Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

II. Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐIỂU NÊN LÀM NGAY

Trong một khoá học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau : "Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy".

Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình :

"Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả

những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy.

Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa.

Tôi bước vào và nói : “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố”

Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói : "Bố cũng yêu con, con trai ạ ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó."

Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa".

(Theo Đen-nít E. Man-nơ-rinh)

1. Vị giáo sư tâm lí học đã giao đề bài cho học viên như thế nào? (0.5 điểm)

A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc

đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy.

B. Đến gặp bố mẹ của mình và nói với bố mẹ rằng bạn yêu họ.

C. Hãy nói với vợ của bạn rằng bạn yêu và thương họ rất nhiều.

D. Hãy tìm một người lao công trong trường và hỏi về cuộc sống của họ.

2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào? (0.5 điểm)

A. Họ quá bận rộn với công việc và không có thời gian làm những việc này.

B. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói.

C. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó.

D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó.

pdf 27 trang Mạnh Đạt 07/02/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbo_5_de_thi_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Bộ 5 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TH NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT 4 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 60 phút) ĐỀ SỐ 1 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1) 2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1) 3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1) 4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1) 5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1) 6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1) 7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1) 8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐIỂU NÊN LÀM NGAY Trong một khoá học về tâm lí học, vị giáo sư ra đề bài như sau : "Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy". Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thực hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó. Cuối cùng, thì cũng có một người đàn ông đã kể lại câu chuyện của mình : "Cách đây 5 năm, giữa tôi và bố có một bất đồng sâu sắc, và từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được. Tôi tránh gặp mặt ông ngoại trừ những trường hợp không đừng được khi phải họp gia đình. Nhưng ngay cả
  2. những lúc ấy, chúng tôi cũng hầu như không nói với nhau một lời nào. Vì vậy, tôi đã thuyết phục bản thân đến để xin lỗi và nói với bố tôi rằng tôi yêu ông ấy. Quyết định ấy dường như đã làm giảm đi phần nào áp lực nặng nề trong lòng tôi. Đêm hôm đó, tôi hầu như chẳng chợp mắt được. Ngày hôm sau, tôi đến nhà bố mẹ và bấm chuông, lòng thầm mong bố sẽ mở cửa cho tôi. Tôi lo sợ rằng nếu mẹ mở cửa thì dự định của tôi sẽ không thành, tôi sẽ bày tỏ với mẹ thay vì với bố. Nhưng may quá, bố tôi đã ra mở cửa. Tôi bước vào và nói : “Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố” Có một sự chuyển biến trên khuôn mặt bố tôi. Gương mặt ông dãn ra, những nếp nhăn dường như biến mất và ông bắt đầu khóc. Ông bước đến, ôm chầm lấy tôi và nói : "Bố cũng yêu con, con trai ạ ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để có thể nói với con điều đó." Đó là thời khắc quý báu nhất trong đời tôi. Hai ngày sau, bố tôi đột ngột bị một cơn đau tim và vẫn còn nằm trong bệnh viện cho đến bây giờ. Nếu như tôi trì hoãn bộc lộ với bố, có lẽ tôi không còn cơ hội nào nữa". (Theo Đen-nít E. Man-nơ-rinh) 1. Vị giáo sư tâm lí học đã giao đề bài cho học viên như thế nào? (0.5 điểm) A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy. B. Đến gặp bố mẹ của mình và nói với bố mẹ rằng bạn yêu họ. C. Hãy nói với vợ của bạn rằng bạn yêu và thương họ rất nhiều. D. Hãy tìm một người lao công trong trường và hỏi về cuộc sống của họ. 2. Những người đàn ông cho rằng đề bài khó ở chỗ nào? (0.5 điểm) A. Họ quá bận rộn với công việc và không có thời gian làm những việc này. B. Thật khó lòng nói lời yêu thương với người đã lâu mình không nói. C. Thật khó khăn để nói lời xin lỗi ai đó. D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó. 3. Người đàn ông trong câu chuyện đã phải vượt qua khó khăn gì để có thể nói lời xin lỗi và nói lời yêu thương với cha của mình? (0.5 điểm) A. Vượt qua sự chênh lệch thời gian giữa hai quốc gia.
  3. B. Vượt qua một quãng đường dài. C. Vượt qua gia đình anh ta. D. Vượt qua chính bản thân anh ta. 4. Người đàn ông đã bày tỏ như thế nào với bố của mình? (0.5 điểm) A. Bố ơi, có thể bố sẽ ghét con, nhưng con luôn yêu bố. B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố. C. Bố ơi, xin bỗ hãy tha lỗi cho con, con yêu bố. D. Con không làm mất thời gian của bố đâu, bố đừng giận con nữa nhé! 5. Thái độ của người bố thay đổi như thế nào khi nghe lời bày tỏ của người con? (0.5 điểm) A. Ông bố vô cùng tức giận vì cho tới tận bây giờ cậu con trai mới chịu nhận ra lỗi lầm của mình. B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.” C. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con biết nhận ra lỗi của mình là tốt rồi.” D. Bố khóc vì xúc động đến chẳng thể cất lời. 6. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (0.5 điểm) A. Hãy học cách quản lí thời gian thật tốt! B. Phải xin lỗi bố mẹ ngay khi mình mắc lỗi. C. Đừng nên trì hoãn nói lời xin lỗi và yêu thương với một ai đó. D. Hãy luôn sống trong tình yêu thương. 7. Kể tên các từ láy có trong câu chuyện? (1 điểm) 8. Tìm các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người. (1 điểm) 9. Đặt một câu hỏi: (1 điểm) a. Có từ nghi vấn cái gì? b. Có từ nghi vấn làm gì? B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm)
  4. Ông Trạng thả diều Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp học nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi, vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. (Theo TRINH ĐƯỜNG) II. Tập làm văn (6 điểm) Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) A. Đến gặp một người mà mình quan tâm và nói rằng mình yêu họ. Đó phải là người mà trước đây hoặc đã lâu rồi bạn không nói những lời như vậy. 2. (0.5 điểm) D. Thật hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với ai đó. 3. (0.5 điểm) D. Vượt qua chính bản thân anh ta. 4. (0.5 điểm) B. Con không làm mất thời gian của bố đâu, con đến chỉ để nói với bố rằng bố hãy tha lỗi cho con và con yêu bố. 5. (0.5 điểm) B. Khóc vì xúc động rồi ôm chầm lấy con và nói: “Bố cũng yêu con, con trai ạ! Nhưng bố chưa biết làm thế nào để nói với con điều đó.”
  5. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta. Tục kéo co mỗi vùng một khác, nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài, đấu sức giữa hai bên. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên ấy thắng. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội. II. Tập làm văn (6 điểm) Hãy tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Đầu năm, tiết trời ấm áp 2. (0.5 điểm) A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp 3. (0.5 điểm) C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc 4. (0.5 điểm) D. Lá khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. 5. (0.5 điểm) A. CN: Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc. 6. (0.5 điểm) D. Hình mặt trăng 7. (1 điểm) - Động từ : hái về, rửa, luộc - Tính từ : sạch, chín 8. (1 điểm)
  6. Giờ ra chơi, em cùng các bạn chơi cầu lông. 9. (1 điểm) Câu hỏi dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu đồ dùng học tập mà em muốn miêu tả B. Thân bài (2.5 điểm) - Tả bao quát - Tả chi tiết - Nêu công dụng và sự gắn bó của đồ vật đối với em C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với đồ vật đó * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo:
  7. Minh Anh là bạn thân nhất trong lớp của em. Mùa hè vừa rồi bạn phải chuyển nhà theo gia đình vào vùng đất mới. Trước khi đi bạn có tặng em một món quà là một cây thước kẻ. Đó là món quà em vô cùng trân trọng. Chiếc thước kẻ được bọc trong một lớp vỏ màu cam tránh cho việc nó bị xây xước. Mỗi khi muốn dùng em chỉ cần nghiêng nhẹ là thước sẽ trượt ra và xuất hiện trước mắt em như trò ảo thuật. Thước dày dặn và chắc chắn. Chiều dài 20 xăng-ti-mét, chiều ngang mỗi cạnh là 2 xăng-ti-mét. Thước có màu lam, đó là màu mà em vô cùng yêu thích. Trên thước có dính một mảnh giấy nhỏ xinh với dòng chữ “Name”.Minh Anh đã nắn nót viết trên đó dòng chữ “Tặng Ngọc Thảo”. Đánh dấu rằng đây là chiếc thước của riêng em, độc nhất vô nhị.Mỗi lần nhìn nét chữ ấy em đều bật cười và nhớ đến người bạn của mình. Trên mặt thước được khắc từng vạch kẻ màu đen đậm và rõ ràng giúp em sử dụng một cách thuận tiện hơn rất nhiều. Chiếc thước luôn được em giữ gìn một cách cẩn thận. Đó không chỉ là món quà bạn thân tặng cho em mà còn là người bạn thân thiết của em,giúp em vạch từng dòng kẻ ngay ngắn và đồng hành với em mỗi khi học tập. ĐỀ SỐ 4 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1) 2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1) 3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1) 4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1) 5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1) 6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1) 7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1) 8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cậu học sinh giỏi nhất lớp
  8. Gia đình ông Giô - dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i có thể tiếp tục đi học. Ác – boa là một thị trấn nhỏ, không có lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố, với những chiếc cầu trắng phau. Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học. Thầy cứ lắc đầu chê Lu-i còn bé quá. Thầy Rơ-nê đã già, mái tóc ngả màu xám, da nhăn nheo, người hơi gầy và cao. Thầy hỏi: - Cháu tên là gì? Ông Giô-dép không đáp, liếc mắt nhìn Lu-i, có ý bảo Lu-i trả lời. - Thưa thầy con là Lu-i Pa-xtơ ạ! - Đã muốn học chưa hay còn thích chơi? - Thưa thầy con thích đi học ạ! Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng. - Thế thì được. Từ nhà đến trường không xa lắm, nhưng với tầm mắt của tuổi nhỏ, đó là cả một đoạn đường thơ mộng, có những chặng nghỉ và những trò chơi thú vị. Dưới một gốc cây to ở vệ đường, cỏ đã trụi đi vì những ván bi quyết liệt. Cái bãi gần đường vào thị trấn là nơi diễn ra những “pha”bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. Còn dưới chân cầu kia, đó là nơi Lu-i thường rủ Giuyn Vec-xen, người bạn thân nhất của mình, đến đó câu cá. Còn việc học hành của Lu-i thì khỏi phải nói! Gia đình và thầy giáo rất hài lòng. Thầy khen một cách thành thực về sự chăm chỉ và kết quả học tập của cậu. Cậu là học sinh giỏi nhất lớp. Theo Đức Hòa 1. Những chi tiết nào cho biết Lu-i Pa-xtơ khi đến trường hãy còn rất bé? (0.5 điểm) A. Thầy giáo lúc đầu chê Lu-i còn bé quá. B. Thầy giáo hỏi: “Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi?” C. Cả hai ý A và B đều đúng D. Cả hai ý A và B đều sai 2. Ngoài giờ học Lu-i thường tham gia những trò chơi nào? (0.5 điểm) A. Bắn bi, bá bóng, trốn tìm B. Đá bóng, bắn bi, câu cá
  9. C. Câu cá, bắn bi, bóng rổ D. Câu cá, bóng chày, bắt dế 3. Những từ ngữ nào cho biết Lu-i tham gia các trò chơi rất say mê? (0.5 điểm) A. Ván bi quyết liệt. B. “Pha” bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê. C. Cả hai ý A và B đều đúng D. Cả hai ý A và B đều sai 4. Kết quả học tập của Lu- i ra sao? (0.5 điểm) A. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp. B. Chưa cao vì Lu- i Pa- xtơ còn bé. C. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh xuất sắc nhất trường Ác-boa D. Không theo kịp các bạn trong lớp. 5. Tiếng “ông” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Chỉ có vần. B. Chỉ có vần và thanh. C. Chỉ có âm đầu và vần. D. Có âm đầu, vần và thanh. 6. Từ nào có thể thay thế cho từ “thành thực”? (0.5 điểm) A. Trung thành B. Chân thành C. Trung thực D. Trung hậu 7. Tìm ba câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung khuyên ta cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống? (1 điểm) 8. Tìm câu kể Ai làm gì? trong đoạn trích sau. Gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng câu tìm được. (1 điểm) Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Làm như không thèm để ý đến câu chuyện vặt! Xiến Tóc tức rung sừng, rung rang, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng, Xiến Tóc cất cánh vù đi.
  10. (Theo Dế Mèn phiêu lưu kí) 9. Đọc câu sau và cho biết Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì? (1 điểm) Thầy giáo gật gù ra vẻ bằng lòng: - Thế thì được. B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm) Tuổi ngựa Ngựa con sẽ đi khắp Trên những cánh đồng hoa Lóa màu trắng hoa mơ Trang giấy nguyên chưa viết Con làm sao ôm hết Mùi hoa huệ ngạt ngào Gió và nắng xôn xao Khắp đồng hoa cúc dại. Tuổi con là tuổi Ngựa Nhưng mẹ ơi, đừng buồn Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách biển Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường. XUÂN QUỲNH II. Tập làm văn (6 điểm) Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
  11. A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Cả hai ý A và B đều đúng 2. (0.5 điểm) B. Đá bóng, bắn bi, câu cá 3. (0.5 điểm) C. Cả hai ý A và B đều đúng 4. (0.5 điểm) A. Lu- i Pa- xtơ là một học sinh giỏi nhất lớp. 5. (0.5 điểm) A. Chỉ có vần. 6. (0.5 điểm) C. Trung thực 7. (1 điểm) a) Lửa thử vàng, gian nan thử lửa. b) Ai ơi giữ chí cho bền Dù xoay hướng đổi nền mặc ai. c) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. d) Có vất vả mới thanh nhàn Không dưng ai dễ cầm tàn che cho. 8. (1 điểm) Những câu kể Ai làm gì? Có trong đoạn văn là: (phần được gạch chân là vị ngữ của câu kể đó) Rồi tôi ung dung nhắm nhánh cỏ lũ trẻ vừa tranh nhau tuồn vào thưởng cho tôi. Xiến Tóc tức rung sừng, rung rang, nhưng không biết làm thế nào, vì có lũ trẻ ngồi đông trên bãi cỏ. Cuối cùng, Xiến Tóc cất cánh vù đi. 9. (1 điểm) Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng dẫn lời nói của nhân vật.
  12. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu về đồ chơi mà em muốn miêu tả. B. Thân bài (2.5 điểm) - Tả bao quát - Tả chi tiết - Nói về sự gắn bó của em với món đồ chơi đó C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với món đồ chơi đó * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Món quà mà em yêu thích nhất là bé thú bông màu tím nhạt. Đó là món quà mà mẹ tặng cho em vào dịp sinh nhật vừa rồi. Bé thỏ bông chỉ dài 50 cm thôi, nhìn rất nhỏ nhắn, xinh xắn và vừa vòng ôm của em. Thỏ bông có màu tím nhạt và trắng sữa, nhìn rất mát mắt. Bé được làm bằng bông rất mềm và mịn. Cứ thỉnh thoảng em lại cùng với mẹ tắm cho bé thỏ. Bởi thế lúc nào thỏ bông cũng có mùi thơm dìu dịu.
  13. Nổi bật nhất của thỏ bông có lẽ là hai chiếc tai rất dài. Tai thỏ có màu tím và phía lòng trong của tai có màu trắng sữa. Tai thỏ thon dài, phía bên tai trái còn đính một chiếc nơ màu xanh. Khuôn mặt của thỏ rất nhỏ nhắn và đáng yêu. Hai mắt được làm bằng hạt nhựa màu đen tuyền. phía trên còn có mi mắt cong vút. Mũi của thỏ bông nhỏ nhắn, phần nhô lên có đính hạt nhựa màu hồng. Lúc buồn chán em thường thích sờ vào mũi thỏ, cảm giác rất thoải mái. Bụng của thỏ bông thon và mềm lắm, được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng. Hai tay nhỏ nhắn xinh xắn. Hai chân tròn trịa, phía lòng bàn chân còn có những chấm tròn rất đáng yêu. Em yêu quý thỏ bông mỗi ngày đều ôm bé đi ngủ. Bé cùng em học tập, cùng em nghe nhạc, đọc truyện, cũng cùng em vui chơi. Chẳng biết từ bao giờ em đã coi thỏ bông như người bạn của mình. Thỏ bông là món quà mẹ tặng mà em vô cùng trân quý. Em sẽ giữ gìn thỏ bông thật cẩn thận để bé là người bạn thân thiết của em mãi mãi. ĐỀ SỐ 5 A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (4 điểm) GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc. 1. Ông Trạng thả diều (Trang 104 – TV4/T1) 2. Vẽ trứng (Trang 120 – TV4/T1) 3. Văn hay chữ tốt (Trang 125 – TV4/T1) 4. Chú đất Nung (Trang 134 – TV4/T1) 5. Cánh diều tuổi thơ (Trang 146 – TV4/T1) 6. Tuổi Ngựa (Trang 149 – TV4/T1) 7. Kéo co (Trang 155 – TV4/T1) 8. Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) (Trang 168 – TV4/T1) II. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CHIẾC DIỀU SÁO Chiến lớn lên, khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản. Bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.
  14. Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khoải trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh. Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói: - Con vót cái diều chơi bà ạ. Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi: - Chiến đấy thật ư con? Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột, bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp: - Diều của con đây cơ mà. Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga, bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên. (Theo Thăng Sắc) 1. Thuở nhỏ, Chiến là một cậu bé như thế nào? (0.5 điểm) A. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà. B. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều, chơi diều giỏi nhất làng. C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng. D. Khỏe mạnh, biết vâng lời bà, biết chơi diều và chơi rất giỏi. 2. Mười năm Chiến đi bộ đội và ngày anh trở về thì bà như thế nào? (0.5 điểm) A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến. B. Ngóng trông, chờ đợi, thương nhớ, không nhận ra Chiến. C. Thương nhớ, vui mừng khi thấy Chiến trở về. D. Thương nhớ, trông mong tin tức, không nhận ra Chiến. 3. Tại sao anh Chiến sụp xuống quỳ lạy, nước mắt ròng ròng? (0.5 điểm) A. Vì bà đã đẩy anh ra. B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn. C. Vì sau mười năm, anh mới gặp lại bà.
  15. D. Vì anh còn nhỏ chưa thể giúp được bà. 4. Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến? (0.5 điểm) A. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc diều sáo. B. Chiếc diều sáo mà bà đã cất cho Chiến ngày anh đi bộ đội. C. Mùa thả diều đến, Chiến vót diều để chơi, bà nhận ra hình dáng Chiến khi nhỏ còn chơi diều. D. Chiến đã về mang lại cho bà một niềm vui bất ngờ. 5. Câu “Chiến đấy thật ư con?” dùng để làm gì? (0.5 điểm) A. Dùng để hỏi. B. Dùng để đề nghị. C. Dùng để khẳng định. D. Dùng để thể hiện mong muốn. 6. Trong câu “Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm.” bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? là những từ nào? (M2) A. Bà B. Tối hôm ấy. C. Khi Chiến mang diều đi. D. Lại lần ra chõng nằm. 7. Em có nhận xét gì về nhân vật người bà ? (1 điểm) 8. Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (1 điểm) 9. Ghi lại các động từ chỉ trạng thái và tính từ trong câu sau “Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng.” (1 điểm) B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả (4 điểm) Văn hay chữ tốt Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
  16. Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt. Theo TRUYỆN ĐỌC 1 (1995) II. Tập làm văn (6 điểm) Tả đồ dùng học tập của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. II. Đọc hiểu (6 điểm) 1. (0.5 điểm) C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng. 2. (0.5 điểm) A. Thương nhớ, khắc khoải đợi chờ, bị lẫn, không nhận ra Chiến. 3. (0.5 điểm) B. Vì thương bà già yếu, bị lẫn. 4. (0.5 điểm) C. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ. 5. (0.4 điểm) C. Dùng để khẳng định. 6. (0.5 điểm) D. Lại lần ra chõng nằm. 7. (1 điểm) Bà rất thương yêu Chiến và luôn mong anh bình an trở về. 8. (1 điểm) Chúng ta cần phải biết hiếu thảo và làm vui lòng ông bà, cha mẹ. 9. (1 điểm) a. Động từ chỉ trạng thái: ngỡ ngàng, xuống, ròng ròng b. Tính từ: ngỡ ngàng, ròng ròng
  17. B. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm) Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau: * Về nội dung: A. Mở bài (0.75 điểm) Giới thiệu về đồ dùng học tập mà em muốn tả B. Thân bài (2.5 điểm) - Tả bao quát - Tả chi tiết - Nói về công dụng và sự gắn bó của em đối với đồ vật đó C. Kết bài (0.75 điểm) Tình cảm của em đối với đồ vật được tả. * Về hình thức: - Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm - Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm - Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm Bài viết tham khảo: Đầu năm học mới em cùng mẹ đi nhà sách để chuẩn bị đồ dùng học tập. Tại đây em đã thấy một chiếc bút chì xinh xắn mà em rất ưng ý. Mẹ đã mua tặng em chiếc bút chì ấy như một món quà nhỏ để động viên em trong học tập. Chiếc bút chì có hình dáng thon và dài.Độ dài của nó khoảng 15 xăng-ti-mét. Toàn thân được phủ một màu trắng sữa nhìn rất hài hòa và mát mắt. Nhìn bao quát thật giống một chiếc tàu vũ trụ thu nhỏ. Chỉ cần khởi động là có thể bay tới tận những hành tinh xa xôi bên kia.
  18. Chiếc bút chì được phân ra thành ba bộ phận nhỉ. Đầu bút chì có một chiếc nắp nhỏ xinh xắn nhìn như chiếc mũ.Mở nắp ra bên trong là một cái cục tẩy nhỏ xinh màu trắng nhỏ xinh. Chiếc cục tẩy này giúp ích em rất nhiều khi cần tẩy những thứ không cần thiết.Mẹ dặn cho cần phải rèn tính cẩn thận và sạch sẽ để hạn chế dùng tới cục tẩy. Em luôn ghi nhớ lời mẹ chỉ bảo, không để chiếc tẩy nhỏ xinh này bị mòn đi quá nhanh. Thân bút chì có hình lục giác, góc cạnh. Điều này thật tiện lợi giúp cho bút chì không bị lăn khi em đặt chú ta trên mặt phẳng.Trên thân bút được khắc một dòng nhữ tiếng Anh màu nâu. Ngòi bút chỉ thon nhọn, chì than lộ ra màu đen, nhọn nhọn. Mỗi lần chì hết em lại gọt thật cẩn thận, không gọt quá nhiều để tránh ngòi chì bị gãy.Cũng không gọt quá ít sẽ khiến ngòi bút nét không được thanh. Mỗi lần sử dụng bút chì ngòi bút lại vẽ lên những nét màu đen đậm và chắc. Em rất thích dùng chiếc bút chì này vào mỗi giờ Mĩ thuật nó khiến cho mỗi nét vẽ của em thêm uyển chuyển lại vẫn đậm và chắc. Em rất yêu chiếc bút chì này. Biết rằng một ngày nào đó bút chì gọt hết sẽ không thể dùng được nữa, nhưng em vẫn luôn giữ gìn một cách cẩn thận. Vì đó là món quà mẹ tặng em, cũng là người bạn thân thiết và gần gũi trong học tập của em.