Đề khảo sát chất lượng tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)
Câu 1: Từ nào gần nghĩa với từ “ đoàn kết”
- Giúp đỡ b. chia rẽ c. hợp tình d. hợp lực
Câu 2: Từ “ xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng nào?
- Da người b. lá cây còn non c. bầu trời d. cánh đồng lúa
Câu 3: Hình ảnh trong câu thơ sau được tạo ra bằng biện pháp nghệ thuật nào?
“ Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
- So sánh b. nhân hóa c. thơ lục bát d. đáp án khác
Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu: “ Vào năm mười hai tuổi, Sáu theo anh trai hoạt động cách mạng.” trả lời cho câu hỏi nào?
- Khi nào? b. ở đâu? C. thế nào? d. bằng gì?
Câu 5: câu: “ Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” Thuộc kiểu câu kể nào?
- Câu giới thiệu b. câu nêu hoạt động c. câu nêu đặc điểm d. câu cảm
Câu 6: Từ “ trầm ngâm” thuộc từ loại nào?
- Danh từ b. động từ c. tính từ d. đáp án khác
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_thang_11_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng tháng 11 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2023-2024 - Trường Tiểu học Minh Tân (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 11 TRƯỜNG TH MINH TÂN Năm học 2023 - 2024 Môn : Tiếng Việt - Lớp 4 Họ và tên : Lớp 4 Điểm : I. TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1: Từ nào gần nghĩa với từ “ đoàn kết” a. Giúp đỡ b. chia rẽ c. hợp tình d. hợp lực Câu 2: Từ “ xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng nào? a. Da người b. lá cây còn non c. bầu trời d. cánh đồng lúa Câu 3: Hình ảnh trong câu thơ sau được tạo ra bằng biện pháp nghệ thuật nào? “ Lưng trần phơi nắng phơi sương Có manh áo cộc tre nhường cho con” a. So sánh b. nhân hóa c. thơ lục bát d. đáp án khác Câu 4: Bộ phận in đậm trong câu: “ Vào năm mười hai tuổi, Sáu theo anh trai hoạt động cách mạng.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Khi nào? b. ở đâu? C. thế nào? d. bằng gì? Câu 5: câu: “ Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” Thuộc kiểu câu kể nào? a. Câu giới thiệu b. câu nêu hoạt động c. câu nêu đặc điểm d. câu cảm Câu 6: Từ “ trầm ngâm” thuộc từ loại nào? a. Danh từ b. động từ c. tính từ d. đáp án khác II.TỰ LUẬN ( 7đ) Câu 7: (1đ) a. Gạch chân chỗ viết sai chính tả trong câu sau và viết lại câu cho đúng chính tả: “ Phù xa sông cửu long đã nuôi sống cả một vùng đổng bằng dộng lớn.” b. Hãy chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi, 1 câu cảm. Ông Ba trầm ngâm. Câu 8: (1đ) Nêu tác dụng của dâu hai chấm và dấu gạch ngang trong hai câu sau: Tôi xòe hai càng ra, bảo Nhà Trò: - Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.
- Câu 9: (1.5đ) Ghi lại các động từ, tính từ có trong khổ thơ sau: “ Gỗ lượn đàn thong thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả Sóng long lanh vẩy cá Chim hót trên bờ đê” Câu 10: (1đ) Viết 1 câu có hình ảnh nhân hóa và gạch chân dưới các từ ngữ nhân hóa đã sử dụng. Câu 11: (2.5đ) Viết đoạn văn tưởng tượng về một câu chuyện đã nghe, đã đọc; gạch chân dưới các chi tiết tưởng tưởng của em.
- ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT THÁNG 11 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án d a b a c b II.TỰ LUẬN Câu 7: a. “ Phù xa sông cửu long đã nuôi sống cả một vùng đổng bằng dộng lớn.” Phù sa sông Cửu Long đã nuôi sống cả một vùng đồng bằng rộng lớn. (0.5đ) b. Hãy chuyển câu kể sau thành 1 câu hỏi, 1 câu cảm. Ông Ba trầm ngâm. - Mỗi câu chuyển đúng 0.25đ Câu 8 - Tác dụng của dấu hai chấm: báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói trực tiếp của nhân vật. (0.5đ) - Tác dụng của dấu gạch ngang: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. (0.5đ) Câu 9: (1.5đ) - Động từ: lượn, lim dim, đằm, hót. - Tính từ: thong thả, êm ả, long lanh Câu 10: - Viết được câu có hình ảnh nhân hóa (0.5đ) - Gạch chân đầy đủ các từ ngữ nhân hóa đã sử dụng (0.5đ) VD: Bác gà trống vươn vai, gáy vang xóm làng. Câu 11: - Viết đúng đoạn văn tưởng tượng, gạch chân được các chi tiết tưởng tượng có trong đoạn văn. (2.5đ)