Đề cương ôn tập cuối kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân

I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

BÌNH MINH TRONG VƯỜN

Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn, bước ra v­ườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay sao đẹp lạ!

Lúc này màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánh... Một màu đỏ thắm như­ nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọc đọng trên những chiếc lá xanh mướt.

Xung quanh bông hồng nhung, những đám hoa cẩm tú nhỏ xinh như muốn dướn cao lên, càng lúc cánh hoa càng xoè tươi, lung linh trong nắng sớm. Hình như chúng cũng muốn đua sắc với bông hồng nhung kia. Bướm ở đâu mà nhiều thế! Bướm bay về từng đàn tung tăng khắp vườn như những chiếc nơ bay. Vươn lên sừng sững từ góc vườn một thân bưởi lực lưỡng, cành lá xoè to tạo bóng mát cho những quả bưởi ngủ say, ngày mai mau lớn. Đứng sát cây bưởi, một cây khế cao to, trĩu đầy cành những chùm quả chín. Lấp ló sau màu xanh non của lá, từng chùm hoa khế tím hồng li ti đang nô giỡn với bầy ong bướm. Sương tan tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống. Giản dị nhất là cây na ở đầu vườn với chiếc áo khoác xanh màu bàng bạc. Quả na nhỏ thật! Bằng nắm tay đứa bé lên ba! Hoa na trắng xanh, khéo léo nấp sau đám lá như e thẹn, như ngượng ngùng để người ta chỉ thấy được cái hương thơm ngọt ngào của nó. Khắp vườn, đâu đâu cũng thấy hương hoa, thơm đến xao xuyến lòng. Cô gió đánh nhịp cho hoa lá vui hát rì rào. Đây là bản nhạc đầu tiên của một ngày mới.

Theo Trần Thu Hà

II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC TRÊN, HÃY KHOANH TRÒN VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU SAU:

Câu 1: Trong bài văn trên, cái gì quen thuộc với cuộc sống bỗng đem lại bất ngờ cho chính tác giả của bài?

a. Tiếng chim hót sớm mai.

b. Khoảnh vườn nhỏ của nhà tác giả.

c. Một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở.

Câu 2: Quan sát khoảnh vườn nhỏ nhà mình, tác giả đã nhận ra vẻ đẹp của những loại cây nào?

a. Cây hoa hồng nhung; cây hoa cẩm tú; cây bưởi; cây cam; cây khế; cây na.

b. Cây hoa hồng nhung; cây hoa cẩm tú; cây bưởi; cây khế; cây na.

c. Cây hoa hồng nhung; cây hoa cẩm tú; cây hoa hướng dương; cây bưởi; cây khế; cây na.

docx 20 trang Mạnh Đạt 25/05/2024 1860
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_cuoi_ki_i_mon_toan_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối kì I môn Toán, Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Phú Xuân

  1. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TOÁN CUỐI KÌ I 1. Số tự nhiên: - Đọc, viết, phân tích cấu tạo số. - Hàng, lớp. - So sánh số tự nhiên. - Thực hiện cộng, trừ số có nhiều chữ số. - Tính bằng cách thuận tiện (Vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng) 2. Đại lượng - Đổi, so sánh các đơn vị đo độ dài và khối lượng, diện tích và thời gian. - Các phép tính với các số đo độ dài và khối lượng, diện tích. 3. Hình học: - Tính chu vi, diện tích các hình (hình vuông, hình chữ nhật) - Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt. Đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc 4. Giải toán có lời văn - Giải toán có lời văn về: + Tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số. - Các bài toán có văn liên quan đến đo đại lượng, các phép tính cộng/trừ/ nhân/ chia đã học, tính diện tích các hình. - Các bài toán giải bằng 3 bước tính. ĐỀ 1 I: Trắc nghiệm Câu 1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a) Số nào dưới đây là số lẻ? A. 254 092 B. 542 920 C. 245 029 D. 429 052 b) Trong các số dưới đây, số nào bé nhất? A. 254 092 B. 245 029 C. 542 920 D. 429 052 Câu 2. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. a) Năm 1401 thuộc thế kỉ nào? A. Thế kỉ XIII B. Thế kỉ XIV C. Thế kỉ XV D. Thế kỉ XVI b) 1 giờ 20 phút bằng bao nhiêu phút? A. 42 phút B. 60 phút C. 80 phút D. 90 phút
  2. Câu 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Cho hình chữ nhật ABCD có chu vi là 40 cm, chiều dài hơn chiều rộng 8 cm. a) Chiều dài của hình chữ nhật ABCD là: A. 24 cm B. 16 cm C. 14 cm D. 6 cm b) Diện tích của hình chữ nhật ABCD là: A. 352 cm² B. 84 cm² C. 64 cm² D. 128 cm² Câu 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm. a) 5 tấn 6 tạ= kg b) 2 tạ 5 yến = kg Câu 5. Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm. Nam có hai hình vuông đều có cạnh 2 dm. Nam đã ghép hai hình vuông đó thành một hình chữ nhật có chiều dài là 4 dm. Diện tích của hình chữ nhật đó theo đơn vị đo xăng-ti-mét vuông là II: Tự luận Bài 1: Cho hình vẽ sau. a) Biết hai con kiến đen đang bò theo hai đường thẳng vuông góc với nhau. Hỏi hai con kiến đó đang bò theo hai đường thẳng nào? b) Biết hai con kiến đó chỉ có thể gặp nhau ở một điểm trong hình trên. Hỏi đó là điểm nào? Bài 2. Tính giá trị của biểu thức, a) 27 900: (118)+13 700 b) 400 94028 005 × 5 . . . Bài 3. Tổng số tuổi của ông và cháu hiện nay là 78 tuổi. Cách đây 6 năm, ông hơn cháu 56 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay.
  3. . . . . . Bài 4. Hiện nay tổng số tuổi của bố và con là 52 tuổi. Biết rằng khi con 1 tuổi thì bố 29 tuổi. Tính tuổi của mỗi người hiện nay. . . . . . ĐỀ 2 Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1. Số gồm: 6 trăm nghìn, 6 trăm, 4 chục và 3 đơn vị được viết là: A. 664 300 B. 606 430 C. 600 634 D. 600 643 Câu 2. Chữ số 6 trong số 986 738 thuộc hàng nào, lớp nào? A. Hàng nghìn, lớp nghìn C. Hàng chục nghìn, lớp nghìn B. Hàng trăm, lớp nghìn D. Hàng trăm, lớp đơn vị Câu 3. Số bảy trăm triệu có bao nhiêu chữ số 0? A. 7 B. 10 C. 9 D. 8 Câu 4. Dãy số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. 567 899; 567 898; 567 897; 567 896 C. 978 653; 979 653; 970 653; 980 653 B. 865 742; 865 842; 865 942; 865 043 D. 754 213; 764 212; 774 211; 775 210
  4. Câu 5. Số bé nhất gồm 6 chữ số khác nhau là: A. 100 000 B. 123 456 C. 102 345 D. 101 234 Câu 6. Có bao nhiêu số có hai chữ số? A. 89 B. 90 C. 100 D. 99 Câu 7. Năm 1459 thuộc thế kì nào? A. XII B. XIII C. XIV D. XV Câu 8. 5030g = .hg .g? A. 50hg 3g B. 5hg 30g C. 500hg 3g D. 50hg 30g Câu 9. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: a) Năm 1980 thuộc thế kỉ XX c) 84 phút = 1 giờ 14 phút b) Một ngày, 6 giờ = 26 giờ d) 250 × 3 + 250 = 1000 Câu 10. Một cây bút giá 3500 đồng. Nếu mỗi học sinh mua 2 cây như thế thì 10 em mua hết bao nhiêu tiền? A. 70000 đồng B. 35000 đồng C. 7000 đồng D. 3500 đồng PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm : a. 254 600 cm2 = m2 cm2 ; 34 m2 = dm2 b. 46500 mm= m mm ; 3 tấn 35 kg = .kg Câu 2. Đặt tính rồi tính: 254 632 + 134 258 798 643 – 56 429 2 045 x 6 240 566 + 1 893 Câu 3. Một cửa hàng trong hai tháng bán được 3 450m vải. Tháng thứ nhất bán được ít hơn tháng thứ hai là 170m vải. Hỏi mỗi tháng cửa hàng đó bán được bao nhiêu mét vải? Bài giải
  5. Câu 4. Một nhà máy đường, ngày thứ nhất sản xuất được 2950 kg, ngày thứ hai sản xuất được ít hơn ngày thứ nhất 900 kg, ngày thứ ba sản xuất được nhiều hơn ngày thứ nhất 250 kg. Hỏi cả ba ngày nhà máy sản xuất được bao nhiêu tạ đường? Bài giải Câu 5. Tính giá trị biểu thức 4 000 × m + p với m = 8 và p = 1 350 ĐỀ 3 Câu 1. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng 25m. Chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Tính diện tích mảnh vườn. A. 125m2 B. 1250m2 C. 50m2 D. 75m2 Câu 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) 3 tấn 3 yến = . kg c) 2 275 2 = . 2 b) 480 giây = . phút d) 12500 2 = 2 2 Câu 3. Điền số thích hợp vào chỗ chấm: Trong hình bên có: a) góc nhọn b) góc tù Câu 4. Nhận định nào sau đây là đúng: 8dm 40cm 4dm 40cm
  6. A. Diện tích hình chữ nhật nhỏ hơn diện tích hình vuông. B. Diện tích hình vuông nhỏ hơn diện tích hình chữ nhật. C. Diện tích hai hình bằng nhau. D. Diện tích hình vuông gấp đôi diện tích hình chữ nhật. Câu 5. Một hình chữ nhật có chu vi 48cm. Chiều rộng kém chiều dài 6cm. Diện tích của hình chữ nhật đó là: A. 135cm2 B. 125cm2 C. 567cm2 D. 100cm2 Câu 6. Năm nay tổng số tuổi của hai mẹ con là 50 tuổi. Biết rằng khi mẹ 24 tuổi mới sinh con. Tuổi của con là: A. 13 tuổi B. 14 tuổi C. 15 tuổi D. 16 tuổi Câu 7. Người ta thu hoạch từ hai thửa ruộng được 6 tấn 4 tạ thóc. Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được nhiều hơn ở thửa ruộng thứ hai 10 tạ thóc. Hỏi thu hoạch ở mỗi thửa ruộng được bao nhiêu ki-lô-gam thóc là: A. 27kg và 37kg B. 2700kg và C. 270kg và 370kg D. 4700kg và 3700kg 3700kg Câu 8. Chu vi hình chữ nhật là 40cm. Biết rằng nếu giảm chiều dài 3cm và tăng chiều rộng thêm 3cm thì hình chữ nhật sẽ trở thành hình vuông. Diện tích hình chữ nhật đó là: A. 391cm2 B. 91cm2 C. 360cm2 D. 240cm2 Câu 9. Để lát nền một phòng học hình chữ nhật có chiều dài 15m, chiều rộng 6m người ta dùng loại gạch men hình vuông cạnh 30cm. Giá mỗi viên gạch là 2500 đồng. Hỏi hết bao nhiêu tiền để lát kín phòng học đó (biết rằng phần mạch vữa không đáng kể)? A. 2 500 000 đồng B. 2 005 000 đồng C. 2 050 000 đồng D. 2 000 500 đồng PHẦN II. TỰ LUẬN Bài 1: ( 2 điểm)Đặt tính rồi tính : 386 154 + 260 765 726 485 – 52 939 666 222 – 308 090 524 976 – 2 545
  7. NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI KÌ I ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU: BÌNH MINH TRONG VƯỜN Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong trẻo ngây thơ ấy làm tôi bừng tỉnh giấc. Tôi chui ra khỏi màn, bước ra vườn và khoan khoái hít thở không khí trong lành của buổi sớm mai. Tôi chợt nhận ra cái khoảnh vườn nhỏ nhà mình hôm nay sao đẹp lạ! Lúc này màn sương đang tan dần. Khoảnh vườn đang tỉnh giấc. Rực rỡ nhất, ngay giữa vườn một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Một cánh, hai cánh, rồi ba cánh Một màu đỏ thắm như nhung. Điểm tô thêm cho hoa là những giọt sương long lanh như hạt ngọc đọng trên những chiếc lá xanh mướt. Xung quanh bông hồng nhung, những đám hoa cẩm tú nhỏ xinh như muốn dướn cao lên, càng lúc cánh hoa càng xoè tươi, lung linh trong nắng sớm. Hình như chúng cũng muốn đua sắc với bông hồng nhung kia. Bướm ở đâu mà nhiều thế! Bướm bay về từng đàn tung tăng khắp vườn như những chiếc nơ bay. Vươn lên sừng sững từ góc vườn một thân bưởi lực lưỡng, cành lá xoè to tạo bóng mát cho những quả bưởi ngủ say, ngày mai mau lớn. Đứng sát cây bưởi, một cây khế cao to, trĩu đầy cành những chùm quả chín. Lấp ló sau màu xanh non của lá, từng chùm hoa khế tím hồng li ti đang nô giỡn với bầy ong bướm. Sương tan tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống. Giản dị nhất là cây na ở đầu vườn với chiếc áo khoác xanh màu bàng bạc. Quả na nhỏ thật! Bằng nắm tay đứa bé lên ba! Hoa na trắng xanh, khéo léo nấp sau đám lá như e thẹn, như ngượng ngùng để người ta chỉ thấy được cái hương thơm ngọt ngào của nó. Khắp vườn, đâu đâu cũng thấy hương hoa, thơm đến xao xuyến lòng. Cô gió đánh nhịp cho hoa lá vui hát rì rào. Đây là bản nhạc đầu tiên của một ngày mới. Theo Trần Thu Hà II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC TRÊN, HÃY KHOANH TRÒN VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU SAU: Câu 1: Trong bài văn trên, cái gì quen thuộc với cuộc sống bỗng đem lại bất ngờ cho chính tác giả của bài? a. Tiếng chim hót sớm mai. b. Khoảnh vườn nhỏ của nhà tác giả. c. Một nụ hồng còn đẫm sương mai đang hé nở. Câu 2: Quan sát khoảnh vườn nhỏ nhà mình, tác giả đã nhận ra vẻ đẹp của những loại cây nào? a. Cây hoa hồng nhung; cây hoa cẩm tú; cây bưởi; cây cam; cây khế; cây na. b. Cây hoa hồng nhung; cây hoa cẩm tú; cây bưởi; cây khế; cây na. c. Cây hoa hồng nhung; cây hoa cẩm tú; cây hoa hướng dương; cây bưởi; cây khế; cây na.
  8. Câu 3: Sự chuyển động của sự sống trong đám hoa cẩm tú được miêu tả qua chi tiết nào? a. Đang tỉnh giấc. b. Đang nô giỡn với bầy ong bướm. c. Càng lúc cánh hoa càng xoè tươi. Câu 4: Điều gì có thể rút ra từ bài viết này? a. Cần chăm sóc vườn thật tốt để có được một khoảnh vườn đẹp. b. Trong các loài cây trong vườn thì cây na là giản dị nhất. c. Sáng dậy sớm nên quan sát kĩ vẻ đẹp của thiên nhiên để có thể khám phá được những điều kì diệu từ thiên nhiên quen thuộc. Câu 5: Câu nào dưới đây là câu kể “Ai làm gì?” ? a. Quả na nhỏ thật! b. Đây là bản nhạc đầu tiên của một ngày mới. c. Cô gió đánh nhịp cho hoa lá vui hát rì rào. Câu 6: Các từ gạch chân trong câu: “Xung quanh bông hồng nhung, những đám hoa cẩm tú nhỏ xinh như muốn dướn cao lên, càng lúc cánh hoa càng xoè tươi, lung linh trong nắng sớm.” là danh từ, động từ hay tính từ ? a. Danh từ b. Tính từ c. Động từ Câu 7: Câu nào dưới đây vừa chứa đựng hình ảnh so sánh, vừa chứa đựng hình ảnh nhân hoá? a. Giản dị nhất là cây na ở đầu vườn với chiếc áo khoác xanh màu bàng bạc. b. Sương tan tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu nâng đỡ những chiếc lá khế vàng như con thuyền trên sóng vừa được cô gió thổi tung lên rồi nhẹ nhàng xoay tròn rơi xuống. c. Lấp ló sau màu xanh non của lá, từng chùm hoa khế tím hồng li ti đang nô giỡn với bầy ong bướm. Câu 8. Viết tính từ sau vào từng cột cho phù hợp: Chắc chắn, tròn xoe , lỏng lẻo, mềm nhũn, vàng hoe, trong suốt, chót vót, mênh mông, kiên cường. Tính từ chỉ hình dáng, màu sắc Tính từ chỉ tính chất, phẩm chất . ĐỀ 2 A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu sau:
  9. NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?". Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần. Có người bạn hỏi: - Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Xi-ôn-cốp-xki cười: - Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi. Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.". (Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn) Câu 1. (M1) Nhân vật chính của câu chuyện "Người tìm đường lên các vì sao" là ai? A. M.Gorki B. Xi-ôn-cốp-xki C. Anh-xtanh D. Niu-tơn Câu 2. (M1) Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì? A. Ước mơ được đọc thật nhiều sách. B. Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng. C. Ước mơ có được đôi cánh để bay lên bầu trời. D. Ước mơ được bay lên bầu trời. Câu 3. (M2) Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì? A. Theo đuổi đam mê thành công B. Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới C. Dù sao thì trái đất vẫn quay D. Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục Câu 4. (M2) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì? A. Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình. B. Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ. C. Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó. D. Vì ông gặp may mắn. Câu 5. (M3) Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?
  10. . Câu 6. (M1) Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng: A. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. B. Đài truyền hình hà Nội. C. Bộ Giáo dục và đào tạo. D. Công ty thuốc lá Thăng long. Câu 7. (M2) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau: Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng. Câu 8. (M3) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên. . ĐỀ 3 I. Đọc thầm văn bản sau: NGƯỜI PHÁT MINH RA TÀU THUỶ Rô-bớt Phun-tơn là một kĩ sư người Mỹ đã phát minh ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Ngay từ hồi còn nhỏ, vốn đam mê kĩ thuật, ông thường tự nêu lên các thắc mắc và tìm cách giải quyết bằng được mới thôi. Năm 13 tuổi, một lần chèo thuyền đi câu cá với bạn, cậu bé Phun-tơn thấy công việc chèo thuyền thật vất vả, nhất là khi ngược gió. Cậu nói: – Nếu có thể có cái gì đó làm thay việc chèo thuyền thì hay biết mấy! Bạn cậu cười: – Xem kia! Hàng trăm năm nay con người vẫn chèo thuyền đấy thôi, muốn thay đổi e là quá khó. Những lời nói đó không những không làm cậu nản lòng, ngược lại càng kích thích cậu tìm tòi, suy nghĩ. Ngày hôm sau, cậu lại ra sông chơi, ngồi trên con thuyền nhỏ, vừa suy nghĩ vừa thả chân xuống nước đạp qua đạp lại, không ngờ con thuyền trôi được một đoạn khá xa. Ngạc nhiên quá, cậu liền bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo ra máy móc thay cho hai chân đẩy thuyền đi. Mười ngày sau, cậu bé đã chế tạo ta một món đồ chơi rất kì lạ. Đó là hai bánh xe đạp nước có hình dáng giống cái cối xay gió được gắn với một động cơ điện. Cậu nối món đồ ấy vào đuôi thuyền, dùng tay quay mấy cái, lập tức nó phát ra âm thanh "bru bru bru ". Mặt nước gợn sóng đẩy con thuyền tự động tiến về phía trước, nhanh hơn chèo bằng sào. Mọi người đổ ra xem và tranh nhau ngồi thử.
  11. Liên tục cải tiến phát minh của mình, đến năm 43 tuổi, Phun-tơn đã chế tạo ra con tàu sử dụng động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới. (Theo 100 câu chuyện hay dành cho bé trai) Trả lời câu hỏi và làm bài tập Câu 1. Các ý nào dưới đây nhận định đúng về Rô-bớt Phun-tơn? A. Là người phát minh ra tàu thuỷ B. Từ nhỏ đã đam mê kĩ thuật C. Thường tự nêu thắc mắc và tìm cách giải quyết D. Chưa từng là kĩ sư Câu 2. Cậu bé Phun-tơn có ý tưởng gì khi đi câu cá? A. Chế tạo ra máy móc làm thay con người việc chèo thuyền. B. Chế tạo ra cối xay gió. C. Cải tiến các động cơ điện. D. Chèo thuyền bằng sào. Câu 3. Hành động nào giúp cậu tìm ra giải pháp? A. Ngồi trên thuyền thả chân xuống nước đạp qua đạp lại. B. Ngày ngày ra sông ngắm những con thuyền qua lại. C. Tranh luận với bạn về khả năng thực hiện ý tưởng. D. Để cho thuyền câu tự trôi trên sông. Câu 4. Sản phẩm đầu tiên cậu chế tạo ra được gọi là gì? A. Hai bánh xe đạp nước B. Cối xay gió chạy bằng nước 6. Từ nào không cùng loại trong mỗi nhóm từ dưới đây? C. Động cơ điện chạy bằng nước D. Món đồ chơi kì lạ Câu 5. Phun-tơn mất bao lâu để hoàn thiện phát minh của mình? A. 10 ngày B. 13 năm C. 43 năm D. 30 năm Câu 6. Từ nào không cùng loại trong mỗi nhóm từ dưới đây? Danh từ Động từ Tính từ kĩ sư, tàu thuỷ, kĩ thuật, cá, thuyền, giải quyết, câu (cá), chèo, suy vất vả, nhỏ, xa, kì lạ, thay thế, khó, gió, sông, đẩy, chân nghĩ, trôi, nghiên cứu, động cơ, nhanh chế tạo Câu 7. Chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thiện đoạn văn. a. (đu đưa, thiếp đi, quẫy sóng, bay đi bay lại, lướt đi) Cánh võng (1) cho tôi ngọn gió mát trong ngôi nhà bé nhỏ. Ngày xưa mẹ bồng tôi ngủ trên cánh võng này. Tôi (2) trong nhịp võng. Mẹ cũng ngủ, nhưng một chân “mộng du" thỉnh thoảng lại đạp xuống đất như mái chèo (3) cho võng đu đưa. Cánh võng là con thuyền cạn của tôi. Nó
  12. cho tôi (4) bồng bềnh mà không cần sóng nước. Chiếc võng là đôi cánh của tôi. Cho tôi (5) mà không cần bầu trời. (Theo Nguyễn Phan Hách) . b. (mạnh mẽ, cô độc, cao cao mãi, cao nhất) Đại bàng là loài chim lớn, có khát vọng sống (1) vì vậy được con người ngưỡng mộ rồi lấy làm biểu tượng cho hoài bão, ý chí, quyết tâm. Đại bàng thường sống (2), một mình làm chúa một đỉnh núi cao, bay liệng săn mồi ở trên tầng mây (3) khiến các loài chim khác đều phải nể sợ. Đại bàng rất thích bay trong gió bão. Sức mạnh của cơn bão sẽ nâng đôi cánh đại bàng bay (4) lên bầu trời. . ĐỀ 4 II. Đọc hiểu (8 điểm) TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ? - Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật. Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm- mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài". (Bích Thuỷ) Câu 1. Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì? (0.5 điểm) A. Bị tật ở chân B. Bị ốm nặng C. Bị khiếm thị D. Bị khiếm thính
  13. Câu 2. Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào? (0.5 điểm) A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé. C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé. D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán Câu 3. Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó?(0.5 điểm) A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được. B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai. C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối Câu 4. Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào? (0.5 điểm) A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng. B. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. C. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống. D. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình. Câu 5:Viết lại câu trong bài đọc nói về sự đặc biệt của cậu bé Giêm - mi ? (1 điểm) . Câu 6: Đặt câu để nhận định về người chủ trong câu chuyện. (1 điểm) . Câu 7. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm) Câu 8. Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong nhóm từ sau: (0.5 điểm) Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. . Câu 9: Trong các câu sau câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa. (0.5 điểm) A. An là người bạn thân nhất của tôi. B. Cây bàng trước cửa lớp tôi không biết được trồng từ khi nào? C. Trên mái nhà, chị mèo đang nằm thư giãn tắm nắng. D. Nhìn từ xa cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ. Câu 10. Gạch dưới các động từ có trong đoạn văn sau: (1 điểm) Sau mấy lần ngã chỏng vó nằm trên nền đất đỏ lầy lội vì đường quá dốc và trơn, chúng tôi cũng đến được nơi các em đang ở. Đấy là những bản làng hẻo lánh, các hộ gia đình sống thành từng cụm. Câu 11. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn. (1 điểm)
  14. “Đàn kiến tha mồi về tổ.” . ĐỀ 5 Đọc thầm bài văn sau: Nắng trong vườn Buổi sớm kia, khi trở dậy trong căn phòng nhà trọ, tôi thấy ánh nắng rực rỡ xuyên qua các khe lá đến nhảy múa trên mặt tường. Trời trong và gió mát quá, khiến tôi chợt nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba, mà đã lâu năm tôi chưa về thăm. Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố. Và nhất là được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường. Tất cả tâm hồn tôi nảy nở dưới cơn gió từ quãng không đưa lại. Trên tàu, tôi mải mê ngắm dãy đồi núi xanh xanh ở tận chân trời; chỗ tôi sắp đến cũng có những đồi núi như thế. Ông Ba, bạn thân với cha tôi hồi trước, có một cái đồn điền rộng, trồng toàn sắn và chè. Hồi nhỏ, tôi đã nhiều lần đến chơi nhà ông, nhưng từ khi ra học Hà Nội, tôi không có dịp về nữa. (Thạch Lam) Dựa trên nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời sau: Câu 1: Điều gì khiến cho tôi nhớ đến cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba? A. Ánh nắng rực rỡ, bầu trời trong, làn gió mát B. Ánh nắng dịu dàng, bầu trời trong, làn gió mát C. Ánh nắng rực rỡ, bầu trời trong, làn gió se lạnh Câu 2: Từ khi nào mà tôi không về thăm cánh đồi, ruộng ở chỗ ông Ba? A. Từ khi lớn lên B. Từ khi ra học Hà Nội C. Từ khi đi học ở Huế Câu 3: Tôi mang theo gì để về thăm chỗ nhà ông Ba? A. Vài bộ quần áo với mấy đôi giày B. Vài bộ quần áo với mấy quả táo C. Vài bộ quần áo với mấy quyển sách Câu 4: Đâu không phải là lý do khiến tôi sung sướng khi được đến đồn điền nhà ông Ba? A. Được gặp lại người bạn thân nhất hiện đang sống ở nhà ông Ba B. Được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố C. Được quên những bài học khô khan và vô ích ở nhà trường Câu 5: Đồn điền của ông Ba chủ yếu trồng loại cây gì? A. Sắn và khoai B. Khoai và chè C. Chè và sắn
  15. Câu 6: Gạch chân dưới các tính từ có trong câu văn sau: Một vài bộ quần áo với mấy quyển sách đem theo, tôi hớn hở ra ga, sung sướng được xa lánh cái náo nhiệt của thành phố. Câu 7: Xếp các từ được gạch chân trong khổ thơ vào nhóm thích hợp: Xưa có bà già nghèo Danh từ Chuyên mò cua bắt ốc . Một hôm bà bắt được Một con ốc xinh xinh Động từ Vỏ nó biêng biếc xanh Không giống như ốc khác Bà thương không muốn bán Tính từ Bèn thả vào trong chum. Câu 8. Thêm dấu gạch ngang vào những vị trí thích hợp trong mỗi đoạn văn, câu văn: a. Để tiết kiệm nước, em cần ghi nhớ: Mở vòi nước vừa phải. Lấy nước vừa đủ dùng. Khoá vòi ngay sau khi sử dụng xong. Tái sử dụng nước hợp lí. Kêu gọi mọi người cùng thực hiện. B. Chú hề vội tiếp lời: Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc ra. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thế chỗ của đêm. Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ. Chú hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng.