Đề đọc hiểu môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Đề 26

ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP :

BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ

Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá năng cao, nếu làm hết các em sẽ được điểm mười. Đề thứ hai có điểm cao nhất là tám với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm sáu với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn một trong ba loại đề này .

Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là mười lăm phút nên tôi quyết định chon dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chon dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba.

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai . Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy :

- Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ?

Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này , thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành hiện thực . Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ !

Linh Nga Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúmg:

77

1. Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì?

a. Kiểm tra chất lượng học toán của học sinh.

b. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh.

c. Thử thách sự tự tin của học sinh.

2. Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai?

a. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm.

b. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm cho chắc ăn.

c. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin.

pdf 3 trang Mạnh Đạt 27/05/2024 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề đọc hiểu môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Đề 26", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_doc_hieu_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2022_2023_de_26.pdf

Nội dung text: Đề đọc hiểu môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2022-2023 - Đề 26

  1. ĐỀ 26 ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói : - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá năng cao, nếu làm hết các em sẽ được điểm mười. Đề thứ hai có điểm cao nhất là tám với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm sáu với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn một trong ba loại đề này . Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là mười lăm phút nên tôi quyết định chon dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chon dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. Cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai . Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy : - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ? Thầy khẽ mỉn cười rồi nghiêm nghị trả lời : - Với bài kiểm tra này , thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành hiện thực . Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công. Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi thử thách để đạt được ước mơ ! Linh Nga Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúmg: 76
  2. 1. Thầy giáo cho kiểm tra Toán đầu năm học nhằm mục đích gì? a. Kiểm tra chất lượng học toán của học sinh. b. Kiểm tra nếp làm bài của học sinh. c. Thử thách sự tự tin của học sinh. 2. Tại sao phần lớn học sinh trong lớp lại chọn dạng đề thứ hai? a. Vì dạng đề thứ hai được nhiều điểm. b. Vì dạng đề thứ hai ở mức độ tương đối, chọn làm cho chắc ăn. c. Vì học sinh trong lớp thiếu tự tin. 3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Khi kiểm tra nên chon dạng đề được điểm cao. b. Nên chọn đề vừa sức với mình . c. Cần tự tin đối đầu với thử thách để biết được khả năng của mình và có cơ hội vươn tới thành công. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: 1. Hãy tìm một từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau: Với bài kiểm tra này , thầy chỉ muốn sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước được điểm mười nhưng ít ai dám vượt qua để biến ước mơ ấy thành hiện thực . Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với . thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công. Bài kiểm tra kì lạ của thầy giáo đã dạy cho chúng tôi một bài học : Hãy ước mơ và phải biết vượt qua mọi để đạt được ước mơ ! 2. Tìm câu kể Ai là gì ? và nêu tác dụng của mỗi câu ( dùng để giới thiệu hay nêu nhận định về sự vật ) . a. Thấy Tôm Càng ngó mình trân trân, con vật nói : - Chào bạn . Tôi là cá con. b. Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà 77
  3. mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. c. Chích Bông xinh đẹp chẳng những là bạn của trẻ em mà còn là bạn của bà con nông dân. d. Cháu là người có tấm lòng nhân hậu ! – Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ . 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu em vừa tìm được. III. TẬP LÀM VĂN: 1. Em hãy cho biết những đoạn kết bài tả cây cối của nhà văn Băng Sơn đã viết theo cách nào ? Mỗi đoạn đều có điều gì thú vị ? a. Tả Mùa hoa sấu: Quả sấu xanh kết từ hoa sấu trắng li ti. Hao sấu nở ra từ những trận gió vàng ào ào những lá. Cây sấu cứ lặng lẽ đứng bên đường làm việc đó suốt cả đời mình. b. Tả Cây cửa sổ: Vạn niên thanh có nghĩa là xanh vạn năm, còn được gọi là cây cửa sổ . Nó cũng giản dị, mộc mạc như những tấm lòng người nghèo nhưng giàu yêu thương, sẵn sàng chia sẻ cuộc sống của mình cho người khác. c. Tả Cây xoan tây: Hoa xoan tây ơi. Có nhớ nhau không ? Những người bé đã đi học, về qua gốc xoan tây Bây giờ cây cao lớn và những bé ấy đã trở thành những ai, đang ở nơi nào, làm những công việc gì. Hẳn cây xoan tây biết nhưng cây không nói, chỉ rắc hoa đỏ lá xanh đếm thời gian, đón đưa lớp người bé mới, lớp nọ tiếp lớp kia . 2. Hãy viết đoạn văn miêu tả một loài cây mà em yêu thích. IV. CẢM THỤ VĂN HỌC: Đọc kĩ câu chuyện Bài kiểm tra kì lạ. Em có thích cách kiểm tra của thầy giáo trong câu chuyện không ? Vì sao? 78