Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (Có đáp án)

II. Đọc văn bản sau và làm bài tập.

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên.

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước )

Theo Lâm Ngũ Đường

Chọn ý đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:

Câu 1. (0,5 đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào?

a. Là người có ngoại hình xấu xí.

b. Là người rất thông minh.

c. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.

d. Là người dũng cảm.

Câu 2. (0,5 đ) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo

b. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí

c. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí.

d. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có.

pdf 14 trang Mạnh Đạt 07/02/2024 1460
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_3_de_thi_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 3 đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Lê Đức Thọ (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC NĂM HỌC 2021 - 2022 LÊ ĐỨC THỌ Môn: Tiếng Việt 4 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng : Đọc một trong các bài tập đọc đã học. II. Đọc văn bản sau và làm bài tập. Bông sen trong giếng ngọc Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu nuôi nhau bằng nghề kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ, Chiêu quốc công Trần Nhật Duật mở trường dạy học, Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ, miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường. Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ. Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bề ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm bài phú “ Bông sen giếng ngọc’’nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm chất cao quí khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên. Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt. Vua Nguyên tặng ông danh hiệu Trạng nguyên. Nhân dân ta ngưỡng mộ, tôn xưng ông là: Lưỡng quốc Trạng nguyên ( Trạng nguyên hai nước ) Theo Lâm Ngũ Đường Chọn ý đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. (0,5 đ) Ngày còn nhỏ, Mạc Đĩnh Chi là người như thế nào? a. Là người có ngoại hình xấu xí. b. Là người rất thông minh. c. Là người có ngoại hình xấu xí nhưng tỏ ra rất thông minh.
  2. d. Là người dũng cảm. Câu 2. (0,5 đ) Vì sao lúc đầu nhà vua toan không cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? a. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo b. Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí c. Vì Mạc Đĩnh Chi là con nhà thường dân nghèo và xấu xí. d. Vì Mạc Đĩnh Chi giàu có. Câu 3. (0,5 đ) Vì sao cuối cùng nhà vua quyết định lấy Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên? a. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí của hoa sen. b. Vì bài phú “Bông sen giếng ngọc” ông dâng lên vua thể hiện phẩm chất cao quí khác thường của hoa sen và tỏ rõ chí hướng tài năng của ông. c. Vì bông hoa sen rất đẹp d. Vì hoa sen được nhiều người yêu thích. Câu 4. (0,5 đ) Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” a. Vì Mạc Đĩnh Chi là Trạng Nguyên của nước ta. b. Vì Mạc Đĩnh Chi là người học giỏi nhất. c. Vì ông được vua của hai nước phong tặng danh hiệu Trạng nguyên. d. Vì ông được mọi người kính trọng. Câu 5. (1 đ) Em hãy nêu những suy nghĩ của mình về nhân vật Mạc Đĩnh Chi. Câu 6. (1 đ) Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Câu 7. (0,5 đ) Trong câu: Hôm sau, chúng tôi đi Sa Pa. Bộ phận nào là chủ ngữ ? (0,5 điểm) a. Hôm sau b. chúng tôi c. đi Sa Pa d. Sa Pa Câu 8. (0,5 đ) Trong các câu sau câu nào có sử dụng Trạng ngữ: a. Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng. b. Hoa, Mai đều là học sinh giỏi
  3. c. Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, tài giỏi. d. Bác ơi cho cháu mượn cái bơm nhé. Câu 9. (1 đ) Em hãy nêu bốn động từ miêu tả hoạt động của con vật ( con mèo, con chó, con gà, con vịt, ) Câu 10. (1 đ) Đặt một câu có dùng Trạng ngữ. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (nghe – viết) (3 đ) Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Một đô thị miền sông nước” II. Viết đoạn, bài (8 đ) Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. ( chó, mèo, gà, vịt ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng : Đọc một trong các bài tập đọc đã học. (3 điểm) II (7đ) Đọc văn bản và làm bài tập Câu 1: c Câu 2: c Câu 3: b Câu 4: c Câu 5: Mạc Đĩnh Chi là người thông minh, chăm chỉ nên được mọi người nể trọng. Câu 6: Người có đức có tài hết lòng vì đất nước thì sẽ được nể trọng và ngưỡng mộ. Câu 7: b Câu 8: a Câu 9: VD : chạy, vẫy đuôi, bới, vỗ cánh, Câu 10 : Tùy hs đặt câu, GV ghi điểm.
  4. VD : Sáng mai, cả nhà về quê thăm ông bà B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: ( 2 điểm ) - Giáo viên đọc cho học sinh viết ( chính tả nghe – viết ) một đoạn văn tốc độ khoảng 85 chữ. - Tốc độ đạt yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng qui định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả ( không sai quá 5 lỗi ): 1 điểm II. Tập làm văn: ( 8 điểm ) Đảm bảo các yêu cầu sau đây được 8 điểm: + Viết được bài văn tả con vật đúng nội dung, đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã cho. Mở bài : (1điểm) Giới thiệu con vật định tả. Thân bài : (4 điểm) Nội dung : 2điểm ; kĩ năng : 1điểm ; cảm xúc :1điểm Kết bài : (1 điểm) Dùng từ đặt câu : 1 điểm ; sáng tạo : 1điểm Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và cho điểm. ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm) Đọc thầm bài: “Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất” và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cửa biển Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.
  5. Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương. Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngot, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần. Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm. Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ còn sống sót cập bờ biển Tây Ban Nha. Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới. Theo TRẦN DIỆU TẦN và ĐỖ THÁI Câu 1: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy khởi hành từ đâu? a. Châu Mĩ. b. Châu Á. c. Châu Âu. Câu 2: Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng nào? a. 20 / 7/1519. b. 20 / 9/1519. c. 20 / 8/1519. Câu 3: Cuộc thám hiểm của Ma-gien-lăng có nhiệm vụ gì? a. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. b. Khám phá những loại cá mới sống ở đại dương. c. Khám phá dưới đáy biển.
  6. Câu 4: Khi trở về, đoàn thám hiểm còn bao nhiêu chiếc thuyền? a. Không còn chiếc nào. b. 1 chiếc. c. 2 chiếc. Câu 5: Đoàn thám hiểm gặp khó khăn khi hết thức ăn và nước ngọt ở đại dương nào? a. Đại Tây Dương. b. Thái Bình Dương c. Ấn Độ Dương. Câu 6: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới hết bao nhiêu ngày? a. Chưa đến một nghìn ngày. b. Một nghìn ngày. c. Hơn một nghìn ngày. Câu 7: Vì sao đoàn thám hiểm chỉ với 18 thuỷ thủ còn sống sót trở về? a. Vì họ bị chết đói và chết khát. b. Vì họ giao tranh với dân đảo. c. Vì họ bị chết đói, chết khát và giao tranh với dân đảo. Câu 8: Đoàn thám hiểm đi vòng quanh thế giới bằng? a. Đường thuỷ. b. Đường bộ. c. Đường hàng không. Câu 9: Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm? a. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân. b. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. c. Đi chơi xa để xem phong cảnh.
  7. Câu 10: Câu nào giữ được phép lịch sự? a. Chiều nay, đón em nhé! b. Chiều nay, chị phải đón em đấy! c. Chiều nay, chị đón em nhé! Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được. Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng? II. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm ) * Học sinh bốc thăm đọc một đoạn (90 tiếng/ 1 phút) và trả lời 1 câu hỏi (do giáo viên chọn trong đoạn đọc đó) trong các bài sau: Bài 1: Đường đi Sa Pa (TV 4, tập II, trang 102) Bài 2: Ăng – co- Vát (TV4 tập 2 trang 123) Bài 3: Con chuồn chuồn nước (TV4 tập 2 trang 127) Bài 4: Vương quốc Vắng nụ cười (TV4 tập 2 trang 132) Bài 5: Tiếng cười là liều thuốc bổ (TV4 tập 2 trang 153) Bài 6: Ăn “mầm đá” (TV4 tập 2 trang 157) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (Nghe – viết): 15 phút Con chuồn chuồn nước Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cái cánh khẽ rung như còn đang phân vân. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Nguyễn Thế Hội II. Tập làm văn : 25 phút Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
  8. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (7 điểm) Trắc nghiệm Câu Đáp Án 1 C 2 B 3 A 4 B 5 B 6 C 7 C 8 A 9 B 10 C Câu 11: Đặt một câu cảm trong tình huống sau: Cô giáo ra một câu hỏi khó, cả lớp chỉ có một bạn trả lời được. 1 điểm - Trời ! Bạn giỏi thật! - Ôi! Bạn thông minh quá! - Bạn giỏi quá! - Câu 12: Em có cảm nhận gì về nhân vật Ma-gien-lăng? 1 điểm Ma-gien-lăng là người dủng cảm./ Ma-gien-lăng đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định trái đất hình cầu./ Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới./ .
  9. II. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (Nghe – viết): 15 phút - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm. - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm II. Tập làm văn : 8 điểm - Viết được bài văn có bố cục rõ ràng: Phần mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu được con vật cần tả. Phần thân bài: (4 điểm) - Tả hình dáng loài vật cần tả. (2 điểm) - Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật (2 điểm) Phần kết bài: (1 điểm) - Nêu được tình cảm của mình với con vật (1 điểm) Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm) - Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm) - Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm ) - Bài viết có sự sáng tạo: có sử dụng từ láy hoặc các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, có cảm xúc, ý văn rõ ràng, sinh động (1 điểm) ĐỀ THI SỐ 3
  10. A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 4, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Đừng để lòng tham dụ dỗ mình Ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo nhưng sống rất hòa thuận. Gia sản của họ chỉ là cái lưới, túp lều rách nát và máng lợn sứt mẻ. Chiều nào cũng vậy, ông lão chài lưới ra biển bắt cá còn bà vợ thì ngồi nhà kéo sợi. Một hôm, ông ra biển bắt cá thì thấy biển rộng mênh mông. Ông nghĩ: “Biển rộng mênh mông thế này chắc nhiều cá lắm đây!” Lần thứ nhất, ông lão kéo lưới và chỉ thấy vài sợi rong biển. Buồn quá, ông lão kéo lần hai và càng thất vọng vì lưới không có gì. Sau lần kéo thứ ba, ông lão chỉ bắt được con cá vàng nhỏ. Cá van xin: “Xin ông lão tha cho tôi rồi ông muốn gì cũng được”. “Tôi chẳng cần gì cả.” – Ông lão nói và thả cá về biển sâu. Về đến nhà, ông thuật lại câu chuyện cho bà nghe. Bà vợ trợn mắt lên: “Ông không thấy cái máng lợn nhà mình hỏng rồi à? Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi.” Ông lão lóc cóc quay lại biển và xin cá vàng cái máng mới. Cá vàng cười nói: “Ông cứ về đi.” Ông lão về và thấy mụ vợ ngồi bên cái máng mới. Bà vợ lại quát ông lão: “Ông không thấy cái lều nhà mình rách nát rồi hả? Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi!” Ông lại lóc cóc quay về biển. Lần này, biển đắm chìm trong những cơn sóng lăn tăn. Ông lại xin cá vàng ngôi nhà và khi về đến nơi, ông lão thấy một ngôi nhà rất khang trang, đẹp đẽ. Bà lại không vừa lòng, bắt ông lão xin cho mình làm hoàng hậu và ông lão lại ra biển xin cá vàng. Về đến nhà, ông thấy bao nhiêu là quân lính đang hầu hạ bà. Chán cảnh ăn không ngồi rồi, bà lại lôi cổ ông và bảo ông bắt cá vàng về, biến mình thành Long Vương cai trị biển cả. Ông lão lại ra biển và xin cá cho bà làm Long Vương. Cá không nói gì, quay trở về biển cả mù mịt sương gió. Về đến nhà, ông lão chỉ thấy bà lão ngồi bên máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách nát. (Nguyễn Duy Nhật Huy – học sinh lớp 4A1, Kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
  11. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Cá van xin ông lão điều gì? (0,5 điểm) A. Xin ông tha cho, ông muốn gì cũng được. B. Xin ông đừng giết vì còn một đàn con đang đói. C. Xin ông cho lên bờ sống. D. Xin ông đừng làm hại các loài cá ở biển. Câu 2. Ông lão có cần cá trả ơn không? (0,5 điểm) Câu 3. Bà vợ ông lão không yêu cầu ông xin cá những gì? (0,5 điểm) A. Một cái máng lợn mới. B. Một ngôi nhà khang trang, đẹp đẽ. C. Cho bà làm hoàng hậu, làm Long Vương. D. Cho bà một bộ quần áo mới Câu 4. Những đòi hỏi của bà vợ như thế nào? (0,5 điểm) A. Chính đáng, hợp tình, hợp lý. B. Càng ngày càng đòi hỏi cao hơn. C. Bình thường, dễ dàng thực hiện. D. Viển vông, thiếu thực tế, không thực hiện được. Câu 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên? (1,0 điểm) Câu 6. Đóng vai ông lão, em sẽ nói gì với bà vợ khi trở về và trông thấy bà ngồi bên cái máng lợn sứt mẻ trong túp lều rách? (1,0 điểm) Câu 7. Em hãy chọn trạng ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau: (0,5 điểm) , ông lão đã thả cá vàng về biển sâu mà không đòi hỏi điều gì. A. Bằng lòng tốt của mình B. Bằng sự hiểu biết của mình C. Bằng một hành động chân tình D. Bằng thái độ của mình
  12. Câu 8. Đặt câu cảm cho các tình huống sau : (1,0 điểm) a. Em cảm động trước tấm lòng nhân hậu của ông lão đánh cá, cứu giúp cá vàng mà không đòi trả ơn. b. Em tức giận trước hành động của bà lão tham lam, bội bạc. Câu 9. Xếp các từ sau vào hai nhóm và viết lại vào bảng: du canh, du khách, du cư, du lịch, du học, du xuân, du mục, du kí. (0,5 điểm) Nhóm có tiếng du có nghĩa là “đi Nhóm có tiếng du có nghĩa là “không cố chơi” định” M. Du lịch M. Du cư Câu 10. Sửa lại những câu dưới đây để đảm bảo phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị. (1,0 điểm) a. Ông xin ngay một cái máng lợn cho tôi. b. Ông đi xin ngay cái nhà sang trọng, đủ tiện nghi cho tôi! B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút) Giấy và nghề in được phát minh như thế nào? Thời cổ đại, trước khi phát hiện ra giấy và nghề in, tổ tiên chúng ta đã phải dùng những thanh tre, thanh gỗ để ghi chép lại và truyền bá văn hoá tri thức cho mọi người. Vào thời Tây Hán, Trung Quốc đã bắt đẩu phát minh ra giấy. Vì phương pháp sản xuất còn thô sơ, giấy hồi đó vẫn chưa được dùng để viết sách. Đến thời Đông Hán, nhà phát minh Sái Luân, trên cơ sở của giấy Tây Hán, vào năm 105, đã cải tiến nghề làm giấy. Ông dùng vỏ cây, dây đay, vải rách để làm nguyên liệu sản xuất giấy. (Theo 10 vạn câu hỏi vì sao?, sachvui.com) II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút) Tả lại một cây hoa mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (3 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 2. Gợi ý:
  13. Ông lão không cần cá trả ơn. Ông liền thả cá về biển sâu. Câu 3. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm Câu 4. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm Câu 5. Gợi ý: + Những kẻ vong ân bội nghĩa, tham lam bội bạc sẽ bị trừng phạt. + Phải tự mình lao động mới có thể gặp được những điều may mắn. + Phải phấn đấu để có giàu sang, địa vị và phải biết khả năng của mình đến đâu chứ không đòi hỏi quá đáng, viển vông. + Phải sống giàu ân tình và nhân hậu chứ không được bội bạc, có mới nới cũ. Câu 6. Gợi ý: Chúng ta nên hài lòng với những cái mình có, không nên tham lam quá bà ạ! Câu 7. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 8. Gợi ý: a) Ông lão thật có tấm lòng nhân hậu! b) Bà lão quá tham lam, bội bạc! Câu 9. a) Du khách, du kí, du lịch, du xuân. b) Du canh, du cư, du học, du mục. Câu 10. Gợi ý sửa lại: a) Cái máng lợn nhà mình hỏng rồi, ông xin giúp tôi một cái mới nhé! b) Nhà mình nghèo quá, ông hãy xin một ngôi nhà sang trọng, đầy đủ tiện nghi đi. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo: Khu ban công nhà em được mẹ chăm chút trồng rất nhiều những chậu hoa nhỏ xinh. Những chậu hoa hồng gai, hoa hồng leo đủ màu sắc. Chậu hoa đồng tiền, hoa thược dược và hoa cúc trắng chen nhau đơm bông.Cúc trắng mọc thành từng khóm, những thân cây chi chít, chen chúcnhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm, mảnh mai như cây sậy. Lá mọc thành từng chùm xòe ra như những ngón tay. Hình lá xẻ cong mềm mại, mọc so le nhưng rất dày, vì thế nhìn khóm cúc tưởng như nó xòa lan ra mặt đất. Lá cúc xanh quanh năm, một màu xanh dìu dịu. Cây cúc trắng không gợi nhớ mùa thu như cây cúc vàng, mùa xuân như cây cúc vạn thọ. Nó là loại hoa tứ quý luôn trang điểm cho đời thêm đẹp, thêm vui. Mỗi
  14. ngày rằm, mùng một, mẹ thường chọn những bông cúc đẹp nhất cắm vào lọ đặt lên bàn thờ. Em luôn giúp mẹ chăm sóc những khóm hoa để hoa rực rỡ, ngát hương.