Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm (Có đáp án)
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió
Nhạc trời reo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng.
Ơi chú hành quân
Cô lái máy cày
Có nghe phơi phới
Tiếng diều lượn bay?
(Trần Đăng Khoa)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào?
A. Trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời
B. Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm
C. Trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau
Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều?
A. Trong ngần, chơi vơi, reo vang
B. Trong ngần, phơi phới, réo vang
C. Trong ngần, phơi phới, lượn bay
Câu 3. Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì?
A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng.
B. Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.
File đính kèm:
- bo_3_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.pdf
Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phùng Ngọc Liêm (Có đáp án)
- TRƯỜNG TH PHÙNG NGỌC LIÊM ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra Đọ c I. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( t ừ tuần 1 đến tuần 9). II. Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài thơ sau và tr ả lời câu hỏ i: THẢ DIỀU Cánh diều no gió Sáo nó thổi vang Sao trời trôi qua Diều thành trăng vàng . Cánh diều no gió Tiếng nó trong ngầ n Diều hay chiếc thuyề n Trôi trên sông Ngân . Cánh diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trờ i.
- Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại. Cánh diều no gió Nhạc trời reo vang Tiếng diều xanh lúa Uốn cong tre làng. Ơi chú hành quân Cô lái máy cày Có nghe phơi phới Tiếng diều lượn bay? (Trần Đăng Khoa) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Cánh diều được so sánh với những hình ảnh nào? A. Trăng vàng, chiếc thuyền, lưỡi liềm, sao trời B. Trăng vàng, chiếc thuyền, hạt cau, lưỡi liềm C. Trăng vàng, chiếc thuyền, sông Ngân, hạt cau Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ tả âm thanh của tiếng sáo diều? A. Trong ngần, chơi vơi, reo vang B. Trong ngần, phơi phới, réo vang C. Trong ngần, phơi phới, lượn bay Câu 3. Hai câu thơ “Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng” ý nói gì? A. Tiếng sáo diều nhuộm xanh cả đồng lúa và uốn cong lũy tre làng. B. Tiếng sáo diều làm lúa lên xanh hơn, cây tre làng uốn cong hơn.
- C. Tiếng sáo diều hay đến mức khiến đồng lúa, lũy tre trở nên đẹp hơn. Câu (4). Ý chính của bài thơ là gì? A. Tả vẻ đẹp của trăng vàng trên bầu trời quê hương. B. Tả vẻ đẹp của bầu trời và cánh đồng lúa quê hương. C. Tả vẻ đẹp của cánh diều bay lượn trên bầu trời quê. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: Sông (1) uốn khúc giữa (2) rồi chạy dài bất tận. Những bờ tre xanh vun vút chạy dọc theo bờ sông. Tối tối, khi ông trăng tròn vắt ngang ngọn tre soi bóng xuống dòng sông (3) lánh thì mặt (4) gợn sóng,(5) linh ánh vàng. Chiều chiều, khi ánh hoàng hôn buông xuống, em (6) ra sông hóng mát. Trong sự yên (7) .của dòng sông, em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và cảm thấy thảnh thơi, trong sáng cả tấm (8) . (Theo Dương Vũ Tuấn Anh) (Gợi ý lựa chọn: (1) lằm/nằm; (2) làng/ nàng; (3) lấp/ nấp; (4) lước / nước; (5) lung/ nung; (6) lại /nại; (7) lặng/ nặng; (8) lòng/ nòng) II. Tập làm văn Viết đoạn văn ở phần thân bài (khoảng 6 câu) tả một đồ dùng học tập của em. Gợi ý: Em có thể viết đoạn văn tả bao quát hoặc đoạn văn tả chi tiết một đồ dùng học tập. Khi tả bao quát, cần nêu những đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, những điểm nổi bật về cấu tạo của đồ dùng học tập được chọn; chú ý dùng nhiều từ ngữ gợi tả, dùng cách so sánh, nhân hóa để làm cho đoạn văn sinh động, hấp dẫn. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Đọc theo yêu cầu của GV. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu 1. B
- Câu 2. A Câu 3. C Câu 4. C B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (1) nằm (2) làng (3) lấp (4) nước (5) lung (6) lại (7) lặng (8) lòng. II. Tập làm văn Tham khảo (đoạn văn tả chiếc bút mực) Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp bút làm bằng mạ kền vàng óng ả. Trên nắp bút có khắc dòng chữ Hồng Hà ánh vàng. Thân bút là một ống nhỏ bằng nhựa màu đen, trơn bóng, càng về sau càng thót lại như búp măng non. Mở nắp bút, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su, sau nhiều ngày nhịn đói bỗng được bữa no nê. Trong ruột gà, có một ống nhỏ, như que tăm dùng để dẫn mực. ĐỀ SỐ 2 A: Phần kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Đọc tiếng (5 điểm) Đọc theo yêu cầu của GV. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm) Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga cho đến ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ A-rập, hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học.
- Con hãy hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập bị ngừng lại, thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường. Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Người bố muốn con đến trường như thế nào? A. Con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. B. Con đến trường theo những người thợ. C. Con đến trường theo các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học. Câu 2. Nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì: A. Nhân loại vẫn tiến bộ văn minh. B. Nhân loại không có gì thay đổi. C. Nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Câu 3. Người bố viết thư cho con để khuyên con điều gì ? A. Hãy khắc phục khó khăn, chăm chỉ học hành. B. Trong lúc gặp nhiều khó khăn không cần học tập. C. Học tập khó khăn quá thì nghỉ học. Câu 4. Hãy ghi lại các từ đơn, từ ghép trong câu: Sách vở của con là vũ khí. Câu 5. Gạch chân dưới các danh từ trong câu “Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy”. Câu 6: Đặt một câu có từ “chiến sĩ”. B: Phần kiểm tra viết I. Chính tả (nghe viết) (5đ): Bài “Trung thu độc lập” - SGK Tiếng Việt lớp 4 tập I trang 66 Viết từ “Ngày mai, các em có quyền đến nông trường to lớn, vui tươi” II. Tập làm văn (5 điểm)
- Đề bài: Em hãy viết thư gửi cho một người thân (ông bà ) để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong những tháng vừa qua. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. Phần kiểm tra đọc 1. Đọc tiếng (5 điểm) Đọc theo yêu cầu của GV. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (5 điểm) Câu 1.B. Con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Câu 2: C. Nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Câu 3. A. Hãy khắc phục khó khăn, chăm chỉ học hành. Câu 4. (1 điểm) Sách vở/ của/ con/ là /vũ khí. - Từ ghép: sách vở, vũ khí. 0,5 điểm - Từ đơn: của, con, là. 0,5 điểm Câu 5. (1,5 điểm) Gạch chân dưới các danh từ trong câu “Bố tin rằng con luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận gian khổ ấy”. Câu 6: (1 điểm) Đặt một câu có từ “chiến sĩ”. B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả. (nghe-viết) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm. - Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, sai kích cỡ, kiểu chữ, trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn Nội dung của một bức thư, thường có những phần sau: - Trên cùng đề rõ: Nơi viết thư, ngày tháng năm viết thư. - Nêu rõ danh tính của người nhận thư, xác định rõ quan hệ tôn kính, thân thiết, để gọi, để bày tỏ tình cảm. Ví dụ dùng các từ ngữ như: Kính gửi , thân gửi cho đúng mực.
- - Phần chính của bức thư, người viết nói rõ lý do viết thư, hỏi thăm sức khỏe, các tin tức cần thiết, thông báo một vài điều cần thiết để người nhận thư biết rõ. Có thể đề nghị, yêu cầu, biểu lộ tình cảm - Cuối bức thư là lời chúc, lời hứa, lời chào. Ký tên. ĐỀ SỐ 3 I. Đọc thầm bài: NGƯỜI ĂN XIN Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng giọng khản đặc. Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của lão. Theo Tuốc-ghê- nhép II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? A. Một người ăn xin già lọm khọm. B. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại C. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? A. Cậu bé chân thành thương xót ông lão ăn xin. B. Cậu bé muốn giúp đỡ ông lão ăn xin.
- C. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: "Như vậy là cháu đã cho lão rồi". Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? A. Cậu bé không cho ông lão cái gì cả. B. Cậu bé đã cho ông lão tình thương, sự thông cảm và tôn trọng. C. Cậu bé đã cho ông lão một ít tiền. 4. Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? A. Cậu bé không nhận được gì ở ông lão ăn xin. B. Cậu bé nhận được từ ông ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. C. Cậu bé nhận được ở ông lão ăn xin một lời nói. 5. Trong câu: "Lúc ấy, tôi đang đi trên phố." Từ nào là danh từ? A. Tôi B. Đi C. Phố 6. Từ nào là từ láy? A. Tả tơi B. Tái nhợt C. Thảm hại 7. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện tinh thần đoàn kết? A. Trâu buộc ghét trân ăn. B. Môi hở răng lạnh. C. Ở hiền gặp lành. 8. Dấu hai chấm trong trường hợp dưới đây có tác dụng gì? Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. A. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật. B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- C. Cả hai ý trên. B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả: Nghe - viết: Người ăn xin Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp. Tôi lục tìm hết túi nọ đến túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì. Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy. Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia: - Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. 2. Tập làm văn: Chọn một trong hai đề sau: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ, bạn cũ, ) đang ở xa, để hỏi và chúc mừng năm mới người thân đó. Em hãy viết thư gửi một bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. Đọc hiểu: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm 1. C 2. C 3. B 4. B 5. A 6. A 7. B 8. C II. Chính tả:
- - Sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm, sai âm đầu, vần thanh trừ 0,5 điểm III. Tập làm văn: Chọn một trong hai đề (5 điểm) Hs nêu lí do và mục đích viết thư (0,5 điểm) Thăm hỏi tình hình người viết thư (1,5 điểm) Thông báo tình hình của người viết thư (1,5 điểm) Cuối thư (Ghi lời chúc, lời cảm ơn, lời hứa hẹn của người viết thư, chữ kí và họ tên của người viết thư: 1,5 điểm) Hs viết sai lỗi chính tả toàn bài trừ 0,5 điểm.