Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

PHẦN I: Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1: Chữ số 4 trong số 492 357 061 thuộc hàng nào, lớp nào? (0,5đ)
A. hàng chục triệu, lớp triệu B. hàng trăm triệu, lớp triệu
C. hàng triệu, lớp triệu D. hàng trăm triệu, lớp trăm triệu
Câu 2: Hai đường thẳng vuông góc với nhau khi chúng tạo với nhau một góc bao nhiêu độ? (0,5đ)
A. 90o B. 70o C. 180o D. 60o
Câu 3: Số chẵn nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là: (0,5đ)
A. 12 340 B.10 342 C. 10 234 D. 10 432
Câu 4: Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm: (1đ)
a) 94 000 cm2 =………. dm2 b) 5 phút 48 giây = ………. giây
Câu 5: Từ năm 201 đến năm 300 thuộc thế kỉ nào? (0,5đ)
A. Thế kỉ I B. Thế kỉ II C. Thế kỉ III D. Thế kỉ IV
doc 18 trang Mạnh Đạt 23/01/2024 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_sach.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKI KHỐI 4 MÔN TOÁN ĐỀ 1 PHẦN I: Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Chữ số 4 trong số 492 357 061 thuộc hàng nào, lớp nào? (0,5đ) A. hàng chục triệu, lớp triệu B. hàng trăm triệu, lớp triệu C. hàng triệu, lớp triệu D. hàng trăm triệu, lớp trăm triệu Câu 2: Hai đường thẳng vuông góc với nhau khi chúng tạo với nhau một góc bao nhiêu độ? (0,5đ) A.90o B. 70o C. 180o D. 60o Câu 3: Số chẵn nhỏ nhất có năm chữ số khác nhau là: (0,5đ) A. 12 340 B.10 342 C. 10 234 D. 10 432 Câu 4: Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm: (1đ) a) 94 000 cm2 = . dm2 b) 5 phút 48 giây = . giây Câu 5: Từ năm 201 đến năm 300 thuộc thế kỉ nào? (0,5đ) A. Thế kỉ I B. Thế kỉ II C. Thế kỉ III D. Thế kỉ IV Câu 6: Dùng thước đo góc để đo các góc sau: (1đ) A B a) Góc đỉnh B; cạnh BA, BC: b) Góc đỉnh C; cạnh CB, CD: D C Câu 7: Giá trị của biểu thức m x 4 : n với m = 55 và n = 5 là (1đ) A. 220 B. 55 C. 45 D. 44 Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 8: Đặt tính rồi tính (2đ) a. 847 259 + 67 852 b. 734 005 – 216 965 c. 42 537 x 8 d. 65 972 : 4
  2. . . . Câu 9: Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi 184m. Chiều rộng kém chiều dài 14m. Tính chiều dài, chiều rộng của mảnh đất? (2đ) Bài giải Câu 10: Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1đ) 12 667 + 595 – 2 667 + 305
  3. ĐỀ 2 PHẦN I: Trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Từ năm 2023 đến năm 2100 là thế kỉ thứ: (0,5đ) A. XX B. XXI C. XXII D. XIX Câu 2: Số gồm 3 triệu, 5 trăm nghìn, 2 chục viết là: (0,5đ) A. 352 B. 350 020 C. 3 500 020 D. 3 500 200 Câu 3: Sau 5 năm, một xã thu hoạch được 1 797 418 tạ thóc. Nếu làm tròn số đến hàng trăm nghìn thì ta nói xã đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? (0,5đ) A. 1 800 000 tạ B. 2 800 000 tạ C. 1 700 000 tạ D. 2 000 000 tạ Câu 4: Tổng của số chẵn lớn nhất có 5 chữ số và số lẻ bé nhất có 5 chữ số là: (0,5đ) A. 109998 B. 109999 C. 110000 D. 110001 Câu 5: Điền Đ hay S vào ô trống: (1đ) a) 5 m2 3 cm2 = 503 cm2 b) 3 tạ 60 kg = 360 kg c) 28 ngày = 7 tuần d) 5 giờ 5 phút = 305 phút Câu 6: Viết tiếp vào chỗ chấm: (1đ) A B E a) Cạnh AB vuông góc với cạnh b) Cạnh BC song song với cạnh . D C PHẦN II: Tự luận (6 điểm) Câu 7: Tính giá trị của biểu thức a x (b – c) nếu a = 4, b = 151 và c = 73. (1đ)
  4. Câu 8: Đặt tính rồi tính. (2đ) 380 292 + 277 563 726 485 – 52 936 73 408 x 9 49 025 : 5 Câu 9: Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 47m. Chiều dài hơn chiều rộng 29m. Tính diện tích thửa ruộng đó. (2đ) Bài giải Câu 10: Từ các chữ số 8; 5; 0; 1; 2; 9; 7. Hãy viết: (1đ) a) Số chẵn lớn nhất có bảy chữ số khác nhau: . b) Số lẻ bé nhất có bảy chữ số khác nhau: .
  5. ĐỀ 3 PHẦN I: Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Trong các số: 23, 46, 71, 98, 55, 32 những số nào là số chẵn? (0,5đ) A. Số 23, 71, 55 B. Số 46, 98, 32 C. Số 23, 98, 32 D. Số 71, 55, 32 Câu 2: Hai cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau tạo ra hình gì? (0,5đ) A. Hình thoi B. Hình chữ nhật C. Hình bình hành D. Hình tam giác Câu 3: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Năm đó thuộc thế kỉ nào? (0,5đ) A. Thế kỉ XVIII B. Thế kỉ XVI C. Thế kỉ XXI D. Thế kỉ XX Câu 4: 6 chục nghìn, 3 nghìn, 3 trăm và 6 chục được viết thành: (0,5đ) A. 6 360 B.63 000 C. 63 360 D. 63 036 Câu 5: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (1đ) a) 78 tấn 5 kg = kg b) 54 m2 8 dm2 = . dm2 Câu 6: Tính giá trị biểu thức (a + b) : c với a = 2415, b = 2585, c = 5 (1đ) A. 999 B. 1000 C. 1001 D. 1010 Câu 7: Hình vuông ABCD có chu vi bằng 36 cm. Tính diện tích hình vuông ABCD? (1đ) B.80cm2 B. 70cm2 C. 96cm2 D. 81cm2 Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 8: Đặt tính rồi tính (2đ) a. 504 453 + 423 694 b. 404 655 – 223 629 c. 30 695 x 6 d. 48 320 : 8 d2688 . . .
  6. Câu 9: Một cửa hàng cả ba ngày bán được 1763 kg cam, ngày thứ nhất bán được nhiều hơn ngày thứ hai 260 kg cam, ngày thứ ba bán được 565 kg cam. Hỏi ngày thứ nhất bán được bao nhiêu ki-lô-gam cam? Ngày thứ hai bán được bao nhiêu ki-lô-gam cam? (2đ) Bài giải Câu 10: Cho các thẻ số sau: 1 2 3 4 8 em hãy lập các năm 5 9 có 4 thẻ số khác nhau thuộc thế kỉ5 XIX.0 (1đ)5 5 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
  7. ĐỀ 4 PHẦN I: Trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1: Số 6 257 300 được đọc là: (M1-0,5đ) A. Sáu trăm hai mươi lăm triệu bảy mươi nghìn ba trăm. B. Sáu hai triệu năm bảy nghìn ba trăm. C. Sáu triệu hai trăm năm mươi bảy nghìn ba trăm. D. Sáu hai triệu năm trăm bảy mươi nghìn ba trăm. Câu 2: Bạn An vẽ góc đỉnh O, cạnh OM, ON có số đo 90 o và góc đỉnh O, cạnh ON, OP cũng có số đo 90 o. Hình nào sau đây là hình bạn An vẽ? (0,5đ) M P M M N N N P N P P O O M O O A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 Câu 3: Số 12 346 700 làm tròn đến hàng trăm nghìn là số nào dưới đây? (0,5đ) A. 12 340 000 B. 12 300 000 C. 12 400 000 D. 12 350 000 Câu 4: Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm: (1đ) a) 4 kg 500g = . . g c) 430dm2 = m2 dm2 b) 5 phút 32 giây = giây d) 2 thế kỉ = năm Câu 5: Diện tích của một nhãn vở khoảng ? (0,5đ) A. B. C. D. Câu 6: Hình bên dưới có mấy hình bình hành? (1đ) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7: Cho dãy số từ 9, 11,13, . , 101, 103. Dãy số đó có tất cả bao nhiêu số lẻ? (1đ) A. 44 B. 47 C. 48 D. 49 Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 8: Đặt tính rồi tính: (2đ)
  8. a. 191 909 + 10 281 b. 195 075 – 51 628 c. 82 055 x 3 d. 25 624 : 4 . . . Câu 9: Hiện nay tổng số tuổi của bố và con là 52 tuổi. Biết rằng khi con 1 tuổi thì bố 29 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. (2đ) Bài giải Câu 10: Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1đ) 85 600 + 2 500 – 5 600 – 500
  9. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HKI KHỐI 4 MÔN TIẾNG VIỆT ❖ Kiểm tra đọc – hiểu, kiến thức tiếng việt ĐỀ 1 BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình làm chưa được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm tuyệt vời. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mĩ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như muốn nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể tưởng tượng nổi (Trích LÂM NGŨ ĐƯỜNG) Khoanh vào đáp án đúng ở câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Câu 1: Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? (0,5đ) A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc D. Tượng Quan Âm Câu 2: Điều gì ở Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc? (0,5đ) A.Sự tinh tế B. Sự chăm chỉ C. Sự kiên nhẫn D. Sự tài năng Câu 3: Điều gì không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? (0,5đ) A. Pho tượng cực kì mĩ lệ B. Đôi mắt pho tượng như muốn nhìn theo C. Pho tượng toát lên sự ung dung D. Pho tượng như một người sống
  10. Câu 4: Qua bài đọc hãy viết điều em suy nghĩ về nghệ sĩ Trương Bạch? (1đ) Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có sử dụng biện pháp so sánh? (0,5đ) A. Bố em là một bác sĩ khoa tim mạch. B. Những chú chuồn chuồn nước xinh xắn bay lượn C. Anh sơn ca thích thể hiện tiếng hót của mình. D. Từng chùm hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời như pháo hoa. Câu 6: Bài văn trên gồm mấy danh từ riêng? (0,5đ) A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ Câu 7: Trong câu sau: “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mĩ mãn” có mấy tính từ? (1đ) A. Một tính từ. Đó là: B. Hai tính từ. Đó là: C. Ba tính từ. Đó là: D. Bốn tính từ. Đó là: Câu 8: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (1đ) "Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!" - Pa-xcan nghĩ thầm. Câu 9: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5đ) A. Đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng B. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị. C. Tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ. D. Hùng vĩ, dịu dàng, lung linh. Câu 10: Hãy đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa cho một con vật. (1đ) . .
  11. ĐỀ 2 KHÔNG NGỪNG NỖ LỰC Ga – ri Play-ơ đã từng là một đấu thủ lừng danh trong các giải thi đánh gôn quốc gia và quốc tế trong nhiều năm trời. Mọi người thường nói với anh là: “Tôi sẽ đánh đổi bất cứ thứ gì để có thể đập được một cú gôn như anh”. Một ngày kia, khi nghe câu nói kiểu ấy, Play-ơ nhẫn nại đáp rằng: “Không phải, bạn sẽ không làm được đâu. Bạn sẽ chỉ chơi gôn được như tôi nếu bạn thấy những việc cần làm là dễ dàng! Bạn có biết phải làm gì để có được những cú đánh như tôi không? Hằng ngày, bạn phải thức dậy lúc 5 giờ sáng để tới sân tập, và phải đập một ngàn cú! Khi đôi tay bạn bắt đầu rớm máu , bạn vào căng tin rửa tay rồi dán băng cá nhân lên đó, xong lại ra sân và đập một ngàn cú khác! Đó là bí quyết để có được những cú đánh gôn như tôi đấy bạn ạ!” Đích nhắm của anh ấy là trở thành một cầu thủ đỉnh cao. Giấc mơ thượng thừa đó buộc anh phải thực hành mỗi ngày, luyện tập, luyện tập và không ngừng luyện tập. Nếu niềm khát khao của bạn trở nên cháy bỏng trong cuộc sống – muốn được nếm trải thật nhiều niềm vui thì bạn sẽ đặt bao nhiêu nỗ lực của mình vào những giấc mơ đó? Hãy thực hành đi, rồi những điều này sẽ trở nên khả thi hơn. Mọi việc chẳng phải lúc nào cũng dễ dàng cả đâu, nhưng rất đáng công để bạn phải nỗ lực đấy! Khoanh vào đáp án đúng ở câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Câu 1. Ga-ri Play-ơ là cầu thủ thi đấu môn thể thao gì? (0,5đ) A. Ten-nít B. Bóng đá C. Đánh gôn D. Bóng chày Câu 2. Mọi người thường ao ước giống anh ở điểm nào? (0,5đ) A. Giàu có như anh. B. Đập được một cú gôn như anh. C. Đạt được nhiều giải thưởng như anh. D. Chơi nhuần nhuyễn như anh. Câu 3. Để thực hiện được giấc mơ trở thành một gôn thủ đỉnh cao, Ga-ri Play-ơ đã phải làm gì? (0,5đ) A. Khổ công rèn luyện B. Tập thể lực C. Có huấn luyện viên giỏi D. Xem mọi người thi đấu nhiều
  12. Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1đ) . . . Câu 5: Câu: “Sọ dừa - một em bé thông minh, hiếu thảo”. Tác dụng của dấu gạch ngang là: (0,5đ) A. Đánh dấu lời nói của nhân vật. B. Đánh dấu phần chú thích. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Nối các từ trong một liên danh. Câu 6: Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng: (0,5đ) A. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. B. Đài truyền hình hà Nội. C. Bộ Giáo dục và đào tạo. D. Công ty thuốc lá Thăng long. Câu 7: Điền tính từ chỉ màu sắc cho bên dưới để hoàn thiện các thành ngữ sau: (1đ) a. . như trứng gà bóc. b. như cột nhà cháy. c. . như gấc. d. nhà hơn già đồng. (đen, xanh, trắng, đỏ) Câu 8: Thêm từ ngữ để tạo câu có sử dụng hình ảnh so sánh: (1đ) Mái tóc của bà bạc trắng như Câu 9: Câu văn “Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn.” có mấy động từ và danh từ? (0,5đ) A. 2 danh từ, 1 động từ B. 2 danh từ, 2 động từ C. 3 danh từ, 1 động từ D. 3 danh từ, 2 động từ Câu 10: Hãy viết một một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá về hiện tượng tự nhiên. (1đ) . .
  13. ĐỀ 3 ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN Trong khu rừng nọ, một đàn kiến bất chợt gặp nguy hiểm sa vào vũng nước. Một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ trên cành cây gần bên thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến thoát. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Chú thuộc loại chim nhỏ rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim nữa. Mèo, quạ to xác khó mà len lỏi giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu cả một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà có tổ chim Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói. Như vậy, đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đâu có quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước. (Đàn kiến đền ơn - Kho Tàng Truyện Ngụ ngôn) Khoanh vào đáp án đúng ở câu 1, 2, 3, 5, 9. Câu 1: Trong đoạn văn, đàn kiến đã rơi vào hoàn cảnh nào? (0,5đ) A. Gặp mèo rừng xám. B. Sa vào vũng nước. C. Gặp những mũi gai nhọn hoắt. D. Gặp quạ to xác. Câu 2: Đàn kiến đã thoát khỏi vũng nước nhờ điều gì? (0,5đ) A. Một cây cầu gỗ xinh xắn. B. Mấy cọng rác do một chú chim nhỏ thả xuống. C. Một cành cây gần đó bắc ngang qua vũng nước. D. Một chiếc lá gần đó trên mặt nước. Câu 3: Vì sao chú chim nhỏ thích làm tổ trên cành sơn trà? (0,5đ) A. Vì những gai nhọn của sơn trà làm chú thích thú. B. Vì những gai nhọn của sơn trà là vũ khí để chú chim tấn công kẻ thù. C. Vì những gai nhọn của sơn trà giúp tấn công kẻ thù và khi ấy nó góp phần che chở cho tổ chim. D. Vì trên cây sơn trà có thức ăn dành cho chim.
  14. Câu 4: Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? (1đ) Câu 5: Trong câu: “Mèo, quạ to xác khó mà len lỏi giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được tổ chim.” có những động từ nào? (0,5đ) A. khó, sắc nhọn B. len lỏi, tổ chim C. sắc nhọn, đến D. len lỏi, đến Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào những câu sau: Dấu gạch ngang có tác dụng gì? (0,5đ) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Đánh dấu phần chú thích Đánh dấu cụm từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Câu 7: Em hãy gạch chân dưới những từ ngữ nhân hóa có trong đoạn văn sau: (1đ) "Bầu trời buổi sáng sớm thật là trong lành làm sao. Những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non.” Câu 8: Xếp các tính từ sau vào từng nhóm cho phù hợp: (1đ) (xanh biếc, chắc chắn, tròn vo, mềm mại, đỏ thắm, tím ngắt, chót vót, trắng trẻo, dũng cảm, to lớn) Tính từ chỉ màu sắc: Tính từ chỉ hình dáng, kích thước: Tính từ chỉ tính chất: . Câu 9: Câu “Sáng sớm, các cô nông dân khẩn trương thu hoạch lúa.” thuộc kiểu câu gì? (0,5đ) A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? D. Câu hỏi. Câu 10: Đặt một câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng. (1đ) .
  15. ĐỀ 4 ƯỚC VỌNG VÀ HẠT GIỐNG Ngày xưa có hai đứa trẻ đều mang trong mình nhiều ước vọng rất đẹp đẽ. “Làm sao có thể thực hiện được ước vọng?”. Tranh luận hoài, hai đứa trẻ mang theo câu hỏi đến cụ già, mong tìm những lời chỉ bảo. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống, và bảo: - Đấy chỉ là hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng! Nói xong cụ già quay lại rồi đi khuất ngay. Sau đó mấy năm, cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa nói: - Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó. Nói rồi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống nguyên vẹn như trước. Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xạm nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng, phấn khởi nói: - Cháu gieo hạt giống xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước chăm sóc bón phân diệt cỏ. Cứ thế tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng. Cụ già nghe xong mừng rỡ nói: - Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi. (Sưu tầm) Khoanh vào đáp án đúng ở câu 1, 2, 3, 4, 7, 8. Câu 1. Khi hai đứa trẻ mang theo câu hỏi đến gặp cụ già, chúng nhận được điều gì? (0,5đ) A. Cụ già mang cho mỗi đứa một hạt giống để trồng. B. Cụ già cho mỗi đứa một hạt giống thần kì để biến ước vọng thành sự thật. C. Cụ già mang ước vọng đến cho mỗi đứa trẻ. D. Cụ già cho mỗi đứa một hạt giống và nói ai bảo quản tốt sẽ tìm được con đường thực hiện ước vọng. Câu 2. Ai trong hai đứa trẻ đã bảo quản hạt giống nguyên vẹn như ban đầu? (0,5đ)
  16. A. Đứa trẻ thứ nhất. B. Đứa trẻ thứ hai. C. Cả hai đứa trẻ. D. Không đứa trẻ nào cả. Câu 3. Theo em, đứa trẻ thứ hai do đâu mà mặt mũi xạm nắng và hai bàn tay nổi chai? (0,5đ) A. Do suốt ngày rong chơi ngoài trời nắng. B. Do chăm chỉ làm việc ngoài đồng ruộng. C. Do làm lụng vất vả để mưu sinh. D. Từ khi mới sinh ra đã thế. Câu 4. Theo em, cách bảo quản tốt nhất là cách nào? (0,5đ) A. Cất kĩ vào hộp và suốt ngày giữ nó. B. Gieo nó xuống đất và mặc kệ nó với thiên nhiên. C. Gieo trồng và tưới bón chăm sóc mỗi ngày. D. Ủ nó vào một chậu cây. Câu 5. Câu chuyện cho em bài học gì? (1đ) . . . Câu 6. Điền danh từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: (0,5đ) bỗng tối sầm lại, kéo đến ùn ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Câu 7. Trong câu: “Cháu gieo hạt giống xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước bón phân diệt cỏ.” có mấy động từ? (1đ) A. 1 động từ. Đó là . B. 2 động từ. Đó là . C. 3 động từ. Đó là . D. 4 động từ. Đó là . Câu 8. Sự vật trong câu văn sau được nhân hoá bằng cách nào? (0,5đ) Từng đám mây cam, hồng dần dần vẫy tay chào tạm biệt buổi chiều để đến với màn đêm tĩnh lặng. A. Gọi tên sự vật bằng từ ngữ chỉ con người. B. Miêu tả sự vật bằng từ ngữ chỉ đặc điểm của con người. C. Miêu tả sự vật bằng từ ngữ chỉ hoạt động của con người.
  17. D. Trò chuyện xưng hô với sự vật như với người. Câu 9. Nối từng ô nêu tác dụng của dấu gạch ngang bên trái với ví dụ thích hợp ở bên phải: (1đ) 1. Đánh dấu lời nói trực tiếp a. Làng tranh Đông Hồ là làng nghề của nhân vật nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ - Thuận Thành – Bắc Ninh. b. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép 2. Nối các từ ngữ trong một hỏi: liên danh - Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ? c. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một 3. Đánh dấu các ý trong một người đã dành cả đời để nghiên cứu đoạn liệt kê về Hoàng Sa và Trường Sa. d. Giải thưởng trong các kì thi văn hóa, văn nghệ, thể thao gồm có: - Huy chương Vàng 4. Đánh dấu phần chú thích. - Huy chương Bạc - Huy chương Đồng Câu 10. Đặt một câu có sử dụng tính từ chỉ hương thơm của một loài hoa: (M3 – 1đ) . .
  18. ❖ Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm) 1. Bài: Bầu trời mùa thu (TV4 – tập 1, trang 89) Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao hình ảnh bẩu trời trong các câu văn của mỗi bạn nhỏ rất khác nhau? 2. Bài: Bức tường có nhiều phép lạ (TV4 - Tập1, trang 97). Đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa? 3. Bài: Bay cùng ước mơ (TV4 - Tập1, trang 109). Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Các bạn nhỏ cảm nhận như thế nào khi quan sát ngôi làng và bầu trời? 4. Bài: Nếu em có một khu vườn (TV4 - Tập1, trang 118). Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Trong khu vườn mơ ước, bạn nhỏ muốn trồng cây mít để làm gì? 5. Bài: Cánh chim nhỏ (TV4 – tập 1, trang 129) Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét của em về việc làm của cậu bé mơ ước biết bay? 6. Bài: Anh Ba (TV4 – tập 1, trang 136) Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện này? ❖ Kiểm tra Viết: Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc. Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong nhà mà em yêu thích. Đề bài: Em hãy tả một con vật trong sở thú mà em có dịp quan sát. Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.