Đề khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
I. Kiểm tra đọc hiểu: ( 5 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÁI Ổ GÀ
Chiều nay, Dũng đứng trước cửa chờ bố về, nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở bó củi sau xe đạp, định tránh ổ gà thì gặp chiếc xe khác ở phía trước xô tới. Bác luống cuống lao xe xuống ổ gà. Bó củi bị xóc mạnh, đứt dây, rơi vung vãi. Bác vội xuống xe, lúng túng nhặt từng que củi. Bọn trẻ con cứ đứng nhìn và cười.
Lát sau, một chiếc xe khác đèo em bé lại gặp phải ổ gà. Xe xóc mạnh, bà mẹ loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã.
Bố về. Dũng kể cho bố nghe hết chuyện này đến chuyện khác, cuối cùng là chuyện cái ổ gà. Chưa kể hết, bố đã hỏi ngay:
- Thế con cứ đứng xem à? Sao con không lấp nó đi?
Dũng đớ người, có thế mà cũng không nghĩ ra. Dũng ấp úng:
- Con quên mất!
Dũng vội đi lấy cái xô và cái xẻng nhỏ. Hai bố con ra đến đường thì cái ổ gà tai ác đã được lấp phẳng. Chắc một bạn nào đó đã kể cho bố bạn ấy nghe trước Dũng. Dũng thấy tiếc quá.
(Theo Hoàng Anh Đường)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào:
Buổi chiều, Dũng đứng trước cửa chờ bố về đã chứng kiến sự việc gì ?
B. Một chú công an giao thông đang làm việc trên đường.
D. Một đội công nhân đang lấp cái ổ gà.
Câu 2 (0,5 điểm) Bác chở củi và chiếc xe đèo em bé đều suýt ngã vì lí do gì?
A. Vì xe bị hỏng giữa đường. B. Vì xe chở nặng, khó điều khiển.
C. Vì xe gặp phải ổ gà trên đường. D. Vì phải tránh bọn trẻ con.
Câu 3 (0,5 điểm) Sau khi Dũng kể với bố về chuyện cái ổ gà, bố và Dũng đã làm gì?
A. Lấy cái xô và cái xẻng nhỏ để đi lấp ổ gà. B. Nhờ người khác đến lấp ổ gà.
C. Ra ngoài đường xem có ai lấp ổ gà chưa. D. Ra xem mọi người lấp ổ gà.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_na.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
- Số báo danh : Người coi Người chấm Phòng thi số : BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ( Kí và ghi tên ) ( Kí và ghi tên ) CUỐI HỌC KÌ I Điêm : NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn Tiếng Việt - Lớp 4 (Thời gian làm bài : 60 phút ) Bằng chữ : ~~~~~~~~~~~~~~~~~~ I. Kiểm tra đọc hiểu: ( 5 điểm) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÁI Ổ GÀ Chiều nay, Dũng đứng trước cửa chờ bố về, nhìn xe cộ và mọi người qua đường. Một bác chở bó củi sau xe đạp, định tránh ổ gà thì gặp chiếc xe khác ở phía trước xô tới. Bác luống cuống lao xe xuống ổ gà. Bó củi bị xóc mạnh, đứt dây, rơi vung vãi. Bác vội xuống xe, lúng túng nhặt từng que củi. Bọn trẻ con cứ đứng nhìn và cười. Lát sau, một chiếc xe khác đèo em bé lại gặp phải ổ gà. Xe xóc mạnh, bà mẹ loạng choạng tay lái làm em bé suýt ngã. Bố về. Dũng kể cho bố nghe hết chuyện này đến chuyện khác, cuối cùng là chuyện cái ổ gà. Chưa kể hết, bố đã hỏi ngay: - Thế con cứ đứng xem à? Sao con không lấp nó đi? Dũng đớ người, có thế mà cũng không nghĩ ra. Dũng ấp úng: - Con quên mất! Dũng vội đi lấy cái xô và cái xẻng nhỏ. Hai bố con ra đến đường thì cái ổ gà tai ác đã được lấp phẳng. Chắc một bạn nào đó đã kể cho bố bạn ấy nghe trước Dũng. Dũng thấy tiếc quá. (Theo Hoàng Anh Đường) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Đúng ghi Đ, sai ghi S vào: Buổi chiều, Dũng đứng trước cửa chờ bố về đã chứng kiến sự việc gì ? A. Một bác chở củi lao xe đạp xuống ổ gà. B. Một chú công an giao thông đang làm việc trên đường. C. Một bà mẹ chở em bé bị xóc ổ gà làm em bé suýt ngã. D. Một đội công nhân đang lấp cái ổ gà. Câu 2 (0,5 điểm) Bác chở củi và chiếc xe đèo em bé đều suýt ngã vì lí do gì? A. Vì xe bị hỏng giữa đường. B. Vì xe chở nặng, khó điều khiển. C. Vì xe gặp phải ổ gà trên đường. D. Vì phải tránh bọn trẻ con. Câu 3 (0,5 điểm) Sau khi Dũng kể với bố về chuyện cái ổ gà, bố và Dũng đã làm gì? A. Lấy cái xô và cái xẻng nhỏ để đi lấp ổ gà. B. Nhờ người khác đến lấp ổ gà. C. Ra ngoài đường xem có ai lấp ổ gà chưa. D. Ra xem mọi người lấp ổ gà. Câu 4 (0,5 điểm) Vì sao Dũng thấy tiếc quá? A. Vì Dũng không tìm thấy xô và xẻng. B. Vì có ai đó đã lấp cái ổ gà trước bố và Dũng. C. Vì bố không cho Dũng lấp cái ổ gà. D. Vì trên đường không còn cái ổ gà nào. Câu 5 (1,0 điểm) Qua bài đọc “Cái ổ gà” em rút ra được bài học ý nghĩa gì trong cuộc sống cộng đồng ? 1
- Câu 6 (0,5 điểm) Nhóm từ ngữ nào dưới đây thuộc nhóm động từ: A. đứng, chờ, nhìn, chở, cười, kể. B. Bố, bác, bà mẹ, em bé, bọn trẻ. C. Mạnh, tai ác, phẳng, tiếc. D. Bó củi, xe cộ, cái xô, cái xẻng. Câu 7 (0,5 điểm) Gạch chân dưới từ không cùng loại trong mỗi nhóm từ dưới đây? Danh từ Động từ Tính từ kĩ sư, tàu thuỷ, kĩ thuật, giải quyết, câu (cá), vất vả, nhỏ, xa, kì lạ, cá, thuyền, gió, sông, chèo, suy nghĩ, trôi, thay thế, khó, nhanh đẩy, chân nghiên cứu, động cơ, chế tạo Câu 8 (1,0 điểm) Em hãy đặt câu có sử dụng thành ngữ, tục ngữ ngữ phù hợp nội dung trong bài “Cái ổ gà”. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (5 điểm) 1. Tập làm văn (5 điểm) Viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia và chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó.
- Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 1. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng việt. (5 điểm) Câu 1: HS trả lời đúng 4 đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: A – Đ; B – S; C – Đ; D – S Câu 2 3 4 6 Đáp án C A B A Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ riêng nếu nội dung phù hợp – đạt 1đ. Ví dụ : Em phải biết quan tâm, đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh. Em phải ý thức biết giữ gìn của công, chia sẻ công việc chung. Em phải ý thức sống “ Mình vì mọi người” Câu 7: HS trả lời đúng 3 đáp án đạt 0.5đ, các trường hợp khác không có điểm. Đáp án: đẩy, động cơ, thay thế Câu 8: HS đặt được câu có sử dụng thành ngữ, tục ngữ phù hợp nội dung trong bài “Cái ổ gà” – đạt 1đ Ví dụ: Mẹ dạy em phải biết “Thương người như thể thương thân”. Bà em nói với em rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nươc phải thương nhau cùng” 2. Biểu điểm môn tập làm văn (5 điểm) TT Điểm thành phần Ghi chú 1 Nội dung 1. Mở bài: 0,5 điểm ( 3 điểm) + Giới thiệu được sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia. 2. Thân bài: 2 điểm + Nội dung: 0,5 điểm (thuật lại được sự việc với lời văn rõ ràng, logic và đúng trình tự hoạt động) + Kĩ năng: 0,5 điểm (Kĩ năng thuật lại, sử dụng câu từ) + Cảm xúc: 1 điểm (Thể hiện được cảm xúc của mình qua văn kể) 3. Kết bài: 0,5 điểm (Nêu được cảm nghĩ của mình và kinh nghiệm rút ra qua sự việc) Kĩ năng Chữ viết, chính tả Toàn bài viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả 2 (2 điểm) (0,5 điểm) thì trừ 0,5 điểm. Dùng từ, đặt câu đúng ( 0,5 điểm) Sáng tạo ( 1 điểm)