Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm)

Cho bài văn sau:

Về thăm bà

Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ:

- Bà ơi!

Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.

- Cháu đã về đấy ư?

Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:

- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!

Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.

- Cháu đã ăn cơm chưa?

- Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

Bà nhìn cháu, giục:

- Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!

Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.

Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.

(Theo Thạch Lam - Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)

Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào?

A. Ồn ào.

B. Nhộn nhịp.

C. Yên lặng.

D. Mát mẻ.

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? M1

A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.

B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.

C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.

D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu

pdf 11 trang Mạnh Đạt 07/02/2024 2240
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ SỐ 1 1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm) Cho bài văn sau: Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ: - Bà ơi! Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương: - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. - Cháu đã ăn cơm chưa? - Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói. Bà nhìn cháu, giục: - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt! Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (Theo Thạch Lam - Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
  2. Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? A. Ồn ào. B. Nhộn nhịp. C. Yên lặng. D. Mát mẻ. Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? M1 A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ. B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ. D. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu. Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm Thanh cảm thấy khi trở về ngôi nhà của bà. Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 - 5 câu) 2. Kiến thức Tiếng Việt (3 điểm) * Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? A. Âm đầu và vần. B. Âm đầu và thanh. C. Vần và thanh. D. Âm đầu và âm cuối. Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? A. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. B. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
  3. C. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng. D. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng. Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” M2 a. Có 1 động từ (đó là .) b. Có 2 động từ (đó là .) c. Có 3 động từ (đó là .) d. Có 4 động từ (đó là .) Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ đầu tiên: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Đọc theo yêu cầu của GV II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) 1. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Khoanh c Câu 2: Khoanh b Câu 3: Cụm từ cần điền là: được bà che chở, thanh thản, bình yên Câu 4: Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương. Câu 5: Học sinh có thể viết: Bà ơi, cháu rất nhớ và thương bà. Bà ở nhà một mình chắc là rất buồn. Cháu sẽ thường xuyên về thăm bà. Bà phải sống thật khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi bà nhé. 2. Kiến thức tiếng Việt Câu 6: Khoanh c Câu 7: Khoanh a Câu 8: Khoanh c (đó là đến, múc, rửa) Câu 9: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết.
  4. Câu 10: - Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng. Ví dụ: + Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.” + Cách 2: Bà tiên nói: - Con thật hiếu thảo. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc – Đọc hiểu: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). 2 . Đọc hiểu: (7 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Chim rừng Tây Nguyên Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn Thiên Lương Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn miêu tả mấy loại chim? A. 5 loại chim. B. 6 loại chim. C. 7 loại chim Câu 2: (0,5 điểm) Hoạt động của chim piêu là? A. Hót lanh lảnh. B. Nhào lộn trên cành cây.
  5. C. Cất tiếng hót gọi đàn. Câu 3: (0,5 điểm) Nhận xét về loại chim ở Tây Nguyên ? - Có nhiều loại chim, có màu sắc khác nhau. - Chim ở Tây Nguyên rất nhiều. - Chim ở Tây Nguyên thường hót rất hay. Câu 4: (1 điểm) Để bảo vệ các loại chim, em phải làm gì? Câu 5: (0,5 điểm) Câu Tôi nói: “Đồng bào có nghe rõ không?” A. Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì? B. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. C. Báo hiệu bộ phận đứng trước nó là lời nói của một nhân vật. D. Là lời nói của Bác Hồ. Câu 6: (0,5 điểm) Tiếng “đang” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Chỉ có vần. B. Có âm đầu, vần, thanh. C. Chỉ có âm đầu và vần. Câu 7: (1,0 điểm) Bài văn trên có 3 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 3 từ láy đó? A. Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ. B. Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao. C. Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít. Câu 8: (0,5 điểm) Bài văn trên có mấy danh từ riêng? A. Có 1 danh từ riêng. B. Có 2 danh từ riêng. Đó C. Có 3 danh từ riêng. Câu 9: (1,0 điểm) Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng: Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước. Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba , sẽ ước gì? Em trả lời những điều ước của mình.
  6. Câu 10: (1,0 điểm) Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ. 3.Tập làm văn:( 7 điểm). Viết một bức thư cho bạn, kể về tình hình học tập của mình trong thời gian qua cho bạn nghe. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc hiểu (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học .Đọc rành mạch,trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ khoảng 75 tiếng/1 phút, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Trả lời một câu hỏi về bài đọc đó – 3 điểm. HS đọc nhỏ, ngắt nghỉ đúng, trả lời được câu hỏi – 2 điểm. Các trường hợp còn lại tùy đó mà cho điểm. 2. Đọc hiểu (7 điểm). 1. C 2. B 3. A 4:( 1 điểm). Em phải tuyên truyền cho mọi người phải bảo vệ các loại chim, không được săn bắn bằng bất cứ hình thức nào. 5. B 6. B 7. B 8. C 9: (1 điểm) Thứ từ điền là: nhân hậu, điều ước, tự tin. Câu 10: (1,0 điểm) Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. VD: Lô Đan Khánh, Cửu Long, II. Viết: (10 điểm). 1. Chính tả:(3 điểm).
  7. - Bài viết không mắc lỗi, viết rõ ràng, chữ đều, đẹp (3 điểm). - Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm (những lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi). - Nếu cả bài viết đúng chính tả nhưng cỡ chữ sai hoặc bài viết không sạch, tùy mức độ mà trừ điểm. 2. Tập làm văn: (7 điểm). Bức thư cần viết đúng trình tự: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư. Viết được phần đầu thư được 2 điểm. Viết được phần đầu thư và phần chính bức thư được 5 điểm. Viết được thêm phần cuối được 2 điểm. Từ ngữ phải chính xác, không lặp từ, không mắc quá 5 lỗi nói về ước mơ của mình cho bạn nghe, câu văn chặt chẽ, rõ ràng được điểm tối đa. ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng Học sinh đọc một đoạn văn thuộc một trong các bài sau và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu. 1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (Đoạn từ “Tôi cất tiếng giã gạo.”, sách TV4, tập 1 - trang 15) 2. Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca (Đoạn từ “An-đrây-ca lên chín mang về nhà .”, sách TV4, tập 1 - trang 55) 3. Trung thu độc lập (Đêm nay, tới ngày mai.”, sách TV4, tập 1 - trang 66) 4. Nếu chúng mình có phép lạ (4 khổ thơ đầu, sách TV4, tập 1 - trang 76) II . Đọc hiểu: (7 điểm). Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: LỜI CẢM ƠN Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi. - Ông ơi, cháu đói quá!
  8. Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát. - Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói . Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên. Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài cửa, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát. "Nó làm cái quái gì thế?!" - Tôi nghĩ. Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy đến. Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông! " Rồi, như sợ tôi nghe không rõ, nó nói to hơn: "Cảm ơn ông nhiều lắm ạ! " Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất. Tôi xúc động và nhớ hoài lời cảm ơn của một cậu bé đường phố vì một mẩu bánh mì. (Sưu tầm) Câu 1. Cậu bé trong bài là: A. Trẻ em khuyết tật. B. Khách du lịch. C. Trẻ em Tiểu học . D. Trẻ em đường phố. Câu 2. Ghi lại câu văn tả ngoại hình cậu bé. Câu 3. Sau khi nhận được bánh mì, cậu bé đã: A. Bỏ đi luôn, không nói gì như những đứa trẻ đường phố khác. B. Đứng ngoài cửa hàng chờ gặp khách để nói lời cảm ơn. Câu 4. Nhận xét về nhân vật “Người ông” trong bài: A. Người ông trong bài cho em bé thức ăn khi em đói. B. Người ông không muốn cậu bé đến gần mình vì cậu bẩn thỉu. C. Người ông ngạc nhiên và xúc động vì cậu bé biết nói lời cảm ơn. D. Người ông trong bài không quan tâm đến trẻ em đường phố. Câu 5. Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện này.
  9. Câu 6. Tìm và ghi lại 2 từ láy có trong bài đọc thầm. Câu 7. Trong câu: Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông!" có: A. 1 từ phức B. 2 từ phức C. 3 từ phức D. 4 từ phức Câu 8. Từ cùng nghĩa với từ trung thực là từ Đặt câu với từ tìm được: B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe đọc) Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81) Viết đầu bài và đoạn “Sau này làm công tác buổi đầu cậu đến lớp.” II. Tập làm văn: Đề bài: Chọn 1 trong các đề sau: a. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể về ước mơ của em cho người thân biết. b. Em hãy viết thư cho người thân hoặc bạn của em đang ở xa để thăm hỏi và kể một việc tốt mà em đã làm. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) - Đọc theo yêu cầu của GV II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu 1. D Câu 2. Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi. Câu 3. B. đứng ngoài cửa hàng chờ gặp khách để nói lời cảm ơn.
  10. Câu 4. A,C Câu 5. Học sinh diễn đạt theo sự hiểu của mình, chấp nhận ý đúng của trẻ. Tham khảo: - Chúng ta cần yêu thương, giúp đỡ trẻ em đường phố thực phẩm khi trẻ em đói. Câu 6. Các từ láy là: nhem nhuốc, rách rưới Câu 7. 2 từ phức, đó là: cảm ơn, mỉm cười. Câu 8. Từ cùng nghĩa với từ trung thực là từ thật thà, ngay thẳng, chân thật, chính trực . Tham khảo: Bạn Lan là học sinh thật thà. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe đọc) Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” (Sách Tiếng Việt 4, tập 1, trang 81) Viết đầu bài và đoạn “Sau này làm công tác buổi đầu cậu đến lớp.” Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 5 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn: 1. Yêu cầu: a. Thể loại: Viết thư b. Nội dung: - Học sinh viết được bức thư theo đúng yêu cầu của đề bài. - Bức thư gồm đủ 3 phần: + Phần đầu thư: Địa điểm, thời gian viết thư. Lời thưa gửi. + Phần chính: Giới thiệu bản thân rồi nêu mục đích, lí do viết thư. Thăm hỏi tình hình của người nhận thư. Kể về việc học tập hoặc kể về ước mơ hoặc kể về một việc tốt mà em đã làm.
  11. + Phần cuối thư: Lời chúc, lời hứa hẹn. Tên hoặc họ tên. c. Hình thức: - Bố cục rõ ràng, cân đối. - Dùng từ chính xác, giản dị, trong sáng, xưng hô đúng vai. - Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, biết dùng từ gợi tả, từ ngữ sinh động. - Lời văn tự nhiên, diễn đạt thành câu lưu loát. - Trình bày bài làm sạch sẽ, chữ viết rõ ràng 2. Biểu điểm: - Điểm 4,5 - 5: Bài làm hay, lời văn sinh động, giàu cảm xúc, hành văn tự nhiên, câu văn mạch lạc, trôi chảy, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 3,5 - 4: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 2,5 - 3: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, viết văn dưới dạng liệt kê các ý, câu văn chưa gọn gàng, ý lủng củng, nội dung sơ sài hoặc dàn trãi, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung. - Điểm 1,5 - 2: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, bố cục chưa đầy đủ, sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt lủng củng, vụng về, dùng từ không chính xác. - Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.