Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Lam (Có đáp án)

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

CÂY XOÀI

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !

Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

(Mai Duy Quý)

Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng:

Câu 1.
Ai đã trồng cây xoài? (0,5 điểm)

A. Ông bạn nhỏ.

B. Mẹ bạn nhỏ.

C. Ba bạn nhỏ.

Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? (0,5 điểm)

A. Vì chú không thích ăn xoài.

B. Vì xoài năm nay không ngon.

C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài.

Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? (1 điểm)

Câu 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? (0,5 điểm)

A. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên.

B. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú.

C. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình.

pdf 12 trang Mạnh Đạt 07/02/2024 2620
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Lam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Thạch Lam (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH LAM ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 60 phút ĐỀ THI SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) Thời gian cho mỗi em khoảng 1-2 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với học sinh các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 trong SGK Tiếng Việt 4, Tập hai. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÂY XOÀI Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả. Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì. Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi: - Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
  2. Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa. Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời. (Mai Duy Quý) Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng: Câu 1. Ai đã trồng cây xoài? (0,5 điểm) A. Ông bạn nhỏ. B. Mẹ bạn nhỏ. C. Ba bạn nhỏ. Câu 2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận xoài biếu như mọi năm? (0,5 điểm) A. Vì chú không thích ăn xoài. B. Vì xoài năm nay không ngon. C. Vì chú thấy con mình cũng hái xoài. Câu 3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm ? (1 điểm) Câu 4. Đợi lúc ba bạn nhỏ đi vắng chú Tư đã làm gì? (0,5 điểm) A. Dựng phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú lên. B. Chặt phần cây xoài bị ngã sang vườn nhà chú. C. Để nguyên phần cây xoài bị ngã ở vườn nhà mình. Câu 5. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này? (1 điểm) A. Không nên cãi nhau với hàng xóm. B. Bài học về cách sống tốt ở đời. C. Không nên chặt cây cối. Câu 6. Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi ba bảo bạn mang xoài sang biếu chú Tư? (0,5 điểm) A. Tức giận. B. Vui vẻ.
  3. C. Không nói gì. Câu 7. Khoanh vào từ không thuộc nhóm có lợi cho sức khỏe: Tập thể dục, nghỉ mát, khiêu vũ, đánh bóng bàn, nhảy dây, hút thuốc lá, bơi lội Câu 8. Ghi lại câu kể Ai làm gì? có trong các câu sau: (0,5 điểm) “Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng “ Câu 9. Tìm một số từ thể hiện nét đẹp trong tâm hồn tính cách của người cha trong câu chuyện trên. (1 điểm) Câu 10. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm) “Tiếng lá rơi xào xạc.” B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ (2 điểm) – Thời gian 20 phút Nghe – viết: Bài Sầu riêng (TV 4, Tập 2, Trang 35), viết từ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm đến tháng năm ta. II. TẬP LÀM VĂN (8 điểm) – Thời gian 40 phút Đề bài: Em hãy tả lại một cây mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. PHẦN ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đoạn thơ đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc qua đoạn văn, đoạn thơ. II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm) Câu 1. C Câu 2. C Câu 3. Bố bạn nhỏ chỉ thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài.
  4. Câu 4. B Câu 5. B Câu 6. A Câu 7. hút thuốc lá Câu 8. Ba tôi trồng một cây xoài. Câu 9. HS ghi tối thiểu được 2 từ : nhân hậu, vị tha, tốt bụng, Câu 10. Tiếng lá rơi / xào xạc. CN VN B. Kiểm tra Viết I/ Chính tả: (2 điểm) Chữ viết đúng mẫu, đều đẹp phạm ít lỗi chính tả cho 2 điểm. Các trường hợp còn lại giáo viên căn cứ để cho điểm. II/ Tập làm văn: (8 điểm) * Tham khảo Ở sân trường em có rất nhiều loại cây, cây bàng với những tán lá xanh um tỏa bóng che mát cho sân trường hay cây phượng với hoa đỏ rực tuyệt đẹp nhưng có lẽ em thích nhất là cây bằng lăng. Cây bằng lăng mà em thích nằm bên cạnh lớp em. Thân cây to màu nâu với những đường vân sần sùi. Cây được trồng trong bồn với những bông hoa bé xinh được xếp ở xung quanh. Cây cao tầm 2 mét, cành lá tỏa ra tứ phía trông như những cánh tay khổng lồ vậy. Lá bằng lăng có màu xanh thẫm, to bằng bàn tay của người lớn. Lá bằng lăng không có viền răng cưa mà thay vào đó là những đường gân lá kéo dài từ cuống lá đến hết chiếc lá. Mùa hè đến bằng lăng bắt đầu nở rộ. Hoa bằng lăng có màu tím rất đẹp mắt. Hoa bằng lăng có nhiều cánh, mỗi cánh hoa đều mềm như lụa và nhẹ như nhung. Những cánh hoa ấy ôm ấp bao bọc lấy nhụy hoa màu vàng tươi bên trông tạo ra một sự hài hòa về màu sắc. Khi các bông hoa nở rộ cũng là lúc toàn bộ cây được bao phủ bởi màu tím chói mắt. Từ xa nhìn lại cây hoa lúc này trông chẳng khác gì một chiếc ô khổng lồ màu tím sang trọng tỏa bóng che mát cả một khoảng sân rộng.
  5. Hoa bằng lăng từ lâu đã được coi là hoa học trò bởi màu hoa rất giống màu mực tím cũng bởi vì hoa nở đúng vào mùa thi. Mỗi lần ngồi trong lớp em lại lơ đãng hướng ra cửa sổ ngắm nhìn những chùm hoa màu tím thanh thanh ấy, cảm xúc vừa buồn mà lại vừa vui. Vui là vì sắp được lên một lớp mới còn buồn là vì phải xa bạn bè thầy cô. Khi hoa bằng lăng bắt đầu rơi xuống cũng là lúc cây bắt đầu có quả. Quả bằng lăng lúc non sẽ có màu xanh lục bảo, hương thơm nhẹ, thanh khiết. Khi chín quả sẽ tự tách ra thành từng múi một. Em rất yêu cây bằng lăng này bởi nó gắn liền với rất nhiều những kỉ niệm về tuổi học trò ngây thơ đầy nắng và gió của em. Em sẽ luôn chăm sóc và giữ cho cây luôn được tươi tốt. ĐỀ THI SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG - Đọc một đoạn trong bài tập đọc, học thuộc lòng đã học trong chương trình. (do giáo viên lựa chọn) II. ĐỌC HIỂU (4 điểm) (khoảng 15 - 20 phút). a) Đọc thầm bài văn sau: Hoa học trò Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. (Theo XUÂN DIỆU) b) Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
  6. Câu 1. Hoa phượng có màu gì? A. màu vàng B. màu đỏ C. màu tím Câu 2. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? A. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường. B. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến. C. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh. D. Các ý trên đều đúng Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt A. Nở nhiều vào mùa hè B. Màu đỏ rực C. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui D. Các ý trên đều đúng Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng? A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả so sánh và nhân hóa D. Tất cả đều sai Câu 6. Chủ ngữ trong câu “ Hoa phượng là hoa học trò” là: A. Hoa phượng B. Là hoa học trò C. Hoa
  7. D. Tất cả đều sai Câu 7. “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì? A. Ai là gì ? B. Ai thế nào ? C. Ai làm gì ? D. Tất cả đều sai Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ (nghe - viết) (2 điểm) (khoảng 15 phút) . Cái đẹp Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng lóng lánh sương mai, Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người, Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. (Hòa Bình) II. TẬP LÀM VĂN (3 điểm) (khoảng 35 phút). Đề bài: Tả một cây có bóng mát mà em thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. KIỂM TRA ĐỌC I. ĐỌC THÀNH TIẾNG(3 điểm) - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đoạn thơ đã học (tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút) - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc qua đoạn văn, đoạn thơ. II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)
  8. Câu 1: B. màu đỏ Câu 2: D. Các ý trên đều đúng Câu 3: đỏ còn non, càng tươi dịu, đậm dần, rực lên. Câu 4: D. Các ý trên đều đúng Câu 5: C. Cả so sánh và nhân hóa Câu 6: A. Hoa phượng Câu 7: B. Ai thế nào ? Câu 8: HS đặt câu theo đúng yêu cầu B. KIỂM TRA VIẾT I.CHÍNH TẢ: Nghe – viết Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,2 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ bị trừ 0,5 điểm toàn bài. II. TẬP LÀM VĂN a) Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.(0,5 điểm ) b) Thân bài: (2,0 điểm) - Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. (2,0 điểm) c. Kết bài: Nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây (0,5 điểm) * Tham khảo: Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm. Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng
  9. nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn. Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già. Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu. ĐỀ THI SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. ĐỌC THÀNH TIẾNG Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (trích) Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ, ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập. (Hồ Chí Minh) II. ĐỌC HIỂU Đọc lại văn bản Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (trích). Em hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: 1. Trong bài đọc, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân làm gì? A. Tập thể dục B. Tập nấu cơm C. Tập trồng rau D. Tập đánh trống
  10. 2. Theo Bác Hồ, giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới cần phải có cái gì thì mới thành công? A. Tài năng B. Trí tuệ C. Sức khỏe D. Tiền bạc 3. Theo Bác Hồ, bổn phận của một người dân yêu nước là gì? A. Luyện tập thể dục, nghỉ ngơi liên tục B. Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe C. Lười biếng, không thường xuyên tập thể dục D. Chăm chỉ luyện tập thể dục, bỏ bê học tập 4. Theo Bác, ngày nào cũng tập luyện thể dục thì điều gì sẽ xảy ra? A. Cơ thể mạnh khỏe, chiều cao tăng liên tục B. Cân nặng được điều chỉnh, đầu óc minh mẫn C. Sức khỏe thuyên giảm, cơ thể yếu ớt D. Khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ Tập thể dục Cứ mỗi buổi sáng mai Bé dậy tập thể dục Chú cún con lục đục Lao xuống bếp gọi mèo Chúng ta khẩn trương nào Ra sân cùng chị tập (theo Hoa Tầm Xuân) II. TẬP LÀM VĂN
  11. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 6 câu, miêu tả mùa hè. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. ĐỌC THÀNH TIẾNG - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn. - Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ. - Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc qua đoạn văn. II. ĐỌC HIỂU Câu 1. A Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. D B. KIỂM TRA VIẾT I. CHÍNH TẢ II. TẬP LÀM VĂN Bài tham khảo 1: Đất nước Việt Nam ta quanh năm có bốn mùa nhưng em thích mùa hè nhất. Mùa hè bắt đầu từ tháng tư đến tháng sáu. Mặt trời mùa hè toả ánh nắng chói chang làm cho khí hậu nóng bức oi nồng. Trong vườn từng chùm bưởi chín vàng đu đưa trước gió. Ve sầu kêu râm ran trên những cành phượng hoa nở đỏ rực. Học sinh được nghỉ hè hai tháng đi tắm biển học vẽ, về quê thăm ông bà. Em rất thích mùa hè về vì được vui chơi và về quê ăn nhiều món ngon mới lạ! Bài tham khảo 2: Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông mùa nào cũng đáng yêu, nhưng em thích nhất vẫn là mùa Hạ. Mùa Hè về mang theo những tiếng ve làm vui nhộn cả phố phường. Trong vườn nhà em các loại hoa và trái cây đua nhau khoe sắc. Cây Phượng vĩ ở sân trường em cũng nở đỏ rực. Mùa Hè, mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớm. Mặt trời dần tắt, nắng bớt dần vào cuối buổi chiều. Em rất thích mùa hè
  12. mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có rất nhiều điều thú vị. Em còn thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi cùng gia đình.