Bộ 5 đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên

  1. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: (0,5điểm) Khi băng qua khu rừng già, ngọn gió muốn điều gì?

a/ Làm cho cả khu rừng trở nên mát mẻ.

b/ Kết bạn với tất cả các loài cây trong rừng

c/ Mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của nó.

Câu 2: (0,5 điểm) Cây sồi già làm gì trước ngọn gió hung hăng?

a/ Dùng những chiếc lá chống lại cơn gió.

b/ Bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không gục ngã.

c/ Uốn mình tránh cơn gió mạnh.

Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao ngọn gió không quật ngã được cây sồi?

a/ Vì cây sồi khỏe hơn ngọn gió rất nhiều.

b/ Vì cây sồi luôn tự tin, vững vàng trước mọi kẻ thù.

c/ Vì cây sồi có những nhánh rễ vươn dài , bám sâu vào lòng đất.

Câu 4: (0,5điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

a/ Phải rèn luyện để có sức mạnh.

b/ Luôn tự tin, vững vàng trước mọi việc

c/ Luôn đoàn kết với bạn bè

doc 10 trang Mạnh Đạt 21/06/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 5 đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_5_de_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4.doc

Nội dung text: Bộ 5 đề ôn tập kiểm tra cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Đọc hiểu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Điện Biên

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 PHẦN ĐỌC HIỂU Thời gian: 30 phút ĐỀ SỐ 1 I. Đọc bài sau: Ngọn gió và cây sồi Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của nó. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng , Như bị thách thức , ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: -Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: -Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cảm ơn ông, ngọn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chiụ đựng và sức mạnh của mình. Hà Yên biên soạn- GIEO MẦM TÍNH CÁCH II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: (0,5điểm) Khi băng qua khu rừng già, ngọn gió muốn điều gì? a/ Làm cho cả khu rừng trở nên mát mẻ. b/ Kết bạn với tất cả các loài cây trong rừng
  2. c/ Mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của nó. Câu 2: (0,5 điểm) Cây sồi già làm gì trước ngọn gió hung hăng? a/ Dùng những chiếc lá chống lại cơn gió. b/ Bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không gục ngã. c/ Uốn mình tránh cơn gió mạnh. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao ngọn gió không quật ngã được cây sồi? a/ Vì cây sồi khỏe hơn ngọn gió rất nhiều. b/ Vì cây sồi luôn tự tin, vững vàng trước mọi kẻ thù. c/ Vì cây sồi có những nhánh rễ vươn dài , bám sâu vào lòng đất. Câu 4: (0,5điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a/ Phải rèn luyện để có sức mạnh. b/ Luôn tự tin, vững vàng trước mọi việc c/ Luôn đoàn kết với bạn bè Câu 5: (1 điểm) Câu: “Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi”. Chủ ngữ : Vị ngữ : Câu 6: (1 điểm) Em hiểu câu tục ngữ : Sông có khúc, người có lúc là thế nào? . . Câu 7: (0,5điểm)Xác định trạng ngữ trong câu và nêu ý nghĩa của trạng ngữ: Vì vắng tiếng cười, vương quốc nọ buồn chán kinh khủng. Câu 8: (0,5điểm) Đặt một câu khiến nêu lời yêu cầu của em với bạn. HẾT .
  3. ĐỀ SỐ 2: I. Đọc bài sau: Chuyện về loài voi Tổ tiên của tôi là Voi ma mút sống cách đây rất lâu, giờ không còn nữa. Bây giờ tôi là loài động vật khổng lồ sống trên cạn. Chiếc vòi dài trông rất ngộ nghĩnh của tôi là mũi và môi trên biến đổi thành. Còn đôi ngà tuyệt đẹp là hai răng cửa hàm trên phát triển thành. Chiếc vòi dài của tôi không phải là vô tích sự đâu nhé, nó làm được rất nhiều việc đấy! Với bốn chân to như cột đình, loài Voi chúng tôi đi rất khỏe. Chúng tôi có thể mang gỗ đi xuyên qua rừng, giúp ích cho con người. Thức ăn của chúng tôi là các loại lá cây. Chúng tôi thích sống thành đàn với sự chỉ huy của một bác Voi đầu đàn. Voi mẹ mỗi lần chỉ đẻ một con. Con voi mới đẻ được mẹ cho bú sữa, đi theo đàn kiếm ăn và được cả đàn yêu quí, chăm sóc. Loài Voi chúng tôi là loài vật thông minh và hiền lành nên rất dễ huấn luyện. Nếu có dịp gặp nhau, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến tài nghệ của loài Voi chúng tôi. Theo Trần Thị Ngọc Trâm II. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: (0,5 điểm) Những dòng nào nêu đúng đặc điểm của loài Voi? a/ Có chiếc vòi dài ngộ nghĩnh do mũi và môi trên biến đổi thành. b/ Có đôi tai to và đặc biệt thính nhạy. c/ Có đôi ngà tuyệt đẹp là do hai răng cửa hàm trên phát triển thành. Câu 2: (0,5 điểm) Voi làm gì giúp ích cho con người? a/ Cày những thửa ruộng lớn. b/ Chở người qua sông khi không có đò. c/ Chuyên mang gỗ đi xuyên qua rừng. Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao loài Voi dễ huấn luyện?
  4. a/ Vì chúng thông minh và hiền lành. b/ Vì chúng rất gần gũi với con người. c/ Vì chúng có thể làm được nhiều việc có ích. Câu 4: (0,5 điểm) Loài Voi thích ăn và sinh sống như thế nào? a/ Ăn thóc gạo và sống riêng lẻ. b/ Ăn lá cây và sống thành đàn. c/ Ăn hoa quả và sống theo từng gia đình. Câu 5: (0,5điểm) Tìm trong bài và ghi lại một câu có trạng ngữ : Câu 6: (1 điểm) Câu: “Loài Voi chúng tôi là loài vật thông minh và hiền lành nên rất dễ huấn luyện”. Chủ ngữ : Vị ngữ : . Câu 7: (1 điểm) Câu sau thuộc câu gì? Bộc lộ cảm xúc gì? Ồ! Các bạn Voi thông minh quá! Câu 8: (0,5 điểm) Đặt một câu có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh nói về một đồ vật. HẾT
  5. ĐỀ SỐ 3: I. Đọc bài văn sau: Sáng nay chim sẻ nói gì? Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thoả thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi.” Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim Sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim Sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim Sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim Sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió: - Chị ơi, em đói lắm! - Ai thế? Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế? - Em là Chim Sẻ nè. Em đói Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim Sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công. - Ôi, em cám ơn chị! Chim Sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập. (Theo Báo Nhi đồng số 8/2009) II.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1 (0,5đ). Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, vật đó có giá trị ra sao? A. Viên đá quý rất đắt tiền. B. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. C. Một vật là đồ cổ có giá trị. Câu 2 (0,5đ). Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý ? A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim.
  6. B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử. C. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm. Câu 3 (0,5đ). Sau khi được ăn Chim Sẻ đã nói gì với bé Na? A. Chị ơi, em đói lắm! B. Em là Chim sẻ nè. Em đói C. Ôi, em cám ơn chị! Câu 4 (0,5đ). Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi.” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì? A. Con người phải yêu quý thiên thiên và bảo vệ môi trường. B. Con người có thể chơi với các loài vật trong rừng. C. Con người có thể bắt các loài vật trong rừng. Câu 5 (1 đ). Viết lại 1 câu hỏi, 1 câu cảm có trong bài. - Câu hỏi: . . - Câu cảm: . Câu 6 (1 đ). Ghi lại bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu “Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật.” Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ Câu 7 (0,5đ). “Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió: - Chị ơi, em đói lắm!” dấu hai chấm có tác dụng gì? . Câu 8 (0,5đ). Để mượn đồ dùng học tập của bạn, em đặt một câu khiến. . Hết
  7. ĐỀ SỐ 4: I. Đọc bài văn sau: Chiều ngoại ô Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều. Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. (Theo Nguyễn Thụy Kha) II.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. (0,5 điểm) Không khí buổi chiều hè ngoại ô được miêu tả như thế nào? a) Thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. b) Không khí dịu lại rất nhanh. c) Cả a và b; Câu 2. (0,5 điểm) Những buổi chiều hè êm dịu, tác giả thường làm gì? a) Cùng lũ bạn đi dạo trên ruộng rau muống xanh mơn mởn. b) Cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt.
  8. c) Cùng lũ bạn đi dạo trên đồng lúa chín vàng; Câu 3. (0,5 điểm) Thú vị nhất của tác giả trong chiều hè ngoại ô là được làm gì? a) Được đá bóng cùng lũ bạn; b) Được ngắm hoàng hôn cùng lũ bạn; c) Được thả diều cùng lũ bạn; Câu 4. (0,5 điểm) Ngồi bên nơi cắm diều, tác giả muốn gửi gắm điều gì? a) Gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh; b) Gửi niềm vui của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh; c) Gửi nỗi buồn của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh; Câu 5: (0,5 điểm) Xác định trạng ngữ trong câu sau và cho biết trạng ngữ chỉ gì? Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Câu 6: (1 điểm) Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Những buổi chiều hè, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt.” a)Chủ ngữ: b)Vị ngữ: Câu 7: (1 điểm) Đặt một câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh nói về một con vật nuôi mà em yêu thích: Câu 8: (0,5 điểm) Câu sau thuộc kiểu câu gì và được dùng để làm gì? Chiều ngoại ô đẹp quá! HẾT
  9. ĐỀ SỐ 5: BÀ CHÚA BÈO Ở vùng quê Thái Bình năm xưa, đồng ruộng mênh mông mà đất bạc màu, cây lúa lớn lên không nuôi nổi con người. Nhiều Bài đọc năm hiểu mất -mùa, Thời dân gian làng : 30 chỉ phú ăn cháo cầm hơi. Đọc thầm bài văn sau: Một cô bé ra đồng bắt cua thấy lúa cằn cỗi bèn ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc nức nở. Bỗng, Bụt hiện lên hỏi: -Vì sao con khóc? Cô bé nghẹn ngào thưa: -Dạ, con thương cây lúa nghẹn đòng. Bụt nói: -Muốn cứu lúa, con hãy đưa cho ta một vật mà con quý nhất! Cô bé sờ vào túi thì túi nhẵn không. Sực nhớ đến đôi hoa tai bằng ngọc, cô vội gỡ ra, dâng lên Bụt: -Thưa Bụt, con chỉ có đôi hoa tai được mẹ trao lại trước khi chết. Mẹ con dặn: Đây là vật quý cùa dòng họ, hễ ai làm mất hoặc đem bán thì người đó suốt đời bị dòng họ xa lánh, hắt hủi. - Vậy con không sợ bị trừng phạt sao? - Để cứu lúa, con xin chịu trừng phạt. Bụt liền chỉ vào đám ruộng nước, bảo: - Con hãy ném đôi hoa tai xuống ruộng kia! Cô bé làm theo lời Bụt Lạ thay, bông hoa tai sáng rực màu xanh rồi chìm xuống nước, sau đó nổi lên một cây bèo giống hình hoa dâu. Bụt dặn: Con hãy đụng vào cây bèo để nhân nó lên hàng triệu triệu cây mà bón lúa. Lúa sẽ xanh non, hết nghẹn đòng rồi sây hạt nặng bông. Dứt lời, Bụt biến mất. Cô bé làm theo lời Bụt dặn và thấy bèo cứ thế sinh sôi, nảy nở, lan rộng, phủ xanh đồng làng. Mùa năm ấy, lúa vàng trĩu hạt. Biết chuyện cô bé vì dân làng mà hi sinh vật quý, dòng họ đã từ bỏ lời nguyền và luôn yêu thương cô. Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô để tỏ lòng biết ơn và gọi cô là bà Chúa Bèo. ( Theo Phong Châu) II.Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. (0,5điểm) Câu chuyện được kể ở vùng quê nào? a/ Tây Nguyên b/ Nam Định. c/ Làng La Vân, tỉnh Thái Bình Câu 2. (0,5điểm) Vì sao cô bé ngồi ở bờ ruộng ôm mặt khóc? a/ Vì không bắt được cua.
  10. b/Vì thương cây lúa đang nghẹn đòng. c/ Vì thương dân làng ăn cháo cầm hơi. Câu 3. (0,5điểm) Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất ý chí của cô bé trong việc cứu lúa? a/ Sẵn sàng hi sinh đồ vật quý giá của bản thân. b/ Sẵn sàng hi sinh kỉ vật quý báu do mẹ trao lại. c/ Sẵn sàng chịu đựng sự trừng phạt của dòng họ. Câu 4. (0,5điểm) Việc làm của cô bé đem lại kết quả gì cho dân làng? a/ Có cây bèo hoa dâu trông đẹp mắt, sinh sôi nảy nở phủ xanh đồng làng. b/Có bèo hoa dâu bón cho lúa xanh tốt, hết nghẹn đòng, sây hạt nặng bông. c/ Có một mùa lúa vàng trĩu hạt, mọi người được sống một năm hạnh phúc. Câu 5.a. (0,5điểm) Bài văn đã sử dụng những kiểu câu nào đã học? . b/(0,5điểm) Em hãy đặt một câu khiến đề nghị bạn tập trung nghe cô giảng bài. . Câu 6: (0,5điểm) Trong câu “ Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô.” Chủ ngữ : . Câu 7. (0,5điểm) Trạng ngữ trong câu “ Khi cô mất, dân làng La Vân, tỉnh Thái Bình đã lập đền thờ cô.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu ? . Câu 8: (1 điểm) Em hiểu câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nghĩa là gì ? . . Hết