Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4
1.Nội dung:
*Từ ngữ: Nhân hậu – Đoàn kết, Trung thực – Tự trọng, Ước mơ.
* Ngữ pháp:
- Cấu tạo của tiếng.
- Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Danh từ (Danh từ chung, danh từ riêng); Động từ.
- Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, tên nước ngoài.
* Tập làm văn:
- Văn kể chuyện; Viết thư.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
- Nắm được một số từ ngữ thuộc ba chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân;
Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặt kép.
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần, thanh trong đoạn văn.
- Nhận biết được từ láy, danh từ trong đoạn văn.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam hoặc nước ngoài )
* TLV
- Viết thư: viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một bức thư
*Từ ngữ: Nhân hậu – Đoàn kết, Trung thực – Tự trọng, Ước mơ.
* Ngữ pháp:
- Cấu tạo của tiếng.
- Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy.
- Danh từ (Danh từ chung, danh từ riêng); Động từ.
- Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, tên nước ngoài.
* Tập làm văn:
- Văn kể chuyện; Viết thư.
2. Chuẩn kiến thức kĩ năng:
- Nắm được một số từ ngữ thuộc ba chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân;
Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ ).
- Nắm được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặt kép.
- Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần, thanh trong đoạn văn.
- Nhận biết được từ láy, danh từ trong đoạn văn.
- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam hoặc nước ngoài )
* TLV
- Viết thư: viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một bức thư
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4.pdf
Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 4 MÔN TIẾNG VIỆT 1.Nội dung: *Từ ngữ: Nhân hậu – Đoàn kết, Trung thực – Tự trọng, Ước mơ. * Ngữ pháp: - Cấu tạo của tiếng. - Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. - Danh từ (Danh từ chung, danh từ riêng); Động từ. - Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam, tên nước ngoài. * Tập làm văn: - Văn kể chuyện; Viết thư. 2. Chuẩn kiến thức kĩ năng: - Nắm được một số từ ngữ thuộc ba chủ điểm đã học (Thương người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ ). - Nắm được tác dụng của dấu hai chấm, dấu ngoặt kép. - Xác định được tiếng chỉ có vần và thanh, tiếng có đủ âm đầu, vần, thanh trong đoạn văn. - Nhận biết được từ láy, danh từ trong đoạn văn. - Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (Việt Nam hoặc nước ngoài ) * TLV - Viết thư: viết được bức thư ngắn đúng nội dung, thể thức một bức thư. 3. Kiến thức trọng tâm: - Từ ngữ thuộc ba chủ điểm đã học (Thường người như thể thương thân; Măng mọc thẳng; Trên đôi cánh ước mơ). - Dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Cấu tạo của tiếng. - Từ láy; Danh từ. - Quy tắc viết hoa tên riêng, tên địa lí Việt Nam. *Tập làm văn: - Viết thư. 4. Ma trận đề: Mạch Số câu M1 M2 M3 M4 Tổng kiến Số thức điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Câu số Đọc hiểu Số câu 2 1 1 3 1 Số điểm 1,0 0,5 1,0 1,5 1,0 Câu số 1,2 3 4 Kiến Số câu 1 2 1 1 1 3 3 thức TV Số điểm 0,5 1,5 1,0 0,5 1,0 2,0 2,5 Câu số 5 6,7 9 8 10 Số câu 3 3 1 1 1 6 4 Tổng Số điểm 1,5 2,0 1,0 1,5 1,0 3,5 3,5
- PHÒNG GD&ĐT xxxx Thứ ngày tháng năm TRƯỜNG TIỂU HỌC xxxx BÀI KIỂM TRA Họ và tên: GIỮA HỌC KỲ 1- NĂM HỌC . Môn: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 80 phút Lớp: Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc T tiếng: đọc hiểu KTTV Điểm viết . . . Điểm chung: Bằng chữ GV chấm: . I.Đọc – Đọc hiểu: (10 điểm). 1. Đọc thành tiếng (3 điểm). - GV kiểm tra đọc các bài tập đọc đã học trong chương trình ( từ tuần 1 đến tuần 9). 2 . Đọc hiểu: ( 7 điểm).Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Chim rừng Tây Nguyên Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn Thiên Lương Câu 1: ( 0,5 điểm) Bài văn miêu tả mấy loại chim? A . 5 loại chim. B. 6 loại chim. C. 7 loại chim Câu 2: ( 0,5 điểm) Hoạt động của chim piêu là? A Hót lanh lảnh. B. Nhào lộn trên cành cây. C. Cất tiếng hót gọi đàn. Câu 3: ( 0,5 điểm) Nhận xét về loại chim ở Tây Nguyên ? A. Có nhiều loại chim, có màu sắc khác nhau. B. Chim ở Tây Nguyên rất nhiều. C. Chim ở Tây Nguyên thường hót rất hay. Câu 4: ( 1điểm) Để bảo vệ các loại chim, em phải làm gì? Câu 5: (0,5 điểm) Câu Tôi nói: “Đồng bào có nghe rõ không?” Dấu hai chấm trong câu có tác dụng gì? A. Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Báo hiệu bộ phận đứng trước nó là lời nói của một nhân vật. C. Là lời nói của Bác Hồ. Câu 6: ( 0,5 điểm) Tiếng “ đang” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Chỉ có vần. b. Có âm đầu, vần, thanh. C. Chỉ có âm đầu và vần. Câu 7: (1,0 điểm) Bài văn trên có 3 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 3 từ láy đó?
- A. Mênh mông, ríu rít, mỏ đỏ. B. Thanh mảnh, lanh lảnh, thể thao. Mênh mông, lanh lảnh, ríu rít. Câu 8: (0,5 điểm) Bài văn trên có mấy danh từ riêng? A.Có 1 danh từ riêng. Đólà: B .Có 2 danh từ riêng. Đó là: C .Có 3 danh từ riêng. Đó là: Câu 9: (1,0 điểm) Điền các từ còn thiếu vào đoạn văn cho đúng: Các từ cần điền là: nhân hậu, thương yêu, tự tin, điều ước. Trong giấc mơ em đã gặp một bà tiên Bà tóc bạc phơ hỏi em nếu được ba , sẽ ước gì? Em trả lời những điều ước của mình. Câu 10: (1,0 điểm) Nêu quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy ví dụ. 3.Tập làm văn:( 7 điểm). Viết một bức thư cho bạn, kể về tình hình học tập của mình trong thời gian qua cho bạn nghe.
- TRƯỜNG TIỂU HỌC xxx HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 Môn: Tiếng việt I. Đọc – Đọc hiểu – KTTV: (10 điểm). 1.Đọc thành tiếng: (3 điểm). - HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học .Đọc rành mạch,trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ khoảng 75 tiếng/1 phút, biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật. Trả lời một câu hỏi về bài đọc đó – 3 điểm. - HS đọc nhỏ, ngắt nghỉ đúng, trả lời được câu hỏi – 2 điểm. - Các trường hợp còn lại tùy đó mà cho điểm. 2.Đọc hiểu – KTTV: (7 điểm). Câu 1 2 3 5 6 7 Ý C B A B B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 Câu 4:( 1 điểm). Em phải tuyên truyền cho mọi người phải bảo vệ các loại chim, không được săn bắn bằng bất cứ hình thức nào. Câu 8: ( 0,5 điểm) Ý C, các danh từ riêng là: Tây Nguyên, I- rơ – pao, Trường Sơn. Câu 9: ( 1 điểm) Thứ từ điền là: nhân hậu, điều ước, tự tin. Câu 10: (1,0 điểm) Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. VD: Lô Đan Khánh, Cửu Long, II. Viết: (10 điểm). 1.Chính tả:( 3 điểm). - Bài viết không mắc lỗi, viết rõ ràng, chữ đều, đẹp (3 điểm). - Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm (những lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi). - Nếu cả bài viết đúng chính tả nhưng cỡ chữ sai hoặc bài viết không sạch, tùy mức độ mà trừ điểm. 2- Tập làm văn: (7 điểm). - Bức thư cần viết đúng trình tự: phần đầu thư, phần chính, phần cuối thư. - Viết được phần đầu thư được 2 điểm. - Viết được phần đầu thư và phần chính bức thư được 5 điểm. - Viết được thêm phần cuối được 2 điểm. - Từ ngữ phải chính xác, không lặp từ, không mắc quá 5 lỗi nói về ước mơ của mình cho bạn nghe, câu văn chặt chẽ, rõ ràng được điểm tối đa.
- Câu hỏi đọc hiểu ôn thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 4 1. HS đọc thầm bài tập đọc“Chị em tôi” (SGK TV 4 tập I/59) Khoanh tròn vào ý đúng nhất và làm các bài tập sau: Câu 1. Cô chị xin phép ba đi đâu? (mức 1) a. Xin phép ba đi xem phim b. Xin phép ba đi học nhóm. c. Xin phép ba đến nhà bạn d. Xin phép ba đi tập văn nghệ. Câu 2. Khi biết cô em nói dối, thái độ của cô chị như thế nào? (mức 2) a) Mừng rỡ vì mình có đồng minh. b) Thản nhiên vì chuyện chẳng có gì lạ. c) Nổi giận vì thấy em đã mất tính xấu. d. Bình thường như không có gì xảy ra. Câu 3. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (mức 3) Đáp án: Không được nói dối vì nói dối sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Câu 4. Khi biết bạn mình nói dối thì em sẽ làm gì? (mức 4) Đáp án: Khuyên bạn không nên nói dối vì nói dối là xấu 2. Học sinh đọc thầm bài tập đọc: “Nỗi dằn vặt của An-drây-ca” (SGK TV 4 tập I trang 55) Câu 1: An-dray-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? a. Nhanh nhẹn đi ngay. b. Chạy một mạch đến cửa hàng thuốc. c. Cậu chơi đá bóng với mấy đứa bạn. d. Vừa đi, vừa hát.
- Câu 2: Câu chuyện cho thấy An-dray- ca là một cậu bé như thế nào? a. Một cậu bé trung thực và biết dũng cảm nhận lỗi b. Một cậu bé ham chơi c. Rất ngoan ngoãn, trung thực d. Rất dũng cảm Câu 3 :Vì sao An-dray- ca lại tự dằn vặt mình? Đáp án: Vì cậu nghĩ lỗi là do mình mải chơi, không mang thuốc về kịp nên ông mất. Câu 4: Em học được những đức tính nào từ cậu bé An-dray- ca? Đáp án: Đức tính trung thực, biết dũng cảm nhận lỗi. 3. Học sinh đọc thầm bài tập đọc: “Người ăn xin” (SGK TV 4 tập I trang 31) Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy ông lão ăn xin rất đáng thương ? (m1) a. Già lọm khọm, áo quần tả tơi b. Cái nhìn hiền từ bao dung c. Đôi môi tái nhợt,đôi mắt đỏ d. Già lọm khọm, áo quần tả tơi. Câu 2:Ví sao người bạn nhỏ trong truyện lại bối rối khi không có gì cho ông lão ăn xin? (m2) a. Vì lần đầu gặp tình huống đó nên không biết phải làm gì? b. Vì bạn không biết cách từ chối ra sao c. Vì ông lão nhất định chờ để xin được chút gì đó d. Vì bạn thật lòng muốn giúp ông mà bạn không có chút tài sản gì. Câu 3: Câu chuyện có ý nghĩa là gì? (m3) Đáp án: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.
- Câu 4: Nếu em gặp một người ăn xin nghèo khổ, đáng thương khi đi chơi cùng gia đình em sẽ làm gì? (M4) Đáp án: HS trả lời 1 trong các ý sau. Cho người ăn xin tiền hoặc đồ ăn Em sẽ nhờ ba mẹ giúp đỡ người ăn xin đó. Em sẽ hỏi thăm và giúp đỡ người ăn xin đó. 4. Những hạt thóc giống Câu 1: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? (M1) a. Tài giỏi. b. Nhanh nhẹn. c. Trung thực. d. Thật thà Câu 2: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? (M2) a. Chôm chở thóc về kinh thành nộp cho nhà vua. b. Chôm không nộp thóc và cũng không đến kinh thành. c. Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt. d. Chôm im lặng không nói gì cả. Câu 3: Em thấy cậu bé Chôm là người như thế nào? (M3) Đáp án: Chôm là cậu bé trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. Câu 4: Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? (M4) Đáp án: HS chọn 1 trong các ý dưới đây a. Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật. b. Vì người trung thực không vì lợi ích của mình mà nói dối làm hỏng việc chung. c. Vì người trung thực bao giờ cũng muốn nghe sự thật nhờ đó làm nhiều điều có ích cho mọi người.
- 5. Học sinh đọc thầm bài: “Thưa chuyện với mẹ” SGK/ 85. Câu 1: Cương xin mẹ đi học nghề gì? (m1) a. Nghề thợ xây b. Nghề thợ mộc c. Nghề thợ rèn d. Nghề thợ sắt Câu 2. Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? (m2) a. Anh nắm tay mẹ khẩn khoản nói với mẹ những lời tha thiết: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. b. Mẹ cho con đi học nghề đi. c. Để giúp đỡ mẹ, thương mẹ vất vả, muốn tự kiếm sống. d. Để kiếm tiền mẹ hãy cho con đi học nghề đi. Câu 3. Nội dung chính của bài này là gì? (m3) a. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống. b. Cương ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ nên em đã thuyết phục mẹ đồng tình với em. Đây là mơ ước chính đáng vì nghề thợ rèn cũng rất đáng quý. c. Cương thuyết phục được mẹ và trở thành thợ rèn. d. Cương ước mơ trở thành một kĩ sư hàn xì. Câu 4: Ước mơ của em sau này sẽ làm nghề gì. Vì sao? (m4)