Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phù Đông (Có đáp án)

I. Đọc thầm

Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào… Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ.

Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm.

(Trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre)

I. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Bài văn trên viết về nội dung gì?

A.Miền quê Nam Bộ

B.Cây cầu tre ở Nam Bộ

C.Cuộc sống ở Nam Bộ

2. Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến?

A.Con đường đi học

B.Một đêm trăng tỏ

C.Chùm mơ ngọt ngào

3. Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì?

A. Bắc qua con sông lớn

B. Bắc qua con rạch nhỏ

C. Bắc qua dòng suối nhỏ

pdf 10 trang Mạnh Đạt 07/02/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phù Đông (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Phù Đông (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH PHÙ ĐỔNG ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra đọc hiểu I. Đọc thầm Mỗi người ai cũng có một quê hương để thương, để nhớ. Và trong tình cảm ấy luôn gắn liền với hình ảnh gần gũi, gắn bó thiết tha mà ta không thể nào quên được. Đó có thể là con đường đi học, một đêm trăng tỏ hay một chùm khế ngọt ngào Trong vô vàn hình ảnh làm nên hồn quê, phải kể đến hình ảnh chiếc cầu tre bắc qua con rạch nhỏ . Cầu tre có mặt trong khắp các vùng thôn quê miền Tây Nam Bộ, cùng gắn bó, chia sẻ những nỗi nhọc nhằn với biết bao nông dân thật thà, chân chất “một nắng hai sương” trong những ngày đầy khó khăn. Ngày ngày, cầu đã âm thầm đưa đón bao người hai bên bờ sông, qua lại chăm sóc rẫy lúa nương khoai của mình, hay giúp họ sang sông để cùng nhau khề khà bên ấm trà, kể chuyện làng chuyện xóm. (Trích Một nét của làng quê Việt: Cây cầu tre) I. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng 1. Bài văn trên viết về nội dung gì? A.Miền quê Nam Bộ B.Cây cầu tre ở Nam Bộ C.Cuộc sống ở Nam Bộ 2. Đâu không phải là hình ảnh của quê hương mà tác giả luôn nhớ đến? A.Con đường đi học B.Một đêm trăng tỏ C.Chùm mơ ngọt ngào 3. Chiếc cầu tre ở vùng Tây Nam Bộ thường dùng để làm gì? A. Bắc qua con sông lớn
  2. B. Bắc qua con rạch nhỏ C. Bắc qua dòng suối nhỏ 4. Hằng ngày, người dân đi qua cây cầu tre để làm gì? A. Để chăm sóc rẫy lúa nương khoai B. Để vận chuyển máy móc C. Để đi xem ca nhạc 5.Từ nào có thể thay thế cho từ khó khăn? A. Sung sướng B. Gian khổ C. Nguy hiểm 6. Từ thà gồm những bộ phận cấu tạo nào? A.Vần và thanh B. Âm đầu, vần và thanh C. Âm đầu và vần 7. Bài văn trên có bao nhiêu từ láy? A. 8 từ láy B. 10 từ láy C. 12 từ láy 8. Bài văn trên có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những từ nào? A. 1 danh từ riêng B. 2 danh từ riêng C. 3 danh từ riêng B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe - viết Cầu tre gối nhịp đất lành, Nằm nghe tiếng hát, tâm tình quê hương. Cầu tre làm chiếc đò ngang,
  3. Nối đôi bờ đất đôi làng thương nhau. II. Tập làm văn Viết một bức thư ngắn hỏi thăm, động viên người thân hoặc bạn bè gặp chuyện buồn. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. Kiểm tra đọc hiểu I. Đọc thầm - Đọc nắm ý chính II. Chọn câu trả lời đúng 1. B 2. C 3. B 4. A 5. B 7. B (gần gũi, thiết tha, ngọt ngào, vô vàn, nhọc nhằn, thật thà, chân chất, khó khăn, âm thầm, khề khà) 8. A (Tây Nam Bộ) B. Kiểm tra viết I. Chính tả - Yêu cầu: + Tốc độ viết ổn định, không quá chậm + Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc + Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét + Trình bày sạch sẽ, gọn gàng II. Tập làm văn Đà Lạt, ngày tháng năm Hùng thân mến!
  4. Chiều hôm nay, xem tivi đưa tin, mình biết được nhà cậu ở Quảng Trị đang bị ngập nặng do mưa lũ kéo dài. Mình lo cho cậu và gia đình lắm. Vậy nên, vừa về đến nhà là mình viết thư gửi cậu ngay. Mình biết là nước dâng cao lên đã đem lại rất nhiều khó khăn và nguy hiểm cho cậu và mọi người. Nhưng Hùng ạ, sau cơn mưa trời lại sáng. Mọi khó khăn rồi sẽ qua đi, nước rồi sẽ rút và cuộc sống cũng sẽ trở lại bình thường. Với lại, cậu và người dân Quảng Trị sẽ không cô đơn đâu, vì người dân cả nước và trên thế giới luôn dõi theo, và sẵn sàng giúp đỡ, sát cánh bên cậu mà. Vậy nên, Hùng hãy cứ yên tâm, cố gắng giữ gìn sức khỏe và an toàn của bản thân nhé. Mẹ mình và các cô chú đã gửi những hộp quà theo lá thư của mình gửi đến gia đình cậu. Chúc cậu và mọi người ở đó luôn mạnh khỏe và sớm vượt qua được những ngày tháng gian khổ này. ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc hiểu I. Đọc thầm Một hôm, cá quả mẹ nhìn lên mặt nước và nảy ra một ý nghĩ liều lĩnh. Nó nhảy phóc lên bờ, nằm thẳng giả vờ chết. Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt. Cá quả mẹ đau quá, nó nhắm chặt mắt định nhảy xuống nước, song nghĩ đến đàn con đói, nó lại ráng chịu đựng. Lát sau, hàng trăm con kiến đã leo hết lên mình cá mẹ. Thế là nó liền cong mình nhảy ùm xuống hồ, chỗ đàn con đang đợi. Ðàn kiến nổi lềnh bềnh hết lên mặt nước, những chú cá con thi nhau ăn một cách ngon lành. Cá quả mẹ mình mẩy bị kiến cắn đau nhức, nhưng nó vô cùng sung sướng nhìn đàn con được một bữa no nê. (Trích truyện Con cá thông minh) II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng 1. Nhân vật chính của câu chuyện trên là ai? A. Cá rô mẹ B.Cá quả mẹ C. Cá mè mẹ 2. Vì sao cá quả mẹ phải liều lĩnh nhảy lên bờ giả vờ chết? A. Vì muốn bắt kiến cho đàn con ăn B. Vì muốn bắt gà cho đàn con ăn C. Vì muốn bắt ốc cho đàn con ăn 2. Sau khi cá quả mẹ nhảy xuống hồ nước, điều gì đã xảy ra?
  5. A. Đàn kiến kịp thời nhảy ra khỏi người cá quả mẹ B. Đàn kiến không chạy kịp, nổi lềnh bềnh trên mặt nước C. Đàn kiến bám chặt trên người cá quả mẹ không chịu nhả ra 3. Nhìn đàn con ăn uống no say, cá quả mẹ cảm thấy như thế nào? A. Cảm thấy vết thương đau nhức và vô cùng khó chịu B. Cảm thấy vết thương đau nhức nhưng vẫn rất sung sướng C. Cảm thấy vết thương không còn đau một chút nào 4. Tiếng ùm gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Chỉ có vần B. Chỉ có vần và thanh C. Chỉ có âm đầu và vần 5. Bài văn trên có tất cả bao nhiêu từ láy, đó là những từ nào? A. 3 từ láy B. 4 từ láy C. 5 từ láy 6. Nghĩa của từ bò trong câu “Một đàn kiến từ đâu bò tới tưởng con cá chết, tranh nhau leo lên mình cá để cắn thịt” khác nghĩa với từ bò nào dưới đây? A. Bé tập bò trên tấm nệm B. Con rắn đang bò quan bờ ao C. Con bò đang gặm cỏ B. Kiểm tra viết I. Chính tả: Nghe - viết Khế bắt đầu ra hoa vào giữa tháng ba. Những chùm hoa đầu mùa bao giờ cũng đẹp nhất. Nó còn chúm chím, e ấp sau những tán lá, hay nhú từng nụ mơn mởn trên lớp vỏ xù xì. Từng cánh hoa li ti tím ngắt cứ ôm lấy nhau tạo thành từng chùm thật kỳ lạ, ngộ nghĩnh. II. Tập làm văn Viết một bức thư ngắn cho người bạn cũ ở xa để chúc mừng năm mới. HẾT
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 A. Kiểm tra đọc hiểu I. Đọc thầm - Đọc nắm được ý chính II. Chọn câu trả lời đúng 1. B 2. A 3. B 4. B 5. B 6. B 7. C B. Kiểm tra viết I. Chính tả - Yêu cầu: + Tốc độ viết ổn định, không quá chậm + Viết đủ, đúng, chính xác nội dung được đọc + Chữ viết đẹp, đều, đúng ô li, đủ nét + Trình bày sạch sẽ, gọn gàng II. Tập làm văn Bài viết tham khảo Ninh Hòa, ngày tháng năm 20 Hải Như mến! Vậy là chúng mình xa nhau một học kì rồi phải không Hải Như nhỉ. Cậu có khỏe không? Học hành thế nào rồi? Hỏi vậy thôi chứ mình biết sức học của Như rồi. Có bao giờ cậu chịu đựng sau ai bao giờ đâu. Hồi ở cái thị xã "quê mùa" này, Hải Như đã là một học sinh xuất sắc thì lên thành phố, dù có nhiều nhân tài đi chăng nữa thì cậu nhất định phải ở trong cái tốp ten đó, phải không? À cô bé Hải Vân - em cậu - đã vào lớp Một chưa? Nó còn bụ bẫm không và ngoan ngoãn chứ?
  7. Giờ thì mình kể vài nét tình hình của lớp mình cho Như nghe nhé. Phong trào học tập vẫn như hồi nào cậu ở đây: Chăm, ngoan, sôi nổi nhưng nghịch ngợm vào loại nhất nhì khối. Ngay từ đầu năm học, tụi mình đã tự động tổ chức học thêm một tuần ba buổi, nhờ cô Hà chủ nhiệm lớp 4A của mình bồi dưỡng tại nhà Bạch Kim đấy. Còn hai buổi trong tuần thì học cá nhân. Chất lượng giữa học kì vừa qua, đứng đầu toàn khối. Các thầy cô giáo đều khen 4A học giỏi và ngoan. Giá có Hải Như cùng học thì vui biết chừng nào! Nhưng cuộc sống mà Như! Có phải cái gì mình muốn cũng đều thực hiện được cả đâu. Cái chính là ở tình bạn. Dù xa nhau nhưng bao giờ cũng nghĩ về nhau, mong cho nhau những điều tốt đẹp. Thế là quý rồi, phải không Như? Cho mình tạm dừng ở đây. Chúc Như và những người bạn mới của Như năm mới luôn vui khỏe, học giỏi. Nhớ hôn hộ mình bé Hải Vân nhiều nhiều nhé! ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm để đọc một trong các bài Tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 (Sách Tiếng Việt 4, tập 2). Sau đó, trả lời câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc do giáo viên yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về túi khoai tây Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.
  8. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? A. Để cho cả lớp liên hoan. B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. C. Để cho cả lớp học môn sinh học. D. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. Câu 2: Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? A. Đi đâu cũng mang theo. B. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước. C. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước. D. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý. Câu 3: Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác? A. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người. B. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. C. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. D. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Câu 4: Theo em, thế nào là lòng vị tha? A. Rộng lòng tha thứ. B. Cảm thông và chia sẻ. C. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ.
  9. D. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi. Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào? Câu 6: Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Câu 7: Hãy đặt 1 câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích? Câu 8: Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào? Câu 9: Tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3. Hãy viết câu trên thành câu khiến? Câu 10: Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa? B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (3 điểm) Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67) 2. Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết 1 bài văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) - Học sinh đọc lưu loát và diễn cảm: 2 điểm - Học sinh trả lời được câu hỏi có liên quan đến nội dung bài đọc: 1 điểm 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm) Câu 1b: (0,5 điểm) Câu 2c: (0,5 điểm) Câu 3a: (0,5 điểm) Câu 4c: (0,5 điểm) Câu 5: (0,5 điểm)
  10. Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. Câu 6: (0,5 điểm) Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán. Câu 7: (1 điểm) Ví dụ: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới. Câu 8: Đặt đúng kiểu câu "Ai thế nào ?" (1 điểm) Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm) Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều tham gia đêm Hội diễn văn nghệ 26-3 nhé ! Câu 10: (1 điểm) Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Chính tả: (3 điểm) - Viết bài Khuất phục tên cướp biển (từ "Cơn tức giận như con thú dữ nhốt chuồng" - Sách Tiếng Việt 4, tập 2, tr 67 ) - Yêu cầu: Bài viết đẹp, không sai - sót lỗi chính tả (3 điểm) - Sai 4 lỗi: trừ 1 điểm 2. Tập làm văn: (7 điểm) Hãy viết 1 đoạn văn tả về cây cối mà em yêu thích nhất - Yêu cầu: Bố cục đầy đủ, rõ ràng. Nội dung trọng tâm. Có sử dụng mở bài theo kiểu gián tiếp và kết bài theo hướng mở rộng. - Kĩ năng dùng từ, đặt câu hay và câu văn đúng ngữ pháp. - Bài văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.