Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mê Linh (Có đáp án)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác

Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.

Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.

Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm)

a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.

b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.

c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay.

d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.

Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm)

a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.

b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.

c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.

d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho.

pdf 14 trang Mạnh Đạt 07/02/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mê Linh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Mê Linh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÊ LINH MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 60 phút ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì. Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi. Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.” Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn.
  2. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho? (0,5 điểm) a. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu. b. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước. c. Vì chiếc áo bị may lỗi ở phần cánh tay. d. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo. Câu 2. An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới? (0,5 điểm) a. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói. b. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng. c. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ. d. Cậu không chịu mặc chiếc áo mới mẹ mua cho. Câu 3. Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố? (0,5 điểm) a. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động. b. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu. c. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc. d. Bố muốn An quên đi chuyện chiếc áo để tập trung học tập. Câu 4. Ba ý nào sau đây nêu đúng lí do An cảm thấy hối hận với hành động của mình? (0,5 điểm) a. Vì An thấy mình hạnh phúc hơn nhiều bạn nhỏ khác. b. Vì An cảm động trước câu nói của bố. c. Vì An cảm thấy mình có lỗi với mẹ. d. Vì An sợ bố mẹ sẽ giận và không mua áo mới cho mình nữa. Câu 5. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (1,0 điểm) Câu 6. Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì? (1,0 điểm) Câu 7. Dòng nào tách đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu? (0,5 điểm) a. Những cơn gió //rét buốt rít liên hồi ở ngoài cửa sổ.
  3. b. Những cơn gió rét buốt// rít liên hồi ở ngoài cửa sổ. c. Những cơn gió rét buốt rít //liên hồi ở ngoài cửa sổ. d. Những cơn gió rét buốt rít liên hồi //ở ngoài cửa sổ. Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm) Bố nói với An: - Hãy biết trân trọng những thứ mà mình đang có, con nhé! a. Đánh dấu phần chú thích. b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 9. Em hãy chuyển câu hỏi “Con có biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm không?” thành một câu khiến. (1,0 điểm) Câu 10. Đặt 1 câu tả cơn gió lạnh mùa đông có sử dụng so sánh hoặc nhân hóa. (1,0 điểm) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Trong hiệu cắt tóc Hiệu cắt tóc rất đông khách. Mọi người đều phải chờ theo thứ tự. Cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin”. Lê-nin chào mọi người và hỏi:“Tôi phải xếp sau đồng chí nào nhỉ?”. Không ai muốn vị đứng đầu chính phủ phải mất thời gian chờ đợi nên tất cả cùng nói: “Xin mời đồng chí cứ cắt tóc trước ạ!”. Song Lê-nin vui vẻ nói: “Cảm ơn các đồng chí, tôi cũng phải theo thứ tự chứ!”. Nói xong, ông kéo ghế ngồi và lấy tờ báo ra xem. (Theo Hồ Lãng) II.Tập làm văn (8 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Câu 1. Hãy tả lại một bộ phận (lá, hoa hoặc quả) của một loài cây mà em yêu thích. Câu 2*. Hãy đóng vai một loại trái cây để tự giới thiệu về mình và những lợi ích mình đem lại cho mọi người.
  4. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1.Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm Câu 2.Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm Câu 3.Chọn câu trả lời c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác c: 0 điểm Câu 4.Chọn cả 3 câu trả lời a, b, c: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác: 0 điểm Câu 5.Gợi ý: Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn. Câu 6.Gợi ý: Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng khiến bố mẹ buồn. Câu 7.Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm Câu 8.Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm Câu 9. - Chuyển được câu hỏi thành câu khiến: 1,0 điểm Ví dụ: Con cần/nên biết rằng cuộc đời này còn nhiều người thiệt thòi lắm . - Không viết được câu khiến: 0 điểm Câu 10. - Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm Ví dụ: - Những cơn gió mùa đông đang gào lên giận dữ ngoài cửa sổ. - Những con gió mùa đông như những chiếc roi quất vào da thịt.
  5. - Đặt được câu có so sánh hoặc nhân hóa nhưng sử dụng từ ngữ chưa thích hợp: 0,5 điểm; không đặt được câu theo yêu cầu: 0 điểm. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) III. Tập làm văn (8 điểm) Câu 1. Tham khảo: Có một loại cây mà khi nhắc đến nó người ta lại nhớ đến kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, đó là cây phượng. Lá phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Mùa xuân phượng ra lá, lá xanh um mát rợi như lá me non. Lá ban đầu khép lại sau lại xòe ra cho gió đu đưa. Mùa hè lá phượng bắt đầu già màu, lá chuyển màu xanh thẫm để rồi sau đó bắt đầu cho một thời kỳ mới – thời kỳ ra hoa. Ban đầu chỉ lấm tấm vài bông nhưng sau đó là cả một sân trường. Mùa đông phượng trút hết lá để lại những cành khẳng khiu, trơ trụi. Thật may mắn khi tạo hóa đã tạo ra cho chúng ta một loại cây có lá và hoa thật đẹp - loài hoa học trò. (Châu Hoàng Thúc, lớp 4G, trường Tiểu học Ngô Mây) Câu 2. Tham khảo: Mỗi loại trái cây đều có những đặc điểm về màu sắc, hình dáng, hương vị và mang lại lợi ích riêng cho mọi người. Họ bưởi nhà tôi cũng vậy. Cơ thể tôi tròn, căng mọng từ nhỏ và lớn dần cùng thời gian. Theo đó, tôi cũng thay những bộ trang phục cho phù hợp, từ xanh đậm, đến xanh nhạt, rồi vàng ươm. Tuổi thơ tôi chẳng xa lạ gì với các bạn nhỏ chơi chuyền, chơi bóng. Nhưng tôi không thích như thế. Tôi muốn đem những vị ngon ngọt, mát lành nhất đến cho mọi người. Tôi trở thành món quả bổ dưỡng, thức quà ngon sạch cho các vị khách. Và tôi không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết. ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới :
  6. Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được. Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông: - Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi. Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!” Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá! Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Chị bút mực than vãn về điều gì? (0,5 điểm) A. Về việc chị bị cô chủ hành hạ. B. Về việc chị bị những đồ dùng khác bắt nạt. C. Về việc chị bị cô chủ bỏ đi. D. Về việc chị bị cô chủ bỏ quên. Câu 2. Có những ai chung cảnh ngộ với chị bút mực? (0,5 điểm) A. Anh cục tẩy, chị bút chì. B. Anh hộp bút, mấy cô cậu vở ô li. C. Anh bút chì, anh thước kẻ.
  7. D. Anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa. Câu 3. Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi? (0,5 điểm) A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi. B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương. C. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà cô chủ mãi không tiến bộ. D. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng mới. Câu 4. Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập? (0,5 điểm) A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý. B. Cô đã không dành thời gian tâm sự với các đồ dùng để hiểu hơn. C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý. D. Cô đã không để chúng gọn gàng, ngăn nắp mỗi khi học bài xong. Câu 5. Em thấy mình có những hành động “vô tâm” với đồ dùng học tập như cô chủ trên không? (1,0 điểm) Câu 6. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm) Câu 7. Dấu gạch ngang trong trường hợp nào dưới đây dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại? (0,5 điểm) A.Các đồ dùng học tập - bút, thước, sách vở là người bạn thân thiết của chúng ta. B. Chúng ta phải yêu quý đồ dùng học tập bằng những hành động cụ thể: - Sử dụng cẩn thận, giữ gìn sạch sẽ. - Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. C. Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông: - Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm) a) Chúng ta cần sớm phát hiện và bồi dưỡng những (tài năng, tài hoa) cho đất nước. b) Người nghệ sĩ ấy đang dùng bàn tay . (tài hoa, tài trí) của mình để tạo hình cho tác phẩm. Câu 9. Dùng dấu // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu kể dưới đây: (0,5 điểm)
  8. Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập. Câu 10. Em hãy đặt câu khiến cho các tình huống sau: (1,0 điểm) a) Em nhờ bạn lấy hộ quyển sách. b) Em muốn mẹ mua cho một chiếc cặp sách mới B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Chàng Rô-bin-sơn Rô-bin-sơn Cru-sô là một chàng trai người Anh rất ham mê đi biển. Trong một chuyến đi, tàu của anh gặp một cơn bão khủng khiếp, chỉ mình anh may mắn sống sót. Một mình trơ trọi trên đảo hoang giữa biển khơi, không thức ăn, không vũ khí phòng thân, có thể bị thú dữ ăn thịt vào bất cứ lúc nào. Ban đầu Rô-bin- sơn hoảng sợ. Sau anh trấn tĩnh, chiến thắng nỗi tuyệt vọng, vượt qua hoàn cảnh để sống và trở về. (Theo TRUYỆN ĐỌC LỚP 4) II. Tập làm văn (8 điểm) Hãy tả một đồ vật gắn bó với em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 2. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm Câu 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm Câu 4. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm Câu 5. Gợi ý: Em đã từng có những hành động như cô chủ trên, cũng dùng thước kẻ đánh nhau, cũng khắc, dán, vẽ bậy linh tinh lên đồ dùng,
  9. Câu 6. Gợi ý: Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp đắc lực cho việc học của em. Em cần giữ gìn chúng cẩn thận, sạch sẽ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng hơn. Câu 7. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm Câu 8. Trả lời đúng: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm); trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: a) Chọn “tài năng” b) Chọn “tài hoa” Câu 9. - Xác định đúng bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu: 0,5 điểm - Không xác định đúng: 0 điểm. Gợi ý: Mỗi dịp đầu năm học mới, mẹ // mua cho em nhiều sách vở và đồ dùng học tập. Câu 10. - Chuyển được 2 câu kể thành 2 câu khiến: 1,0 điểm - Chuyển được 1 câu kể thành 1 câu khiến: 0,5 điểm - Không viết được câu khiến: 0 điểm Gợi ý: a) Bạn lấy hộ mình quyển sách với! b) Mẹ mua cho con chiếc cặp mới nhé! B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) IV. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo: Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn dễ thương. Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màu vàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hồng Hà. Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏ màu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thì thấy nó
  10. nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theo chiều gỗ. Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt. Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em, dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làm xong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy. ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Con lừa già và người nông dân Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài. (Sưu tầm) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ ? (0,5 điểm)
  11. a. Nhảy xuống một cái giếng uống nước. b. Bị ngã xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. c. Bị đẩy xuống một cái giếng cạn nước khá sâu. d. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước. Câu 2. Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa? (0,5 điểm) a. Vì ông thấy phải mất nhiều công sức mới kéo chú lừa lên được. b. Vì ông cần về nhà gấp không có thời gian để kéo chú lừa lên. c. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng. d. Vì ông ta không muốn người khác nghe thấy chú lừa kêu rống. Câu 3. Lúc đầu chú lừa đã làm gì khi bị ông chủ đổ đất cát xuống? (0,5 điểm) a. Đứng yên không nhúc nhích b. Dùng hết sức leo lên c. Cố sức rũ đất cát xuống d. Kêu gào thảm thiết Câu 4. Nhờ đâu chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng? (0,5 điểm) a. Ông chủ lấy xẻng giúp chú thoát ra. b. Chú biết rũ sạch đất cát trên người để không bị chôn vùi. c. Chú giẫm lên chỗ đất cát có sẵn trong giếng để thoát ra. d. Chú liên tục đứng ngày càng cao hơn trên chỗ cát ông chủ đổ xuống để thoát ra. Câu 5. Đặt mình vào vai ông chủ, nói lên sự ngạc nhiên, thán phục của mình khi thấy chú lừa nhỏ thoát ra khỏi cái giếng. (1,0 điểm) Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện? (1,0 điểm) Câu 7. Đặt câu khiến phù hợp với tình huống sau: (1,0 điểm) Người chủ trang trại nhờ người hàng xóm sang giúp mình lấp cái giếng. Câu 8. Dùng // tách bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu sau: (0,5 điểm)
  12. Chú lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Câu 9. Dấu gạch ngang trong câu văn dưới đây có tác dụng gì? (0,5 điểm) Chú lừa đã tự mình thoát khỏi cái giếng – nơi mà chú tưởng như không thể ra được. a. Đánh dấu phần chú thích. b. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. c. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. d. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 10. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (1,0 điểm) Người nông dân trong câu chuyện nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc trước khó khăn. Con lừa khôn ngoan, (anh dũng, dũng cảm, quả cảm) đã dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình ra khỏi giếng B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Lời khuyên của bố Con yêu quý của bố, Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi Con hãy tưởng tượng nếu phong trào học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Hãy can đảm lên, hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường! Hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy. (Theo A-mi-xi) II. Tập làm văn (8 điểm) Hãy giới thiệu một cảnh đẹp trên đất nước ta mà em biết. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
  13. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời b: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác b: 0 điểm Câu 2. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm Câu 3. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm Câu 4. Chọn câu trả lời d: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác d: 0 điểm Câu 5. Gợi ý: Ta đã nhầm khi cố gắng chôn sống chú lừa, nó thật thông minh và bản lĩnh! Câu 6. Gợi ý: Khi gặp khó khăn, chúng ta không nên đầu hàng mà phải cố gắng để vượt qua. Câu 7. - Đặt được câu theo yêu cầu: 1,0 điểm - Đặt được câu theo yêu cầu nhưng dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm - Không đặt được câu: 0 điểm Gợi ý: Bác hãy sang giúp tôi lấp cái giếng. Câu 8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: Chú lừa // lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Câu 9. Chọn câu trả lời a: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác a: 0 điểm Câu 10. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: chọn từ “dũng cảm” B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo: Kì nghỉ hè vừa rồi lớp em vinh dự được nhà trường cho đi viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên em được đến Hà Nội và vào thăm lăng Bác. Em vô cùng thích thú và tự hào. Lăng Bác nằm giữa quảng trường Ba Đình,nổi bật với dòng chữ“Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá. Trong lăng là phòng lưu giữ thi hài Chủ tịch. Trước cửa lăng là
  14. quảng trường Ba Đình lịch sử được trang trí những ô cỏ xanh tươi. Bên cạnh lăng là bảo tàng, nhà sàn, hồ cá, vườn cây, rặng dừa, những hàng rào râm bụt, Trong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn, bình dị. Nhà được bao quanh bởi hàng rào râm bụt, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ đã ở và làm việc. Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, một phòng Bác làm việc và một phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ, giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở hoa quanh năm. Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng. Hàng năm nhân dân cả nước về thủ đô viếng Bác rất đông. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là danh lam thắng cảnh của đất nước ta. Mọi người vào thăm lăng Bác để tỏ lòng tôn kính với vị cha già dân tộc.