D. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy. Câu 2. Dựa vào bài tập đọc, khoanh vào “Đúng” hoặc “Sai”: (0,5 điểm) Thông tin Trả lời A. Cây sồi sống thân thiện với đám cây sậy. Đúng / Sai B. Cây sậy nhỏ bé nên mới không bị bão thổi đổ . Đúng / Sai Câu 3. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm) A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão. B. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì. C. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. D. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước. Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm) A. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước. B. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi. C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ. D. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình. Câu 5. Nêu nội dung câu chuyện? (1 điểm) Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm) Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? (0,5 điểm) A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt
  14. C. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn D. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn. Câu 8. Câu: “Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông” danh từ là: (1 điểm) Câu 9. Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì? (0,5 diểm) A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn. C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó. Câu 10. Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: (1 điểm) Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe – viết bài: “Người ăn xin”- Từ (Lúc ấy nhường nào) (Sách Tiếng Việt 4 tập 1, trang 30) (2 điểm). II. Tập làm văn: Hãy viết một bức thư gửi người thân (người bạn) ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. (8 điểm) Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
  15. (Đề số 13 ) A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). II. Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên: - Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích: - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ. (Theo Truyện nước ngoài) Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đặt trước câu trả lời đúng ở câu 1,2,3,6,8. Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào? A. Lấp lánh.
  16. B. Chói chang. C. Nhẹ nhàng. D. ấm áp Câu 2. Hoa hỏi gió và sương điều gì? A. Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không. B. Gió và sương có thích bài hát của hoa không. C. Gió và sương hát hay hoa hát đấy. D. Gió và sương có thích hát cùng hoa không. Câu 3. Gió và sương trả lời hoa thế nào? A. Ơ, đó là bạn hát à? B. Bài hát đó không hay bằng bài hát của gió và sương. C. Gió và sương không thích bài hát đó. D. Đó là gió và sương hát đấy chứ. Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của bác gác rừng? Câu 5. Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa? Và em đã tranh cãi với thái độ như thế nào để phần thắng thuộc về em? Câu 6. Câu thành ngữ, tục ngữ nào sau đây nói lên sự đoàn kết? A. Thương người như thể thương thân. B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Chung lưng đấu sức. Câu 7. Tìm và gạch chân một từ ghép trong câu sau. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao.
  17. Câu 8. Trong câu: “Mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca” có mấy danh từ? Kể ra. A. 1 danh từ. Đó là . . B. 2 danh từ. Đó là . C. 3 danh từ. Đó là . D. 4 danh từ. Đó là . Câu 9. Tìm một từ chỉ hoạt động trong bài và đặt câu với từ đó. Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: Nghe - viết. Cây chuối mẹ Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. (Theo: Thép Mới) II. Tập làm văn Viết bức thư gửi người thân hoặc bạn ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022
  18. Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 14 ) A/. Kiểm tra đọc: (10 điểm) I. Phần đọc tiếng: (3 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc diễn cảm đoạn 1 của bài tập đọc. 1/ Người ăn xin (SGK TV4 tập 1, Tr 30) 2/ Một người chính trực (SGK TV4 tập 1, Tr 36) 3/ Những Hạt thóc giống (SGK TV4 tập 1, Tr46) 4/ Nổi dằn vặt của An – dray – ca (SGK TV4 tập 1, Tr 55) II. Phần đọc thầm: (7 điểm) Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca” (SGK Tiếng Việt 4 tập 1 trang 55) và khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời. Câu 1. An-đrây-ca sống với ai ? A. Sống với cha mẹ. B. Sống với ông bà C.Sống với mẹ và ông D. Sống một mình Câu 2. Mẹ bảo An-đrây-ca làm gì ? A. Nấu thuốc. B. Đi mua thuốc
  19. C. Uống thuốc D. Đi thăm ông Câu 3. Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà ? A. Mẹ An-đrây-ca mừng rỡ B. Ông của An-đrây-ca đã qua đời C. Ông của An-đrây-ca đã hết bệnh D. Mẹ An-đray-ca la mắng em. Câu 4: Câu chuyện cho thấy cậu bé An-đrây-ca là người như thế nào? A. Là cậu bé thiếu trách nhiệm B. Là cậu bé hết lòng vì bạn bè C. Là cậu bé luôn có trách nhiệm D. Là cậu bé ham chơi Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ nhân hậu ? A. bất hòa B. hiền hậu C. lừa dối D. che chở Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy ? A. lặng im. B. truyện cổ. C. ông cha. D. cheo leo Câu 7: Tìm từ đơn và từ phức trong câu sau: Cậu là học sinh chăm chỉ và giỏi nhất lớp. Từ đơn: Từ phức: B/. Kiểm tra viết : (10 điểm) I/ Chính tả nghe viết: ( 3 điểm) 15 phút
  20. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Nỗi dằn vặt của An-đrây- ca”. Trang 55 TV 4 tập 1. Đoạn viết: “Từ đầu về nhà”. II/ Tập làm văn: (7 điểm) từ 30-35 phút Em hãy viết thư cho một người bạn ở xa để thăm hỏi và kể cho bạn nghe về tình hình của lớp và trường em hiện nay. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi Giữa Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Tiếng Việt lớp 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề số 15 ) A. Kiểm tra đọc. Đọc thầm bài văn sau : CHẬM VÀ NHANH Sang học kì mới, cô giáo góp ý với lớp nên lập ra những đôi bạn cùng tiến. Dũng nhìn Minh, nhìn lại bản nhận xét. Ở đó, thật ít lời khen. Dũng biết, Minh đã cố gắng rất nhiều. Mẹ nói, ngày bé, Minh bị một tai nạn, cánh tay phải của cậu bị ảnh hưởng. Vì vậy, Minh không được nhanh nhẹn như bạn bè.“Chậm đâu phải lúc nào cũng không tốt. Nhai chậm để nghiền kĩ thức ăn, đi chậm để tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn chậm thì mình phải giúp bạn để bạn tiến bộ hơn chứ.” - Dũng thầm nghĩ.
  21. Các bạn trong lớp đang nhao nhao chọn bạn cho mình. Dũng giơ tay: - Em xin được học cùng với bạn Minh. Không riêng gì Minh, cả lớp lẫn cô giáo đều nhìn Dũng. Dũng nói: - Mẹ em nói em nhanh ẩu đoảng, làm gì cũng mau mau chóng chóng cho xong. Em mong được bạn Minh giúp em chậm lại. Cho đến lúc về, đôi lần Dũng thấy Minh đang lén nhìn mình. Đột nhiên cậu ta lên tiếng: - Cảm ơn cậu. - Sao cậu lại cảm ơn tớ ? - Vì cậu đã chọn tớ. Tớ cứ nghĩ sẽ không ai chịu học với tớ. Dũng cười: - Tớ phải cảm ơn cậu mới đúng. Vì cậu đã cho tớ cơ hội được giúp đỡ người bạn tớ yêu quý. Nhìn Minh đỏ mặt, Dũng thấy buồn cười. Chiều nay, Dũng sẽ xin bố bộ cờ vua, nghe nói, Minh rất thích chơi cờ. Theo NHỮNG HẠT GIỐNG TÂM HỒN Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1 . Minh là một cậu bé như thế nào ? A. Không nhanh nhẹn, có nhiều hạn chế. B. Rất hiền lành và chăm chỉ học hành. C. Học giỏi và có nhiều điểm mạnh. 2. Vì lí do nào, Dũng xin được học cùng Minh ? A. Vì mẹ Dũng muốn Dũng giúp đỡ Minh. B. Vì Dũng nghĩ giúp Minh sẽ được cùng bạn chơi cờ vua.
  22. C. Vì Dũng nghĩ rằng chậm chưa hẳn là không tốt; bạn chậm thì mình phải giúp đỡ bạn tiến bộ. 3. Dũng giải thích với cô và các bạn vì sao mình chọn học cùng Minh? A. Nhà của Minh và Dũng gần nhau. B. Minh và Dũng rất thân nhau. C. Dũng mong được Minh giúp Dũng chậm lại. 4. Nếu chọn bạn để kết thành đôi bạn cùng tiến, em sẽ chọn một bạn như thế nào ? Vì sao ? 5. Gạch dưới từ dùng chưa đúng trong các câu sau và tìm từ có tiếng tự thay thế cho phù hợp. A. Bắc rất tự trọng khi phát biểu trước lớp. Từ thay thế: B. Chúng ta tự mãn vì lịch sử chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt của cha ông. Từ thay thế: 6. Tìm danh từ trong câu: Dũng biết, Minh đã rất cố gắng. Danh từ: 7. Nối câu có dùng dấu ngoặc kép ở cột bên trái với ô nêu đúng tác dụng của dấu ngoặc kép ở cột bên phải: Câu Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu
  23. 1. Hà là “ca sĩ” nhí của lớp tôi. a. Đánh dấu lời nói trực tiếp 2. Mẹ nói: “Con học giỏi, chăm ngoan b. Đánh dấu từ ngữ được là món quà lớn nhất đối với mẹ rồi !”. dùng với ý nghĩa đặc biệt. 8. Tìm 2 từ phức (1 từ láy, 1 từ ghép) chứa mỗi tiếng sau và ghi lại vào chỗ chấm: Tiếng Từ ghép Từ láy a. Vui b. Thẳng 9. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống cho thích hợp (chú ý viết hoa lại cho đúng): A. Thủ đô của Trung Quốc là B. Dòng sông lớn chảy qua Bra-xin là (a ma dôn, bắc kinh) B. Kiểm tra viết I. Chính tả (3 điểm) Trung thu độc lập Ngày mai, các em quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. Thép Mới II. Tập làm văn (7 điểm) Chọn một trong hai đề sau:
  24. Đề 1. Viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 câu) nói về mơ ước của em. Đề 2: Hãy viết một bức thư thăm hỏi và động viên một người bạn gặp hoàn cảnh khó khăn mà em biết.